Không chỉ là nguwoif chiến sĩ cách mạng lỗi lạc năm 2024

quyết tâm thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh tuyên quang lần thứ xvii, nhiệm kỳ 2020 - 2025

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, vị lãnh tụ thiên tài của Đảng và Nhân dân Việt Nam. Không chỉ vậy, Hồ Chí Minh còn là chiến sĩ cách mạng kiên cường và là người bạn rất thân thiết của các dân tộc trên thế giới. Người đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng của Nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một Nhà văn lớn, một nhà thơ tinh tế viết bằng nhiều thứ tiếng, với ngôn ngữ súc tích, mẫu mực, mà Người còn có trái tim bao la như vũ trụ, có lòng yêu thương vô hạn đối với con người; hết lòng vì nước, vì dân, vì sự nghiệp giải phóng con người khỏi áp bức, bất công. Vì thế, các văn nghệ sĩ dù là người Việt Nam hay là người nước ngoài cũng đều nhận được từ trí tuệ và trái tim của Người tình yêu thương, sự trân trọng, đồng cảm và sự sẻ chia của tình thân, niềm tin, lòng quý mến, trách nhiệm, vinh dự. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hóa, dùng ngòi bút của mình làm vũ khí sắc bén để đấu tranh cho độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc… của con người, mà còn quy tụ, cổ vũ văn nghệ sĩ - những người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa - tư tưởng sáng tạo và cống hiến tri thức, tinh thần cho Tổ quốc và Nhân dân. Là Người đã dùng văn hóa để chở chí lớn - vì nước, vì dân, vì nhân loại cần lao, cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh không chỉ tiêu biểu cho tư duy của thời đại mới, hiện thân của nền văn hóa mới, mẫu mực của con người mới xã hội chủ nghĩa, mà còn tỏa sáng con đường chúng ta đi, nâng bước mỗi người dân Việt Nam cũng như đội ngũ văn nghệ sĩ trên những chặng đường cách mạng./. Ăngghen là người cha tinh thần, vị lãnh tụ, người bạn thân thiết, sống mãi trong lòng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và loài người tiến bộ với sự ngưỡng mộ, kính trọng và biết ơn vô hạn, bởi “ Ph.Ăngghen là nhà bác học và người thầy lỗi lạc nhất của giai cấp vô sản hiện đại trong toàn thế giới văn minh”, Lênin đánh giá.

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một chiến sỹ cách mạng lỗi lạc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam mà còn là một cây bút xuất sắc, một nhà báo lớn, Người khai sinh nền báo chí Cách mạng Việt Nam.

[Ảnh minh họa]

Trong hành trình đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã học cách viết báo, làm báo. Với Bác, báo chí phục vụ mục đích trong sáng và cao cả của Đảng, của sự nghiệp cách mạng, là công cụ để tuyên truyền khơi dậy tinh thần yêu nước của nhân dân ta, biểu dương những cái tốt, người tốt, việc tốt, ngăn chặn và đẩy lùi cái xấu, cái tiêu cực.

Hồ Chí Minh là biểu tượng của báo chí Cách mạng, phụng sự sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân và của dân tộc. Bác làm báo không chú ý đến tên tuổi và sự nghiệp mà chỉ quan tâm đến cái đích thiêng liêng đó. Bác là nhà báo với ý nghĩa chân chính nhất của nghề báo.

Bài viết đầu tiên được đăng tải trên báo chí Pháp của Người giống như một mũi tên bắn chính diện vào kẻ thù ngay trên đất nước của bọn chúng, đó là bài “Yêu sách của nhân dân Việt Nam” được gửi đến hội nghị Versailles [Véc Xây] năm 1919; vạch trần bản chất bóc lột, vô nhân đạo của bọn thực dân qua bài “Tâm địa thực dân”…

Chính vì mục đích đó, năm 1922, tại Pháp, Bác đã tham gia sáng lập tờ báo “Le Paria” [Người cùng khổ] và được coi là “linh hồn” của tờ báo, Người vừa làm chủ bút, chủ biên, giữ quỹ, phát hành và bán báo. Với báo “Người cùng khổ”, bằng ngòi bút sắc sảo, Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần tội ác của bọn xâm lược tại các thuộc địa để cho nhân dân Pháp và nhân dân thế giới thấy rõ và ủng hộ cho cuộc đấu tranh chính nghĩa đòi quyền sống, quyền con người, quyền dân tộc của các dân tộc thuộc địa. Năm 1924, Người sáng lập báo “Quốc tế nông dân”. Đặc biệt, đến năm 1925, tờ báo “Thanh niên” – cơ quan ngôn luận của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội ra số đầu tiên ngày 21/6/1925 là điểm mốc đáng nhớ, đánh dấu sự ra đời của nền báo chí Cách mạng Việt Nam, tiền thân của dòng báo chí vô sản sau này. Nguyễn Ái Quốc đã dùng tờ báo làm công cụ tuyên truyền con đường cách mạng giải phóng dân tộc, để tập hợp và giác ngộ quần chúng, chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp của báo chí Cách mạng và nêu cao trách nhiệm của báo chí, của nhà báo trước xã hội, Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định lấy ngày 21/6 hàng năm là Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của báo chí đối với sự nghiệp cách mạng, Bác rất cẩn trọng trong từng câu chữ, ý tứ, nội dung các bài báo mình viết. Bác luôn quan niệm phải viết sao cho dân chúng hiểu và quan tâm đọc. Bác có một thói quen là thường đem những bài báo sau khi viết xong cho những người xung quanh nghe và góp ý, kể cả khi Người đã làm Chủ tịch nước. Văn phong của Bác thường ngắn gọn, trong sáng, dễ hiểu, dễ nhớ mà vẫn thể hiện những nội dung quan trọng cần truyền bá tới người dân.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã viết khoảng 2.000 bài báo, tác phẩm với nhiều thể loại, và được ký bằng 174 tên gọi, bí danh và bút danh khác nhau. Đó là những tác phẩm lý luận quan trọng, là cẩm nang chỉ đường cho Đảng và nhân dân ta trong các giai đoạn cách mạng.

Tháng 4/1959, tại Đại hội lần thứ II của Hội Nhà báo Việt Nam, Người chỉ rõ “Báo chí ta không phải để cho một số ít người xem, mà để phục vụ nhân dân, để tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ”. Để báo chí luôn là diễn đàn của nhân dân, phục vụ nhân dân, Người khẳng định “Một tờ báo không được đại đa số [dân chúng] ham thích thì không xứng đáng là một tờ báo” và “Không riêng vì viết sách, viết báo, mà công tác gì muốn làm tốt đều phải coi trọng ý kiến của nhân dân”.

Tháng 9/1962, tại Đại hội lần thứ III của Hội Nhà báo Việt Nam, Bác nói “Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Trong cách thể hiện, người cho rằng “Làm báo phải hết sức cẩn thận về hình thức, nội dung, cách viết”. Mục đích “Viết để làm gì? Viết để cho ai xem? Viết như thế nào?” chính là những yếu tố giúp báo chí hoàn thành sứ mệnh là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và quần chúng; là cầu nối để các cộng đồng hiểu nhau hơn. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang đó, Người đòi hỏi báo chí cách mạng không ngừng học tập, nâng cao trình độ hiểu biết chính trị và bản lĩnh nghề nghiệp. Do vậy, người làm báo cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng, không ngại khó khăn, hy sinh, vì nhân dân phục vụ; cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hóa; chú trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động. Người nhấn mạnh vai trò “chiến sỹ” của người làm báo, đòi hỏi nhà báo phải kiên định lập trường, giữ vững quan điểm báo chí cách mạng, không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt. Hơn ai hết, nhà báo phải là người chí công vô tư, có hiểu biết rộng và nhất là có cái tâm trong sáng. Người dạy, báo chí là một nghề, cho nên người làm báo cách mạng cần được bồi dưỡng lập trường cách mạng vững vàng, thường xuyên rèn luyện đạo đức, được đào tạo nghề nghiệp, biết ngoại ngữ… Những người làm báo phải biết trau dồi kiến thức, học tập lý luận, lăn lộn trong thực tiễn và gắn bó với nhân dân.

Theo dòng chảy của cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, học tập, vận dụng và phát triển tư tưởng, quan điểm của BácHồ, báo chí Cách mạng Việt Nam không ngừng lớn mạnh, hiện nay, cả nước có 954 cơ quan báo chí; trong đó 706 cơ quan báo in, 67 đài phát thanh truyền hình và có trên 17.000 nhà báo thuộc cơ quan báo chí được cấp thẻ nhà báo. Trong suốt chặng đường phát triển, báo chí Việt Nam và đội ngũ các nhà báo đã không ngừng cố gắng, cống hiến và làm tốt vai trò là người tuyên truyền cổ động, giáo dục, giác ngộ quần chúng để đưa nhân dân hướng đến mục đích chung của sự nghiệp cách mạng nước nhà.

Hiện nay, đất nước ta ngày càng phát triển bền vững và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên các lĩnh vực, đòi hỏi cơ quan báo chí và những người làm báo tiếp tục phát huy truyền thống báo chí cách mạng 88 năm qua, hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, luôn quán triệt quan điểm có tính nguyên tắc, đó là báo chí đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, Nhà nước, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức, chính trị, xã hội, nghề nghiệp, là diễn đàn của nhân dân; tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới; đồng thời tiếp tục tuyên truyền và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, các Nghị quyết chuyên đề của Trung ương và “tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo tinh thần Chỉ thị 03-CT/ TW của Bộ Chính trị.

Chủ Đề