Cần vận đơn là gì

Vận đơn là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển hoặc đường hàng không do đại diện người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng khi hàng được giao lên tàu và khi người chuyên chở đã nhận hàng xong. Trong bài viết này VinaTrain xin gửi tới bạn đọc kiến thức tổng quan về vận đơn kèm mẫu chứng từ thực tế.

Vận đơn là chứng từ không thể thiếu trong bộ chứng từ vận tải hàng hóa. Đây là chứng từ rất quan trọng khi nhìn vận đơn tùy vào việc phân loại và tính chất của vận đơn bạn có thể biết được nhiều thông tin về hành trình,  cước phí, thông tin vận tải. Người mới băt đầu tìm hiêu về xuất nhập khẩu cần biết rõ Vận đơn là gì. 

  • Mẫu vận đơn tham khảo: MBL – TLX -CZVNHPH0J038
  • Tham khảo mẫu vận đơn tại đây:BL 1 MBL

i. Chức năng của vận đơn [Bill of lading]

Có thể tổng hợp một số chức năng cơ bản của vận đơn như sau:

  • Thứ nhất, vận đơn là ‘’ bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận lên tàu số hàng hóa với số lượng, chủng loại và tình trạng như ghi rõ trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng’’.
  • Thứ hai, ‘’vận đơn gốc là chứng từ có giá trị, dùng để định đoạt và nhận hàng’’ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa, vận đơn gốc có thể mua bán được 
  • Thứ ba, vận đơn được xem như hợp đồng vận tải giữa  người gửi hàng và bên vận tải để làm căn cứ xác định rõ trách nhiệm của 2 bên tham gia trong quá trình gửi hàng và chở hàng 
Mẫu vận đơn Air Way Bill

Ngoài ra, vận đơn cũng có những chức năng sau:

  • Vận đơn là căn cứ để khai hải quan và làm thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hoá hải quan sẽ dựa vào bill để kiểm tra thông tin hàng hóa
  • Vận đơn là căn cứ để xác định số lượng hàng hóa bên bán giao cho người mua có đúng như thông tin đàm phán, giao dịch trong hợp đồng hay không 
  • Vận đơn là chứng từ không thể thiếu khi làm thanh toán nhận tiền từ nhà nhập khẩu. 
  • Vận đơn là chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ khiếu nại người bảo hiểm, hay những người khác có liên quan.
  • Vận đơn được mang đi cầm cố trong trường hợp  các bên chưa đủ vốn nhập hàng hoặc mua đi bán lại. 

Bill of Lading – Vận đơn – B/L là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hoá đã được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận.

Bill of lading là một trong những tài liệu quan trọng nhất trong quy trình vận chuyển. Để vận chuyển bất kỳ hàng hóa nào, vận đơn [bill of lading] được yêu cầu hoạt động như một biên nhận [hay một hợp đồng vận chuyển]. Thông tin trong vận đơn rất quan trọng vì nó chỉ đạo cho các hành động của nhân viên vận tải trong suốt hành trình vận chuyển hàng hóa trên tàu. Các thông tin, thông số về số lượng, cách thức thanh toán, cách xử lý trên bến tàu,… sẽ được thể hiện trong vận đơn.

Một Bill of lading hợp pháp cho thấy rằng hãng đã nhận được cước vận chuyển như mô tả và có nghĩa vụ giao hàng hóa đó trong tình trạng tốt cho người nhận hàng.

Ý nghĩa của vận đơn đường biển trong thương mại quốc tế

Tác dụng của vận đơn đường biển [B/L]

  • Người ta dựa vào vận đơn để làm căn cứ khai hải quan và thủ tục cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa.
  • Vận đơn được xem là tài liệu kèm theo hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ mà người bán gửi cho người mua [hoặc ngân hàng] để thanh toán tiền hàng.
  • Được xem là chứng từ để cầm cố, chuyển nhượng hoặc mua bán hàng hóa.
  • Dùng làm căn cứ xác định số lượng hàng hóa mà người bán gửi cho người mua.

Chức năng, ý nghĩa của vận đơn đường biển [Bill of Lading]

  • Là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết bởi hai bên, nêu rõ nội dung, điều khoản của hợp đồng đó. Đồng thời B/L cũng chính thức xác định quan hệ pháp lý giữa người vận tải và chủ hàng, và quan hệ pháp lý của người vận tải và người nhận hàng.
  • B/L được xem như là biên lai xác nhận của nhận của người vận tải cho người chuyên chở. Người vận tải chỉ giao hàng cho người nào xuất trình B/L hợp lệ đầu tiên mà họ đã ký phát ở cảng xếp hàng. Cũng chính vì vậy, B/L rất quan trọng và được đính kèm trong bộ chứng từ trong các giao dịch ngoại thương.
  • B/L là chứng từ xác nhận quyền sở đối với các loại hàng hóa đã được ghi trên nó. Tương ứng với việc, nó có thể có giá trị như một loại giấy tờ dùng để cầm cố, mua bán và chuyển nhượng.
B/L được xem như là biên lai xác nhận của nhận của người vận tải cho người chuyên chở

Có thể bạn quan tâm: “Biểu thuế xuất nhập khẩu 2020

Các thuật ngữ cơ bản trên vận đơn đường biển

Shipper Tên người gửi, địa chỉ, số điện thoại, fax, email…
Consignee Tên người nhận, địa chỉ, số điện thoại, fax, email…
Notify Party Tên người nhận thông báo hàng đến, địa chỉ, số điện thoại, fax, email…
Vessel/Voy.No Tên tàu / Số chuyến
Port of loading Cảng load hàng
Port of discharge Cảng dỡ hàng
Container no/ Seal no Số container, số seal [niêm chì]
Description of goods Mô tả hàng hóa, gross weight, net weight, số lượng cartons
Freight prepaid Cước trả tại cảng load hàng
Cách nhận biết vận đơn đường biển [B/L] của các hãng tàu – Đầu ngữ và số

Phân loại vận đơn đường biển phổ biến

Phân loại B/L theo chủ thể nhận hàng [Straight BL – To Order BL – Bearber BL]

Vận đơn đích danh [Straight Bill]

Là vận đơn ghi rõ tên, địa chỉ người nhận hàng và người chở hàng chỉ giao hàng đúng với tên, địa chỉ trên bill. [Trong ví dụ là mục consignee, vận đơn trên là vận đơn đích danh].

Vận đơn theo lệnh [To order Bill]

Thường thì trên bill gốc không thể hiện tên consignee mà chỉ để chữ “To Order” tại mục consignee. Vận đơn này miễn người nào cầm vận đơn gốc và được xác nhận ký hậu của shipper là có thể nhận hàng.

Trên vận đơn “To Order” ô Consignee có thể thi: To order of consignee, to order of bank…. Khi gặp vận đơn này phải chú ý ký hậu và đóng dấu. Việc ký hậu và đóng dấu là cách chuyển nhượng quyền sở hữu của lô hàng. [Thường ký hậu và đóng dấu vào mặt sau của Bill]

Phân loại vận đơn đường biển theo chủ thể cấp vận đơn [Master BL – House BL]

Vận đơn chủ [Master Bill]

Do hãng tàu phát hành và thường được viết tắt là MBL hay MB/L. Bạn sẽ thấy tên và logo của hãng tàu trên đầu trang vận đơn. Nếu làm quen thì sẽ nhận biết tên hãng tàu khá dễ dàng, chẳng hạn như MCC, SITC, Yang Ming, OOCL… Bạn có thể tìm hiểu tên một số hãng lớn trong danh sách hãng tàu tại Việt Nam. Mỗi lô hàng chỉ phát hành 1 MBL, gồm nhiều liên [cùng nội dung].

Trên Master Bill, người gửi hàng là Công ty giao nhận vận tải ở nước xuất khẩu [không phải là công ty xuất khẩu], còn người nhận hàng là Công ty giao nhận vận tải ở nước nhập khẩu. Thường 2 công ty giao nhận ở 2 nước có mối quan hệ đại lý, hoặc công ty mẹ con.

Các bên đứng tên trên vận đơn:

Forwarder nước XK => Hãng tàu => Forwarder nước NK

Đây là Bill gốc do hãng tàu SITC phát hành cho shipper, trên vận đơn có logo của hãng tàu

Đọc vận đơn: Khi có vận đơn trong tay bạn quan tâm tới các nội dung sau

  1. Shipper- Smooth International Logistics LTD
  2. Consignee – Vnlogs Export and Import Joinstock Company
  3. Notify party- người nhận thông báo hàng đến – giống consignee
  4. Place of receipt
  5. Vessel/ Voy no – Số chuyến tàu – Meratus Gorontalo V.203
  6. Port of loading- Nansha China
  7. Port of discharge – Haiphong Vietnam
  8. Place of delivery – Haiphong Vietnam
  9. CNTR no – số container và số chì
  10. Nội dung hàng hóa
  11. Gross weight – CBM- số kg và thể tích khối
  12. Thông tin tàu đi – 23 August 2020

House Bill of Lading

Là vận đơn đường biển do công ty giao nhận vận tải [freight forwarder] phát hành, dịch là Vận đơn nhà, thường được viết tắt là HBL, HB/L, hay House Bill.

Ở nước ngoài, HBL còn có thể do 1 loại công ty vận chuyển có tên là chủ tàu không tàu – NVOCC [Non Vessel Ocean Common Carrier] phát hành. Nhưng ở Việt Nam chưa thấy loại hình này. Thế nên HB/L được hiểu là của Forwarder cấp. Sau khi chủ hàng đóng hàng và giao cho công ty giao nhận, làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu, và nộp một số phí liên quan, công ty giao nhận sẽ phát hành HBL cho khách hàng.

Vận đơn đường biển HB/L do Forwarder cấp

Căn cứ vào tính pháp lý của hàng hóa vận chuyển

Vận đơn gốc [Original Bil]

Là vận đơn được có dấu Original và được đóng mộc, ký bằng tay. Bill gốc mang tính chủ sở hữu hàng hoá. Ví dụ Bill trên của Maersk Line là vận đơn gốc, theo lệnh [to order].

Vận đơn bản sao [Copy B/L]

Nội dung vận đơn này giống với vận đơn gốc, không có dấu và không được ký bằng tay, có chữ COPY-NON NEGOTIABLE. Có nghĩa là không được chuyển nhượng.

Căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng hóa

Vận đơn đã bốc hàng lên tàu [Shipped on board Bill]

Là loại vận đơn mà chủ tàu, thuyền trưởng hoặc nhân viên của chủ tàu cấp cho người gửi hàng shipper khi hàng đã bốc lên tàu.

Vận đơn nhận hàng để chở [Received for shipment Bill]

Vận đơn này cam kết với chủ hàng rằng hàng sẽ được bốc lên tàu, trên con tàu đã thống nhất từ trước.

Có thể bạn quan tâm: “Hàng LCL“‘

Căn cứ vào phê chú trên vận đơn đường biển

Vận đơn hoàn hảo [Clean Bill]

Là loại vận đơn mà không có bất cứ ghi chú khiếm khuyết gì về ghi chú của lô hàng. Điều này rất quan trọng bởi vì vận đơn này để consignee hoặc ngân hàng cảm thấy an tâm về lô hàng khi shipper gửi.

Vận đơn không hoàn hảo [Unclean Bill hay Dirty Bill]

Là loại vận đơn mà người chuyên chở có ghi chú xấu về tình trạng của lô hàng. Có thể ghi một số thông tin xấu về lô hàng như Case Leaking [thủng chảy], Bag Torn [bao rách]…

Căn cứ vào phương thức thuê tàu

Vận đơn tàu chợ [Liner Bill]

Là loại vận đơn thông dụng nhất và chiếm hầu hết trên thị trường. Loại vận đơn này khi bạn thuê tàu container để chở hàng [ví dụ trong bài viết đều là vận đơn tàu chợ].

Vận đơn tàu chuyến [Voyage Charter Bill]

Là loại vận đơn phát cho người chủ hàng khi sử dụng tàu chuyến để chở hàng và thường đi kèm “tobe used with charter party” [sử dụng với hợp đồng thuê tàu].

Căn cứ vào hành trình và phương thức chuyên chở hàng hóa

Vận đơn đi thẳng [Direct Bill]

Là loại vận đơn hàng được chở thẳng từ cảng load hàng sang cảng dỡ hàng không qua chuyển tải hay tàu ghé cảng nào cả.

Vận đơn chở suốt [Through Bill]

Cấp cho chủ hàng không cần quan tâm đến hàng có chuyển tải hay không. Trong loại vận đơn nay có thể có nhiều người chuyên chở và nhiều tàu chuyên chở. Tuy nhiên chỉ có 1 vận đơn có tính sở hữu duy nhất. Trong loại này còn có các vận đơn con gọi là vận đơn địa hạt [Local B/L] không có tính sở hữu. Vận đơn địa hạt này như là 1 biên lai ghi nhận các nhà chuyên chở nhận hàng và trao đổi hàng cho nhau.

Vận đơn đa phương thức [Multimodal BilL, Intermodal Bill or Combined Bill]

Vận đơn này thường dùng trong vận chuyển container với hình thức “door to door”. Có thể sử dụng nhiều phương pháp vận chuyển kết hơp như : đường biển, hàng không, đường bộ…

Căn cứ vào hành trình và phương thức chuyên chở hàng hóa

Vận đơn gốc [Original B/L]

Người nhận hàng phải xuất trình vận đơn gốc mới được lấy lệnh giao hàng [D/O].

Vận đơn giao hàng bằng điện [Telex Release B/L]

Người nhận hàng không cần xuất trình vận đơn gốc, vì đã có điện giao hàng.

Vận đơn đã được xuất trình [Surrendered B/L]

Vận đơn đã được xuất trình cho hãng tàu, hoặc đại diện hãng tàu ở đâu đó, thường là tại cảng xếp hàng [sau khi phát hành]. Tương tự như Telex Release B/L phía trên, người nhận hàng chỉ cần làm thủ tục thanh toán các phí Local charges đầu cảng dỡ là có thể lấy D/O, mà không cần nộp Bill gốc.

Lưu ý trước khi chính thức ký kết một vận đơn đường biển [B/L] cho nhà vận chuyển

Kiểm tra form mẫu của vận đơn

Trước khi ký kết một vận đơn hay B/L hãy xem xét tới độ chính xác và tính pháp lý của form mẫu. Xem xét nó có đúng như form đã đăng ký chưa, có phải là phiên bản mới nhất hiện lưu hành không,…

Xác minh chi tiết địa điểm

Mặc dù người vận chuyển không có nghĩa vụ phải tìm hiểu xem người gửi hàng có ký gửi hàng hóa cho người nhận hàng đúng địa điểm hay không. Tuy nhiên người ký phải kiểm tra rằng ít nhất người nhận hàng hoặc thông báo được đề cập trên vận đơn là từ cùng quốc gia với điểm đến. .

Xác minh chi tiết địa điểm hàng hóa trước khi ký vận đơn.Có một số quốc gia như Ethiopia, Brazil, v.v … nơi người nhận hàng hoặc thông báo phải có trụ sở tại Ethiopia hoặc Brazil theo quy định của họ … Hãy xem xét điều này trên vận đơn.

Nếu vận đơn được phát hành mà không có kiểm tra này, có khả năng việc nộp bản kê khai tại POD có thể bị trì hoãn cũng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của tàu.

Xác minh chi tiết hàng hóa:

Phải cẩn thận để đảm bảo rằng các chi tiết hàng hóa trên vận đơn khớp với các chi tiết được cung cấp bởi khách hàng tại thời điểm đặt chỗ, tại thời điểm vận chuyển hàng hóa vào cảng và cả các phê duyệt nhận được từ các quý khác nhau … Một lần nữa, hãy chắc chắn xác minh chi tiết hàng hóa, bạn sẽ không biết một số khách hàng xấu tính có thể đã đặt thứ gì khác so với tuyên bố trên vận đơn trên container hàng của mình đâu!

Đảm bảo hàng hóa được nhận cho lô hàng hoặc vận chuyển trên tàu

Luôn kiểm tra xem thông tin và điều khoản chính xác của tàu có được phản ánh trên vận đơn không

Không bao gồm các điều khoản thương mại

Các điều khoản thương mại liên quan đến hợp đồng mua bán, vv không phải là một phần của vận đơn và không nên được đưa vào vận đơn …

Theo các hãng vận tải, các thông tin thương mại này bao gồm Giá trị hàng hóa, Incoterms, thư tín dụng,…không phải là một phần của hợp đồng vận chuyển của họ và do đó nó không có chỗ trên vận đơn …Nếu vận đơn ghi giá trị hàng hóa, nó sẽ trở thành vận đơn Valorem.

Có thể bạn quan tâm: “Quy trình nhập khẩu hàng hóa [Với DN Nhập khẩu]

Hóa đơn vận đơn gốc phải được phát hành đúng số và được đánh dấu thích hợp

Khi vận đơn được phát hành theo bản gốc và bản sao, phải cẩn thận để phát hành đúng số.

Hóa đơn vận đơn gốc phải được phát hành đúng số và được đánh dấu thích hợp

Khi vận đơn được phát hành theo bản gốc và bản sao, phải cẩn thận để phát hành đúng số.

Trên đây là những thông tin cơ bản về chức năng, ý nghĩa cũng như cách phân loại các loại vận đơn đường biển [B/L] phổ biến mà bạn nhất định cần hiểu rõ trong ngành Xuất nhập khẩu – Logistics.

Phân loại vận đơn thường gặp trong vận tải 

Thực tế theo các cách phân loại vận đơn có khá nhiều nhưng bạn chỉ cần nhớ rõ:

Căn cứ vào chủ thể phát hành

  • vận đơn chủ [ MBL Master Bill of Lading – Vận đơn chủ do hãng tàu phát hành – HBL [ house bill of Lading – vận đơn thứ do công ty FWD phát hành]  – Đối với vận tải đường biển
  • Vận đơn chủ [MAWB – Master Air Way Bill – Do hãng bay phát hành    và HAWB – House Air Way Bill – Vân đơn thứ do các công ty gom hàng phát hành – Đối với vận đơn hàng không 

Ngoài ra có các cách phân loại khác như: 

Dựa vào phê chú về sai sót trên vận đơn

  • Vận đơn hoàn hảo [clean bill of lading]: Trên vận đơn không có phê chú thêm về sai sót có trong vận đơn
  • Vận đơn không hoàn hảo [unclean of lading]: có phê chú về sai sót như: quy cách đóng gói hàng chưa đạt tiêu chuẩn, bao bì, cháy bẩn, ẩm mốc. Nhiều ngân hàng sẽ từ chối thanh toán với vận đơn không hoàn hảo.

Nếu căn cứ vào hành trình của hàng hoá 

  • Vận đơn đi thẳng [direct bill of lading]: Hàng đi từ cảng xếp hàng tới cảng địch không qua cảng chuyên chở
  • Vận đơn chở suốt [through bill of lading]: Vận đơn này được hiểu hàng phải đi qua các cảng chuyền tải.[ tàu gom hàng].
  • Vận đơn vận tải liên hợp hay vận đơn đa phương thức [combined transport bill of lading or multimodal transport bill of lading].

Dựa vào giá trị sử dụng và lưu thông

  • Vận đơn gốc [original bill of lading]: Vận đơn gốc có hoặc k có chữ Original, được ký bằng tay, có thể sử dụng giao dịch chuyển nhượng.
  • Vận đơn copy [copy of lading]: Là bản sao của vận đơn gốc, có đóng dấu “Copy” không có chức năng giao dịch chuyển nhượng. [non-negotiable]
Vận đơn được các hãng tàu, hãng bay phát hành khi nhận hàng của shipper

Đối với vận đơn đường biển dựa vào tính chất thanh toán theo lô hàng 

  • Ngoài ra còn có Bill surrendered, seaway bill, Vận đơn gốc [ Original].

Vận đơn Surrendered: Là vận đơn cho phép người nhận hàng nhận bằng bản sao mà không phải xuất trình Bill gốc. Tác dụng giúp chủ hàng không bị charge phi bốc dỡ trả chậm hàng [Demurrage]. Loại vận đơn này được lập theo lệnh của bên Nhập Khẩu, vận đơn đã nộp tại cảng bốc hàng [port of loading]: khi chủ hàng [shipper] yêu cầu surrendered B/L có nghĩa là họ gửi yêu cầu của mình đến hãng tàu [shipping line] hay công ty giao nhận [forwarder] yêu cầu trả hàng [release cargo] cho người nhận hàng [consignee] mà không cần B/L gốc nộp tại cảng đến [port of discharge].

Trong trường hợp này bill gốc sẽ được thu hồi và hãng tàu hay công ty giao nhận sẽ làm một điện giao hàng – telex release yêu cầu văn phòng và đại lý của họ ở cảng đến trả hàng cho người nhận hàng [consignee] mà không cần vận đơn gốc.

Khái niệm surrendered B/L đi kèm với khái niệm điện giao hàng [telex release], đơn giản là phương thức truyền tin của hãng tàu hay công ty giao nhận tại cảng bốc hàng đến văn phòng hay đại lý của họ tại cảng dỡ hàng rằng vận đơn gốc đã nộp tại cảng đến và yêu cầu thả hàng [release] cho người nhận hàng [consignee]. Ngày nay telex release được gửi bằng fax/email nhưng tên gọi vẫn duy trì như cách nó thực hiện ở thời điểm ban đầu. Trên B/L có dấu surrender hay telex đều có giá trị như nhau

Lý do vì sao chủ hàng [shipper] sử dụng surrendered B/L:

  • Người gửi hàng [shipper] và người nhận hàng [consignee] có mối quan hệ tốt, có thể là các chi nhánh của nhau nên không cần phải sử dụng B/L gốc.
  • Một vài trường hợp người gửi hàng [shipper] không gửi b/l gốc kịp cho người nhận hàng [consignee] trong khi hàng hóa đã đến cảng dỡ hàng thì họ sẽ yêu cầu hãng tàu hay công ty giao nhận làm telex release để tránh các chi phí phát sinh.

Vận đơn Seaway B/L: là vận đơn mà hãng tàu phát hành cho khách hàng của mình khi họ thanh toán đầy đủ các chi phí cho lô hàng. Một seaway bill là một chứng từ không thể chuyển nhượng được,

Dùng seway bill đối với các giao dịch không liên quan đến L/C. Có thể hiểu nôm na là, hãng tàu sẽ phát hành seaway bill ngay khi tàu chạy khi nhận được đầy đủ thanh toán của shipper, tức là hãng tàu sẽ thả hàng cho consignee khi tàu đến tại cảng dỡ hàng, consignee có thể đến lấy hàng mà không cần xuất trình B/L gốc hay cần phải có điện giao hàng -> linh hoạt hơn.

Bill original [ vận đơn gốc]: Là vận đơn được phát hành ngay khi hàng lên tàu, chủ hàng chỉ nhận được hàng từ hãng tàu khi xuất trình vận đơn gốc cùng với lệnh giao hàng. 

Vận đơn gốc sẽ thường phát sinh các chi phí lưu kho bãi với những tuyến gần vì tình trạng hàng tới cảng nhập nhưng chứng từ chưa tới kịp. Vận đơn gốc dùng trong các giao dịch cần sự chắc chắn của hai bên mua bán, đảm bảo an toàn quản trị rủi do cho bên bán. 

Đối với vận đơn gốc khi lấy hàng tại hãng tàu cần xuất trình bill có ký hậu mặt sau của ngân hàng

Những lưu ý khi kiểm tra vận đơn

Vận đơn là chứng từ quan trọng nên khi kiểm tra vận đơn bạn cần phải lưu ý đối chiếu theo thông tin SI đã submit trên hệ thống của hãng vận tải xem vận đơn cấp đúng yêu cầu không. Một số thông tin cần kiểm tra gồm:

Thông tin cảng bốc – cảng dỡ hàng, tên phương tiện trở hàng, ngày hàng đi, thông tin số cont/ số chì chưa đựng hàng,  mô tả hàng hóa trên vận đơn có trùng khớp với yêu cầu…khối lượng đóng gói và thể tích. 

Ngoài ra, cần để ý thêm các mục các như: cước phí [ collect  hay prepaid], số vận đơn, đơn vị phát hành bill là ai, loại vận đơn gì đúng yêu cầu không. 

Bài viết vận đơn là gì được Hệ Thống Đào Tạo Nghiệp Vụ Thực Tế VinaTrain tổng hợp trên các nguồn tài liệu thực tế. Nội dung này có nằm trong chương trình giảng dạy các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế, bạn đọc có nhu cầu nâng cao nghiệp vụ vui lòng liên hệ với trung tâm để biết thông tin chi tiết.

Bạn đọc có nhu cầu tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu và thủ tục hải quan vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0964.237.168/ Mrs Hải Anh  hoặc 093.170.5774/ Mr Hoàng

Đội ngũ tư vấn có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và thủ tục hải quan luôn sẵn sàng tư vấn dịch vụ tốt nhất với chi phí hợp lý đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp.

Chủ Đề