Cáp điện nào được sử dụng cho mạng điện trong nhà

Đề bài

Hãy mô tả cấu tạo của cáp điện và dây dẫn điện của mạng điện trong nhà. So sánh sự khác nhau của dây cáp điện và dây dẫn điện?

Lời giải chi tiết

Cấu tạo của dây dẫn điện và dây cáp điện.

- Cấu tạo của dây dẫn điện gồm:

+ Lõi dây bằng đồng [nhôm ].

+ Phần cách điện.

+ Vỏ bảo vệ cơ học.

- Cấu tạo của dây cáp điện gồm:

+ Lõi bằng đồng [nhôm].

+ Vỏ cách điện làm bằng cao su tự nhiên, cao su tổng hợp, chất PVC,...

+ Vỏ bảo vệ được chế tạo phù hợp với các điều kiện môi trường.

So sánh sự giống và khác nhau của dây dẫn điện và dây cáp điện

+ Giống: Cấu tạo điện gồm có:

- Lõi bằng đồng [hoặc nhôm].

- Phần cách điện.

- Vỏ bảo vệ.

+ Khác: Cáp điện bao gồm nhiều dây dẫn điện.

Loigiaihay.com

Chọn dây dẫn điện trong nhà là việc cực kì quan trọng khi thiết kế ngôi nhà, bởi nó liên quan đến việc sinh hoạt của gia đình bạn sau này. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để được hướng dẫn đi dây điện trong nhà, cách chọn dây điện theo công suất thiết bị.

Việc chọn dây dẫn điện trong nhà cần phải tính toán và lựa chọn theo các bước sau đây.
  1. Xác định nguồn điện sẽ dùng : 1 pha hay 3 pha

  2.Tính tổng công suất thiết bị tiêu thụ điện.

  3. Lựa chọn dây dẫn cho từng phần của nhà ở, bao gồm 3 loại :

+ Dây ngoài trời, kéo từ cột đồng hồ vào nhà.

+ Dây điện chính tổng cả nhà.

+ Dây cho từng nhánh và dây đến từng thiết bị tiêu thụ điện.

Công thức chọn dây dẫn điện trong nhà

Tính toán tổng công suất sử dụng đồng thời của tất cả các thiết bị trong nhà.

Tính dòng điện: I=P/U.

Trong đó:

– P: Tổng công suất [kW],

– U: hiệu điện thế: 220V.

Tính tiết diện: S=I/J.

Trong đó:

– J: là mật độ dòng điện cho phép [A/mm2]

+ Đối với dây đồng: Mật độ dòng điện cho phép Jđ = 6A/mm2
+ Đối với dây nhôm: Mật độ dòng điện cho phép Jn = 4,5 A/mm2

Chọn dây điện lớn hơn tính toán 1 cấp để dự phòng và nâng cấp phụ tải sau này.

Dây dẫn ngoài trời

Đoạn dây này là dây nối từ lưới điện địa phương vào đến nhà, thông thường đoạn dây này nằm hoàn toàn ngoài trời. Đoạn dây ngoài trời này thường được Điện lực địa phương cung cấp khi đăng ký mở công tơ điện mới. Vì vậy chúng ta không cần quan tâm!

 

Dây dẫn chính

  - Bước 1. Tổng công suất các thiết bị điện dùng đồng thời trong gia đình P = 5 kW.

 - Bước 2. Áp dụng công thức tính dòng điện: I=P/U -> I= 5*1000/220 = 22.72 A.

 - Bước 3: Áp dụng công thức tính tiết điện: S=I/J -> S=22.72/6 = 3.78 mm2.

 - Bước 4. Trên thị trường có các loại dây cỡ 4mm2 và 6mm2. Ta chọn lớn hơn 1 cấp là 6mm2.

Dây dẫn nhánh

- Đối với các thiết bị như: ổ cắm điện, công tắc điện đến đèn, quạt, ti vi, tủ lạnh hoặc các thiết bị có công suất dưới 1kW thì nên dùng đồng loại dây súp mềm, tiết diện 2 x 1,5mm2.

- Đối với các thiết bị như: bếp điện, lò sưởi… có công suất từ 1kW đến 2kW nên dùng loại cáp PVC có 2 lớp cách điện, tiết diện 2 x 2,5mm2 để đảm bảo an toàn cả về điện và về cơ.

     - Đối với thiết bị điện khác có công suất lớn hơn 2kW thì phải tuỳ theo công suất mà tính toán chọn tiết diện dây như trên đã hướng dẫn.

Cách chọn dây điện theo công suất thiết bị

Dưới đây là 1 ví dụ cụ thể giúp các bạn dễ hình dung

Tổng công suất các thiết bị sử dụng trong gia đình là 5kW
– Dòng điện tổng It=P/U=5000/220=22.7A
– Chọn tiết diện dây S=22.7/6=3.78mm2 – trên thực tế là dây 4mm hay còn gọi là dây 4 ly.
– Để đảm bảo dự phòng, cần chọn S=1.75×3.78=6.615mm2. Vậy  nên chọn dây dẫn có tiết diện 6mm2 để dự phòng khả năng thêm tải làm dây cấp nguồn chính.
– Đối với dây cấp nguồn nhánh đi từng tầng, phòng trong nhà tùy theo mức độ bố trí đồ dùng sử dụng điện mà ta chọn như sau: chia tải theo tầng chọn tiết diện 4mm2, cấp nguồn cho các ổ cắm chọn dây 2,5mm2, dây chiếu sáng chọn 1-1,5mm2.

Thiêt Bị Điện Hà Nội là nhà phân phối chính thức các sản phẩm dây điện và dây cáp điện của các thương hiệu uy tín như Cadivi, Cadisun, Goldcup, Trần Phú... chính hãng, tương thích với mọi công trình xây dựng điện. Với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình, giá cả cạnh tranh, thời gian cấp hàng nhanh chóng. Chúng tôi tin tưởng sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của quý khách hàng khi được lựa chọn là đối tác cung cấp các sản phẩm dây và cáp điện. 

Để được tư vấn thêm vui lòng liên hệ:

Tel:         024.3976.4028

Fax:        024.3976.4028

Hotline:   0904.673.696 - 0936.236.855

Email:    

Website: //thietbidienhanoi.vn/

Ôn tập – Lắp đặt mạng điện trong nhà – Câu 1 trang 54 SGK Công Nghệ 9 – Lắp đặt mạng điện trong nhà. Dây dẫn và dây cáp điện có cấu tạo khác nhau như thế nào? Dây cáp được lắp đặt ở vị trí nào của mạng điện trong nhà ?

Dây dẫn và dây cáp điện có cấu tạo khác nhau như thế nào? Dây cáp được lắp đặt ở vị trí nào của mạng điện trong nhà ? 

Dây cáp điện khác dây dẫn ở chỗ luôn có lớp vỏ bảo vệ mà dây dẫn thông thường không có . Nói cách khác , dây cáp điện là trường hợp đặc biệt của dây dẫn điện .

Dây cáp điện được dùng để lắp đặt đường dây hạ áp dẫn điện từ mạng phân phối gần nhất đến mạng điện trong nhà ,cấp điện cho thiết bị , đồ dùng điện.

Hướng dẫn lựa chọn dây điện, cáp điện cho nhà dân dụng EduContent 23 Tháng Mười Một, 2021

personEduContent

Bài viết hướng dẫn về các loại nguồn điện thường sử dụng trong nhà, cách lựa chọn dây điện cho nhà gia dụng phù hợp và một vài lưu ý khi lắp đặt hệ thống điện trong nhà.

– Nguồn điện 1 pha 2 dây [thông dụng nhất]:

Nguồn 1 pha 2 dây gồm có 1 dây pha và 1 dây trung tính [còn được gọi là 1 dây nóng và 1 dây nguội]. Đây là nguồn điện cho nhà ở thông dụng nhất tại Việt Nam hiện nay.

– Nguồn điện 1 pha 3 dây:

Nguồn điện 1 pha 3 dây gồm có 1 dây pha 1 dây trung tính và 1 dây nối đất [còn được gọi là 1 dây nóng, 1 dây nguội và 1 dây bảo vệ]. Ở Việt Nam hiện nay nguồn điện này bắt đầu áp dụng ở các tòa nhà cao tầng, biệt thự, building, khách sạn, các nơi có sử dụng các máy móc thiết bị quan trọng hoặc các nhà ở cao cấp hơn.

– Nguồn điện 3 pha 4 dây [ít gặp]: 

Nguồn điện 3 pha 4 dây gồm có 3 dây pha và 1 dây trung tính [còn được gọi là 3 dây nóng, 1 dây nguội]. Ở Việt Nam hiện nay nguồn điện này ít gặp trong nhà ở, trừ khi chủ nhà có ý định sử dụng thiết bị điện 3 pha.

– Nguồn điện 3 pha 5 dây [rất ít gặp]:

Nguồn điện 3 pha 5 dây gồm có 3 dây pha 1 dây trung tính và 1 dây nối đất bảo vệ [còn được gọi là 3 dây nóng, 1 dây nguội và 1 dây bảo vệ]. Ở Việt Nam hiện nay nguồn điện này rất ít gặp trong nhà ở, trừ khi chủ nhà có ý định sử dụng thiết bị điện 3 pha và có yêu cầu thêm về dây bảo vệ.

– Đi dây nối

Dây & cáp điện được luồn trong các ống nhựa hoặc nẹp nhựa và được cố định trên tường, trần nhà. Số lượng dây trong ống cần xem xét sao cho đừng quá chật để có thể rút dây, luồn dây khi cần thiết sửa chữa thay thế. Các loại dây như VCm, VCmd, VC là thích hợp cho cách đi dây nổi.

– Đi dây âm tường, âm trần, âm sàn

Dây & cáp điện được luồn trong các ống nhựa [ống trơn khi đi thẳng, ống ruột gà khi chuyển hướng] đặt âm trong tường, trần hoặc sàn nhà. Số lượng dây trong ống cần xem xét sao cho đừng quá chật để có thể rút dây, luồn dây khi cần thiết sửa chữa thay thế. Các loại dây điện như VC, CV, CVV là thích hợp cho cách đi dây âm.

– Đi dây ngầm

Đối với các công trình ngoại vi, không dính liền với nhà, dây & cáp điện được luồn trong các ống nhựa cứng hoặc ống thép chịu lực, không thấm nước và chôn ngầm dưới đất ở độ sâu khoảng 0,7mét. Các loại cáp có áo giáp thép hoặc được bọc kim loại thì có thể chôn trực tiếp trong đất mà không cần luồn trong ống. Cần thiết phải chọn các loại dây/ cáp có khả năng chống thấm nước, chống côn trùng cho đường dây đi ngầm.

3. Các loại dây dẫn thích hợp cho nhà ở

Theo thông lệ của ngành Điện lực cũng như thực tế hiện nay ở Việt Nam, hướng dẫn này chọn nguồn điện “1 pha 2 dây” để trình bày cho mục đích nhà ở. Hướng dẫn này chia hệ thống dây cho nhà ở ra làm 3 phần và tương ứng với mỗi phần hướng dẫn này đưa ra các đề nghị về các loại dây dẫn có thể được dùng như sau:

3.1 Đoạn dây ngoài đường vào đầu nhà [Đoạn ngoài trời]

Đoạn dây này là dây nối từ lưới điện địa phương vào đến nhà, thông thường đoạn dây này nằm hoàn toàn ngoài trời [ngoại trừ một số rất ít nhà ở sử dụng cáp ngầm thì đoạn dây này được chôn dưới đất]. Đoạn dây ngoài trời này được đề nghị sử dụng một trong các loại dây/cáp sau đây:

– Cáp Duplex ruột đồng, cách điện PVC [Duplex Du-CV]
– Cáp Duplex Du-CV có 2 ruột dẫn bằng đồng, ruột dẫn là 1 sợi đồng đặc hoặc 7 sợi đồng được xoắn lại với nhau, mỗi ruột dẫn được bọc cách điện PVC sau đó xoắn với nhau. Cấp điện áp của cáp là 450/750V hoặc 0,6/1kV.

– Cáp Duplex ruột đồng, cách điện XLPE [Duplex Du-CX]
– Cáp Duplex Du-CX có 2 ruột dẫn bằng đồng, ruột dẫn là 1 sợi đồng đặc hoặc 7 sợi đồng được xoắn lại với nhau, mỗi ruột dẫn được bọc cách điện XLPE màu đen sau đó xoắn với nhau, một trong hai lõi có gân nổi để phân biệt pha. Cấp điện áp của cáp là 0,6/1kV.

3.2 Đoạn dây từ đầu nhà vào điện kế [Đoạn cáp điện kế]

Đoạn dây này là dây nối từ đầu cuối đoạn dây ngoài trời [được nói ở mục 3.1] đến điện kế [đồng hồ đo điện năng tiêu thụ]. Thông thường đoạn dây này nằm một nửa dọc theo tường, một nửa trong nhà [vì thông thường điện kế được đặt trong nhà]. Đoạn dây này được đề nghị sử dụng một trong các loại dây/cáp sau đây:

– Cáp Điện kế ruột đồng, cách điện PVC [ĐK-CVV]
– Cáp Điện kế ruột đồng cách điện PVC còn gọi là cáp Muller ruột đồng cách điện PVC, cáp có 2 hoặc nhiều hơn 2 ruột dẫn, ruột dẫn là 1 sợi đồng đặc hoặc 7 sợi được xoắn lại với nhau, mỗi ruột dẫn được bọc cách điện bằng vật liệu PVC, một lớp bọc lót PVC, một lớp băng nhôm [để chống trộm điện] và lớp vỏ bọc PVC bảo vệ bên ngoài, cấp điện áp của cáp là 450/750V hoặc 0,6/1kV.

– Cáp Điện kế ruột đồng, cách điện XLPE [ĐK-CXV]
– Cáp Điện kế ruột đồng cách điện XLPE còn gọi là cáp Muller ruột đồng cách điện XLPE, cáp có 2 hoặc nhiều hơn 2 ruột dẫn, ruột dẫn là 1 sợi đồng đặc hoặc 7 sợi được xoắn lại với nhau, mỗi ruột dẫn được bọc cách điện bằng vật liệu XLPE màu trắng-trong [màu tự nhiên], một trong hai lõi có băng màu hoặc sọc màu để phân biệt pha, một lớp bọc lót PVC, một lớp băng nhôm [để chống trộm điện] và lớp vỏ bọc PVC bảo vệ bên ngoài, cấp điện áp của cáp là 0,6/1kV.

3.3 Dây dẫn từ điện kế đến các thiết bị tiêu thụ điện [Dây dẫn trong nhà]

Ở Việt Nam, hầu như 2 đoạn dây đã đề cập ở mục 3.1 và 3.2 đều do ngành Điện lực tự lựa chọn và lắp đặt nếu chủ nhà không có yêu cầu gì riêng. Còn các dây dẫn từ điện kế đến các thiết bị tiêu thụ điện, hầu hết là do chủ nhà tự quyết định lo liệu, đây là công việc mà hướng dẫn này cho là chủ nhà cần thiết phải quan tâm. Các dây dẫn này được đề nghị sử dụng một trong các loại sau đây.

– Dây đơn cứng [VC]

Dây đơn cứng [VC] là dây có ruột dẫn là 1 sợi đồng, bọc cách điện PVC. Cấp điện áp của dây là 600V. Ngoài ra, còn có Dây đơn cứng không chì [LF-VC], không tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì [LF-PVC], phù hợp quy định RoHS [Restriction of Hazardous Substances] của châu Âu.

– Dây đơn mềm [VCm]

Dây đơn mềm [VCm] là dây có ruột dẫn gồm nhiều sợi đồng được xoắn với nhau, bọc cách điện bằng vật liệu PVC. Cấp điện áp của dây là 250V. Ngoài ra, còn có Dây đơn mềm không chì [LF-VCm], không tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì [LF-PVC].

– Dây đôi mềm dẹt [VCmd]

Dây đôi mềm dẹt [VCmd] là dây có 2 ruột dẫn, mỗi ruột dẫn gồm nhiều sợi đồng xoắn lại với nhau, 2 ruột dẫn này được bọc cách điện PVC và phần cách điện của 2 ruột dẫn dính với nhau tạo ra một dây dẹt có 2 ruột dẫn cách điện song song với nhau. Cấp điện áp của dây là 250V. Ngoài ra, còn có Dây đôi mềm dẹt không chì [LF-VCmd], không tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì [LF-PVC].

– Dây đôi mềm xoắn [VCmx]

Dây đôi mềm xoắn [VCmx] là dây được xoắn lại từ 2 dây đơn mềm [VCm] riêng biệt. Cấp điện áp của dây là 250V. Ngoài ra, còn có Dây đôi mềm xoắn không chì [LF-VCmx], không tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì [LF-PVC].

– Dây đôi mềm tròn [VCmt]

Dây đôi mềm xoắn tròn [VCmt] là dây gồm 2 dây đơn mềm [VCm] riêng biệt được xoắn lại hoặc đặt song song rồi bọc bên ngoài một lớp vỏ bảo vệ bằng PVC. Dây này cũng được gọi là cáp CVVm. Cấp điện áp của dây là 250V. Ngoài ra, còn có Dây đôi mềm tròn không chì [LF-VCmt], không tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì [LF-PVC].

– Dây đôi mềm ôvan [VCmo]

Dây đôi mềm ôvan [VCmo] là dây gồm 2 dây đơn mềm [VCm] riêng biệt được xoắn lại hoặc đặt song song rồi bọc bên ngoài một lớp vỏ bảo vệ bằng PVC. Dây này cũng được gọi là cáp CVVm ôvan. Cấp điện áp của dây là 250V. Ngoài ra, còn có Dây đôi mềm ôvan không chì [LF-VCmo], không tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì [LF-PVC].

Dây đơn cứng, ruột nhôm [VA]

Dây đơn cứng, ruột nhôm [VA] là dây có ruột dẫn là 1 sợi nhôm, bọc cách điện PVC. Cấp điện áp của dây là 600V. Ngoài ra, còn có Dây đơn cứng ruột nhôm không chì [LF-VA], không tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì [LF-PVC].

– Dây điện lực ruột đồng, cách điện PVC [CV]

Dây điện lực ruột đồng, cách điện PVC [CV] là dây có ruột dẫn gồm 7 [hoặc 19] sợi đồng xoắn đồng tâm, bọc một lớp cách điện PVC. Cấp điện áp của dây là 450/750V hoặc 0,6/1kV. Ngoài ra, còn có Dây điện lực ruột đồng, cách điện PVC không chì [LF-CV], không tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì [LF-PVC].

– Cáp điện lực ruột đồng, cách điện PVC, vỏ bảo vệ PVC [CVV]

Cáp điện lực ruột đồng, cách điện PVC, vỏ bảo vệ PVC [CVV] là cáp có 1 hoặc nhiều lõi cáp, mỗi lõi cáp có ruột dẫn gồm 7 [hoặc 19] sợi đồng xoắn đồng tâm và bọc một lớp cách điện PVC. Cáp CVV có một lớp vỏ bảo vệ PVC bên ngoài. Cấp điện áp của cáp là 450/750V hoặc 0,6/1kV. Ngoài ra, còn có Cáp điện lực ruột đồng, cách điện PVC không chì, vỏ bảo vệ PVC không chì [LF-CVV], không tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì [LF-PVC] cho cách điện và vỏ bọc.

4. Công suất chịu tải của các loại dây cáp điện thường sử dụng cho nhà ở

Mỗi cỡ dây/ cáp [tiết diện ruột dẫn] và mỗi loại dây/cáp có mức chịu tải khác nhau. Đối với mục đích nhà ở, hướng dẫn này đưa ra các bảng mô tả công suất chịu tải của các loại dây/cáp như dưới đây. Công suất chịu tải nêu trong các bảng này là phù hợp với nhiệt độ môi trường đến 40 độ C và cũng đã xem xét đến vấn đề sụt áp nhằm đảm bảo chất lượng điện sinh hoạt cho nhà ở.

Bảng 1: Công suất chịu tại của cáp Duplex Du-CV, Duplex Du-CX

Tiết diện ruột dẫn Công suất chịu tải Chiều dài đường dây Tiết diện ruột dẫn Công suất chịu tải Chiều dài đường dây
3 mm2 ≤ 5,5 kW ≤ 30 m 10 mm2 12,1 kW ≤ 45 m
4 mm2 ≤ 6,8 kW ≤ 30 m 11 mm2 12,9 kW ≤ 45 m
5 mm2 ≤ 7,8 kW ≤ 35 m 14 mm2 15,0 kW ≤ 50 m
5.5 mm2 ≤ 8,3 kW ≤ 35 m 16 mm2 16,2 kW ≤ 50 m
6 mm2 ≤ 8,7 kW ≤ 35 m 22 mm2 20,0 kW ≤ 60 m
7 mm2 ≤ 9,5 kW ≤ 40 m 25 mm2 21,2 kW ≤ 60 m
8 mm2 ≤ 10,6 kW ≤ 40 m 35 mm2 26,2 kW ≤ 70 m

Chiều dài đường dây đề nghị sử dụng ở bảng này được tính tóan theo độ sụt áp không quá 5% ở điều kiện đầy tải.

Đối với nguồn 1 pha 2 dây, 220V, sau khi chọn được tiết diện ruột dẫn phù hợp với công suất nhưng chưa phù hợp với chiều dài đường dây mong muốn thì chỉ việc tăng tiết diện lên một cấp [ví dụ tăng từ 3mm2 lên 4mm2] và kiểm tra lại theo công thức dưới đây [0,187 x P x L / S

Chủ Đề