Câu hỏi vận dụng cao là gì

Gợi ý trả lời1. Câu hỏi ở mức độ nhận biếtCâu 1. Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước.- Chủ yếu chảy theo hai hướng chính là tây bắc – đông nam vàvòng cung.- Có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.- Có lượng phù sa lớn. Gợi ý trả lời1. Câu hỏi ở mức độ nhận biếtCâu 2. Sự khác nhau về chế độ nước và về mùa lũ của sôngngòi ở Bắc Bộ và Trung Bộ.- Sông ngòi Bắc Bộ: có chế độ nước rất thất thường.Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, cao nhất là tháng 8.- Sông ngòi Trung Bộ: Lũ lên rất nhanh và đột ngột. Mùalũ từ tháng 9 đến tháng 12, lũ cao nhất vào tháng 11. Câu 3. Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước.- Chủ yếu chảy theo hai hướng chính là tây bắc – đông nam và vòngcung.- Có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.- Có lượng phù sa lớn.Câu 4. Chế độ nước của các sông ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ có sựkhác nhau.-Sông ngòi ở Bắc Bộ: mùa lũ....-Sông ngòi ở Trung Bộ: mùa lũ....-Sông ngòi ở Nam Bộ: mùa lũ.... Gợi ý trả lời2. Câu hỏi ở mức độ thông hiểuCâu 1. Tại sao lại có sự khác nhau về chế độ nước và về mùa lũ của sông ngòi ở BắcBộ và Trung Bộ?Chế độ nước, mùa lũ của sông ngòi Bắc Bộ và Trung Bộ có sự khác nhau, dophụ thuộc chặt chẽ vào yếu tố khí hậu, địa hình, địa chất.Câu 2. Vì sao sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc – đông nam vàhướng vòng cung?- Hướng chảy của sông ngòi phụ thuộc vào hướng địa hình. Địa hình nước tathấp dần theo hướng tây bắc – đông nam. Núi có hướng chính là tây bắc – đôngnam và hướng vòng cung.- Vì vậy, sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc – đông nam vàvòng cung. Gợi ý trả lời3. Câu hỏi ở mức độ vận dụng thấpCâu 1. Phân tích về mối quan hệ giữa lượng mưa và lưu lượng nước ở lưu vực sông Hồng- Lượng mưa và lưu lượng nước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mùa mưa lưulượng nước sông lớn, mùa khô lưu lượng nước sông cạn kiệt.- Lưu lượng nước phụ thuộc chặt chẽ vào lượng mưa. Ở lưu vực sông Hồng, từtháng 5 đến tháng 10, lượng mưa lớn, nên lưu lượng nước cũng lớn. Các tháng cònlại, lượng mưa thấp, nên lưu lượng nước sông thấp, thậm chí sông có lúc còn cạnkiệt. Gợi ý trả lời4. Câu hỏi ở mức độ vận dụng caoCâu 1. Sông ngòi vùng Bắc Bộ/hoặc Nam Bộ/hoặc Trung Bộ có tác động nhưthế nào đối với đời sống và sản xuất?- Thuận lợi: Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp,phát triển thủy điện, khai thác và nuôi trồng thủy sản, du lịch...- Khó khăn: chế độ nước sông thất thường, môi trường sông ngòi bị ônhiễm.Câu 2. Dựa vào sự hiểu biết của bản thân, hãy viết một đoạn văn ngắn thểhiện sự thay đổi lưu lượng nước ở một con sông mà em biết.- Nêu được những tháng nhiều nước [mùa lũ], tháng ít nước [mùa khô].- Giải thích được nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự thay đổi lưu lượngnước sông. Gợi ý một số phương pháp và hình thức tổ chứchoạt động dạy họcNội dungPPDHHình thức-Trình bày và giải thích được đặc điểm chung củasông ngòi Việt Nam.- Sử dụng bản đồ để trình bày đặc điểm chungcủa sông ngòi nước ta và của các hệ thống sônglớn.Thủy vănChuẩn [Kiến thức, kĩ năng]Bản đồ;Giải quyết vấn đề;Xác lập mối quanhệ nhân quảCá nhân;Nhóm-Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độnước, về mùa lũ của sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộvà Nam Bộ.Phát vấn;Bản đồ;Xác lập mối quanhệ nhân quảCá nhân;Nhóm- Nêu được những thuận lợi và khó khăn củasông ngòi đối với đời sống, sản xuất.Đàm thoại gợi mởCá nhân- Phân tích được mối quan hệ giữa lượng mưa vàlưu lượng nước sông..Xác lập mối quanhệ nhân quảCặp đôi HOẠT ĐỘNG NHÓM [Sóc Trăng]1. Chia làm 10 nhóm2. Dự kiến phân nhóm:- Nhóm 1, 2: chủ đề Địa hình [lớp 6]- Nhóm 3, 4: chủ đề Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế củacon người ở đới nóng [lớp 7] HOẠT ĐỘNG NHÓM [Sóc Trăng]- Nhóm 5, 6: chủ đề Môi trường đới lạnh vàhoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh[lớp 7]- Nhóm 7,8: chủ đề Đất, sinh vật [lớp 8]- Nhóm 9, 10: chủ đề Phân bố dân cư và cácloại hình quần cư [lớp 9] -CÁC NHÓM TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN-HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO-BÁO CÁO, CÙNG TRAO ĐỔI KẾT QUẢ LÀM VIỆC HOẠT ĐỘNG NHÓM [Yên Bái]- Các nhóm lựa chọn chủ đề, biên soạn câu hỏi và bài tập KTĐGtheo định hướng năng lực.- Dự kiến phân nhóm:•Nhóm 1 [Hà Giang, Cao Bằng]: chủ đề Các chuyển động của TráiĐất và hệ quả; Cấu tạo của Trái Đất [lớp 6]- Nhóm 2: chủ đề châu Á [từ chuẩn 1 đến 5, phần kiến thức; từchuẩn 1 đến 2, phần kĩ năng] [lớp 8]- Nhóm 3: chủ đề châu Á [từ chuẩn thứ 6 đến 11, phần kiến thức;từ chuẩn thứ 2 đến 4, phần kĩ năng] [lớp 8]•Nhóm 4 [Điện Biên, Sơn La]: chủ đề Quá trình phát triển kinh tế;Ngành nông nghiệp [lớp 9]

Ứng với mức độ lĩnh hội 1 “nhận biết”

  • Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra trí nhớ của Hs về các dữ liệu, số liệu, các định nghĩa, tên tuổi, địa điểm,…
  • Việc trả lời các CH này giúp Hs ôn lại được những gì đã học, đã đọc hoặc đã trải qua.
  • Các từ để hỏi thường là:
    • CÁI GÌ…
    • BAO NHIÊU…
    • HÃY ĐỊNH NGHĨA…
    • CÁI NÀO…
    • EM BIẾT NHỮNG GÌ VỀ…
    • KHI NÀO…
    • BAO GIỜ…
    • HÃY MÔ TẢ…
  • Ví dụ:
    • Hãy phát biểu định nghĩa chuyển động cơ học hoặc hãy liệt kê một số vật liệu thường dùng để chống ô nhiễm tiếng ồn.

2. CÂU HỎI HIỂU

Ứng với mức độ lĩnh hội 2 “thông hiểu”

  • Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra cách Hs liên hệ, kết nối các dữ liệu, số liệu, tên tuổi, địa điểm, các định nghĩa…
  • Việc trả lời các câu hỏi này cho thấy Hs có khả năng diễn tả bằng lời nói, nêu ra được các yếu tố cơ bản hoặc so sánh các yếu tố cơ bản trong nội dung đang học.
  • Các cụm từ để hỏi thường là:
    • TẠI SAO…,
    • HÃY PHÂN TÍCH…,
    • HÃY SO SÁNH…,
    • HÃY LIÊN HỆ…,
    • HÃY PHÂN TÍCH…,…
  • Ví dụ:
    • Hãy tính vận tốc của vật khi biết cụ thể độ dài quãng đường đi được và thời gian để đi hết quãng đường đó
    • Hãy xác định giới hạn đo và chia nhỏ nhất của bình chia độ.

3. CÂU HỎI VẬN DỤNG

Ứng với mức độ lĩnh hội 3 “vận dụng”

  • Mục tiêu của loại câu hỏi là để kiểm tra khả năng áp dụng các dữ liệu, các khái niệm, các quy luật, các phương pháp… vào hoàn cảnh và điều kiện mới.
  • Việc trả lời các câu hỏi áp dụng cho thấy Hs có khả năng hiểu được các quy luật, các khái niệm… có thể lựa chọn tốt các phương án để giải quyết, vận dụng các phương án vào thực tiễn. Khi đặt câu hỏi cần tạo ra những tình huống mới khác với điều kiện đã học trong bài học
  • Các cụm từ để hỏi thường là:
    • LÀM THẾ NÀO…,
    • HÃY TÍNH SỰ CHÊNH LỆCH GIỮA…,
    • EM CÓ THỂ GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN VỀ … NHƯ THẾ NÀO”,…
  • Ví dụ:
    • Hãy tính vận tốc trung bình của một ô tô đi từ tỉnh A đến tỉnh B biết độ dài quãng đường đó là 150 km, ô tô khởi hành lúc 8h15’ và đến vào lúc 12h30’.
    • Làm thế nào để sử dụng thước dài đã bị gãy đầu có vạch số 0?
    • Làm rõ những phương pháp………..dùng cho mục đích……..
    • Đoán nguyên nhân của…..

4. CÂU HỎI PHÂN TÍCH

Ứng với mức độ lĩnh hội 4 “phân tích”

  • Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề, từ đó đi đến kết luận, tìm ra mối quan hệ hoặc chứng minh một luận điểm.
  • Việc trả lời câu hỏi này cho thấy Hs có khả năng tìm ra được mối quan hệ mới, tự diễn giải hoặc đưa ra kết luận. Việc đặt câu hỏi phân tích đòi hỏi Hs phải giải thích được các nguyên nhân từ thực tế. Các câu hỏi phân tích thường có nhiều lời giải [thể hiện sáng tạo]
  • Các cụm từ để hỏi thường là:
    • TẠI SAO…, đi đến kết luận
    • EM CÓ NHẬN XÉT GÌ VỀ…,
    • HÃY CHỨNG MINH….
  • Ví dụ:
    • Từ kết quả thí nghiệm, hãy nhận xét về mối quan hệ giữa độ lớn của lực kéo với độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng
    • Hãy chứng minh cái đinh vít là 1 dạng của mặt phẳng nghiêng.
    • Chỉ ra những lỗi trong đoạn văn luận chứng sau………………
    • Dữ liệu nào cần để………….

5. CÂU HỎI TỔNG HỢP

Ứng với mức độ lĩnh hội 5 “tổng hợp”

  • Mục tiêu của câu hỏi loại này là để kiểm tra xem Hs có thể đưa ra những dự đoán, giải quyết vấn đề, đưa ra câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo.
  • Câu hỏi tổng hợp thúc đẩy sự sáng tạo của Hs, các em phải tìm ra những nhân tố và ý tưởng mới để có thể bổ sung, cho nội dung. Để trả lời câu hỏi tổng hợp khiến Hs phải: dự đoán, giải quyết vấn đề và đưa ra các câu trả lời sáng tạo. Cần nói rõ cho Hs biết rõ rằng các em có thể tự do đưa ra những ý tưởng, giải pháp mang tính sáng tạo, tưởng tượng của riêng mình. Gv cần lưu ý rằng câu hỏi loại này đòi hỏi một thời gian chuẩn bị khá dài, vì vậy hãy để cho Hs có đủ thời gian tìm ra câu trả lời.
  • Ví dụ:
    • Hãy đề ra những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho những gia đình sống bên cạnh đường giao thông lớn có nhiều loại xe cộ qua lại
    • Hãy tìm cách xác định thể tích của vật thấm nước [những viên phấn] bằng bình chia độ.
    • Bạn sẽ đưa ra kết luận của câu chuyện………..như thế nào?
    • Đưa ra một kế hoạch cho………..

6. CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ

Ứng với mức độ lĩnh hội 6 “đánh giá”

  • Mục tiêu của loại câu hỏi này là kiểm tra xem Hs có thể đóng góp ý kiến và đánh giá các ý tưởng, giải pháp,… dựa vào những tiêu chuẩn đã đề ra.
  • Ví dụ:
    • Theo em trong 2 phương pháp đo thể tích bằng bình chia độ và bằng bình tràn thì phương pháp nào cho kết quả chính xác hơn?
    • Lý do của………….là gì
    • Trên cơ sở những tiêu chuẩn sau……… đánh giá giá trị của………

KẾT LUẬN

Hiệu quả kích thích tư duy Hs khi đặt câu hỏi ở mức độ nhận thức thấp hay cao sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của Hs. Sẽ hoàn toàn vô tác dụng nếu Gv đặt câu hỏi khó để Hs không có khả năng trả lời được. Và mặt khác, thật không có nghĩa nếu đặt câu hỏi quá dễ đối với khả năng của Hs. Gv cần có nhận xét, động viên ngay những câu hỏi, trả lời đúng cũng như câu hỏi trả lời chưa đúng. Nếu tất cả Hs đều trả lời sai thì Gv cần đặt câu hỏi đơn giản hơn để Hs có thể trả lời được vì Hs chỉ có hứng thú học khi họ thành công trong học tập.

Xem thêm: Kỹ thuật đặt câu hỏi/Câu hỏi đào sâu, giả định và làm rõ

THEO CHỨC NĂNG

1. SO SÁNH

a. So sánh 2 người dưới đây để………..

b. Miêu tả sự giống nhau và khác nhau giữa…………..

2. PHÂN LOẠI

a. Nhóm riêng các mục sau dựa vào……..

b. Các từ dưới đây có đặc điểm chung là……………….

3. VẠCH ĐỀ CƯƠNG [DÀN Ý]

a. Vạch sơ lược thứ tự các bước hạn dùng để tính……

b. Thảo luận về quy luật/nguyên tắc của….

4. TÓM TẮT

a. Đưa ra những điểm chính của……..

b. Phát biểu những nguyên tắc của…………….

5. TỔ CHỨC, SẮP XẾP

a. Phác hoạ vài nét lịch sử của………

b. Xem xét sự phát triển của……

6. KẾT LUẬN

a. Tại sao tác giả nói……………

b. Nhân vật X sẽ có xu hướng phản ứng như thế nào với………

7. SUY LUẬN

a. Đưa ra tiêu chuẩn cho…………

b. Dựa vào tiền đề của……….. để xuất một kết luận có giá trị

8. CHỨNG MINH

a. Đưa ra lập luận cho…….

b. Bạn đồng ý với phương án trả lời nào sau đây? Tại sao?

9. TIÊN ĐOÁN

a. Hãy đưa ra kết quả có thể của……

b. Điều gì xảy ra nếu…………..? Tại sao?

10. SÁNG TẠO

a. Phát triển giả thuyết về……………

b. đề xuất giải pháp cho……………

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Video liên quan

Chủ Đề