Câu thơ Làn thu thủy nét xuân sơn miêu tả vẻ đẹp nào của Thúy Kiều

Chuyên đề 3 : LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [152.89 KB, 6 trang ]

Chuyên đề 3 : LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN
Đề 10 :
a. Cho câu thơ sau:
Kiều càng sắc sảo mặn mà

Hãy chép chính xác những câu thơ tiếp theo tả sắc đẹp của Thuý Kiều.
b. Em hiểu như thế nào về những hình tượng nghệ thuật ước lệ thu thuỷ, xuân
sơn? Cách nói làn thu thuỷ, nét xuân sơn dùng nghệ thuật ẩn dụ hay hoán dụ?
Giải thích rõ vì sao em chọn nghệ thuật ấy?
c. Nói khi vẻ đẹp của Thuý Kiều, tác giả Nguyễn Du đã dự báo trước cuộc đời và
số phận của nàng có đúng không? Hãy là rõ ý kiến của em?
Em hãy trả lời các câu hỏi b,c ở trên trong một đoạn văn diễn dịch có dộ dài
khoảng từ 20 - 25 dòng .

Gợi ý:
a. Yêu cầu HS phải chép chính xác các câu thơ tả sắc đẹp của Thuý Kiều :
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiênh thành
Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai.
b.
* Hình tượng nghệ thuật ước lệ thu thuỷ, xuân sơn có thể hiểu là:
+ Thu thuỷ [nước hồ mùa thu] tả vẻ đẹp của đôi mắt Thuý Kiều trong sáng, thể
hiện sự tinh anh của tâm hồn và trí tuệ; làn nước màu thu gợi lên thật sinh động vẻ
đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt.
+ Xuân sơn [núi mùa xuân] gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ
trung tràn đầy sức sống.
+ Cách nói làn thu thuỷ, nét xuân sơn là cách nói ẩn dụ vì vế so sánh là đôi
mắt và đôi lông mày được ẩn đi, chỉ xuất hiện vế được so sánh là làn thu thuỷ,


nét xuân sơn
c. Khi tả sắc đẹp của Kiều, tác giả Nguyễn Du đã dự báo trước cuộc đời và số
phận của nàng qua hai câu thơ:
Hoa ghen thua thắm, liễu gờm kém xanh
Vẻ đẹp của Thuý Kiều làm cho tạo hoá phải ghen ghét, phải đố kị: hoa ghen,
liễu hờn nên số phận nàng éo le, đau khổ, đầy trắc trở.
* Đoạn văn mẫu : Kiều mới đẹp làm sao ! Kiều đến với người đọc bằng ấn
tượng đầu tiên là cái sắc sảo mặn mà của người con gái đang độ trăng trũn
.Khụng chi tiết như khi tả Thuý Võn , tả Kiều, nét vẽ cua thi nhân thiên về gợi tạo
một ấn tượng chung về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế. Điều đáng chú ý là khi
hoạ bức chân dung Kiều, tác giả chỉ tập trung đặc tả đôi mắt. Bởi đôi mắt là sự thể
hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ . Cái sắc sảo về trí tuệ và mặn mà về tâm
hồn đều liên quan đến đôi mắt. Đôi mắt đẹp như làn nước mùa thu long lanh,
trong sáng được điểm tô bằng đôi mày thanh nhẹ ,tươi tắn như dáng núi mùa xuõn.
Cách nói làn thu thuỷ, nét xuân sơn là cách nói ẩn dụ vì vế so sánh là đôi mắt
và đôi lông mày được ẩn đi, chỉ xuất hiện vế được so sánh là làn thu thuỷ, nét
xuân sơn. Nàng thật là đẹp , đẹp đến mức hoa phải ghen, liều phải hờn! Phộp
nhõn hoỏ tài tỡnh khiến người đọc chợt liên tưởng :phải chăng hoa ghen với nàng
bởi kém nàng hương sắc ,liễu hờn với nàng bởi kém nàng sự mềm mại thướt tha ?
Vẫn là bút pháp ước lệ tượng trưng nhưng Kiều đó thật sự hiện ra trước mắt người
đọc với đầy đủ vẻ đẹp lộng lẫy của một trang quốc sắc thiên hương, đủ khiến cho
thành xiêu nước đổ .Có lẽ, chính vẻ đẹp sắc sảo mặn mà khiến thiên nhiên cũng
phải hờn ghen, đố kỵ ấy đó dự bỏo trước một cuộc đời éo le, đau khổ, đầy sóng
gió sẽ ập đến với nàng.
Đề 11 :
Chép lại bốn câu thơ nói lên nỗi nhớ cha mẹ của Thuý Kiều trong đoạn trích
Kiều ở lầu Ngưng Bích ? Em hãy viết một đoạn văn có dộ dài khoảng từ 20
- 25 dòng để nhận xét về cách dùng từ ngữ hình ảnh trong đoạn thơ
* Gợi ý :
Yêu cầu :

- Chép chính xác 4 dòng thơ :
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Nhận xét cách ử dụng từ ngữ hình ảnh trong đoạn thơ : dùng những điển tích,
điển cố Sân Lai, gốc tử để thể hiện nỗi nhớ nhung và sự đau đớn, dằn vặt không
làm tròn chữ hiếu của Kiều. Các hình ảnh đó vừa gợi sự trân trọng của Kiều đối
với cha mẹ vừa thể hiện tấm lòng hiếu thảo của nàng.
Đề 12 :
a. Chép chính xác 8 câu cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
b. Trong 8 câu thơ vừa chép, điệp ngữ Buồn trông được lặp lại 4 lần. Cách lặp
đi lặp lại điệp ngữ đó có tác dụng gì.
Em hãy viết một đoạn văn có dộ dài khoảng từ 20 - 25 dòng để nhận xét về cách
lặp đi lặp lại điệp ngữ đó .
Gợi ý:
a. Chép chính xác 8 câu cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
b. Tác dụng của điệp ngữ buồn trông:
- Cụm từ buồn trông mở đầu các câu lục [câu 6 tiếng] trong thể thơ lục bát đã
tạo nên âm hưởng trầm buồn, báo hiệu những đau buồn mà Kiều sẽ phải gánh chịu
trong suốt cuộc đời lưu lạc, chìm nổi.
- Điệp từ góp phần diễn tả tâm trạng buồn sầu của Kiều kéo dài triền miên, gây
nên một tâm trạng đầy nặng nề, lo âu, sợ hãi. Tâm trạng ấy tưởng không bao giờ
kết thúc và ngày càng tăng.
Đề 13 :
Trong Truyện Kiều có câu:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Hãy chép 7 câu thơ tiếp theo.
1. Đoạn thơ vừa chép diễn tả tình cảm của ai với ai?

2. Trật tự diễn tả tâm trạng nhớ thương đó có hợp lí không ? Tại sao ?
3. Viết một đoạn văn ngắn theo cách diễn dịch phân tích tâm trạng của nhan vật
trữ tình trong đoạn thơ trên.
Gợi ý :
1.
2. Đoạn thơ vừa chép nói lên tình cảm nhớ thương Kim Trọng và cha mẹ của
Thuý Kiều trong những ngày sống cô đơn ở lầu Ngưng Bích.
3. Trật tự diễn tả tâm trạng nhớ thương của Kiều: nhớ Kim Trọng rồi nhớ đến
cha mẹ, thoạt đọc thì thấy không hợp lí, nhưng nếu đặt trong cảnh ngộ của Kiều lúc
đó thì lại rất hợp lí.
- Kiều nhớ tới Kim Trọng trước khi nhớ tơi cha mẹ là vì:
+ Vầng trăng ở câu thứ hai trong đoạn trích gợi nhớ tới lời thề với Kim Trọng
hôm nào.
+ Nàng đau đớn xót xa vì mối tình đầu đẹp đẽ đã tan vỡ.
+ Cảm thấy mình có lỗi khi không giữ được lời hẹn ước với chàng Kim.
- Với cha mẹ dù sao Kiều cũng đã phần nào làm tròn chữ hiếu khi bán mình lấy
tiền cứu cha và em trong cơn tai biến.
- Cách diễn tả tâm trạng trên là rất phù hợp với quy luật tâm lí của nhân vật, thể
hiện rõ sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du, đồng thời cũng cho ta thấy rõ sự cảm
thông đối với nhân vật của tác giả.
* GV hướng dẫn và yêu cầu HS viết một đoạn văn diễn dịch theo yêu cầu của đề.

Video liên quan

Chủ Đề