Cây bông thần dài mọc trên sông là cây gì năm 2024

[VTC News] - Không chỉ là loài hoa mọc dại ven đường, hoa xuyến chi còn là bài thuốc dân gian chữa được rất nhiều chứng bệnh.

Hoa xuyến chi có tên khoa học là Bidens pilosa, một loài thực vật có hoa thuộc chi Bidens, họ cúc [Asteraceae]. Tại Việt Nam, từ nhiều năm nay rất nhiều người thường nhầm lẫn hoa xuyến chi với “hoa cứt lợn”.

Hoa xuyến chi mọc ở những nơi có không gian thoáng, cây cao chừng 0,3 m đến 0,4 m, cành rậm thường mọc theo từng nhóm. Hoa xuyến chi thuộc loại cây mọc nhanh, ưa sáng và ưa ẩm, thường mọc thành quần thể dày đặc trên đất sau nương rẫy, bãi hoang và dọc theo đường đi…

Hoa xuyến chi mọc ở những nơi có không gian thoáng, cây cao chừng 0,3 m đến 0,4 m

Trong Đông y, hoa xuyến chi còn được các danh y gọi là hoa đơn kim, đơn kim thảo hay còn có một số tên khác như cúc áo, cương hoa thảo, tiểu quỷ châm, thích châm thảo, quỷ châm thảo...

Đơn kim thảo có vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, hoạt huyết, tan máu tụ. Loài hoa này còn được dùng trong một số bài thuốc để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm ruột thừa, viêm gan truyền nhiễm, viêm dạ dày – ruột, tiêu hóa kém, đau nhức xương khớp, sốt rét.

Không chỉ là một loài cây dại mọc 'vô thưởng vô phạt' bên vệ đường, cây xuyến chi còn có thể trở thành bài thuốc chữa trị nhiều bệnh:

Rắn cắn, mề đay, nổi mẩn, bị thương, lở trĩ

Lá đơn kim thảo 10g, rửa sạch, giã nát đắp vào chỗ đau hoặc vết thương

Viêm họng, viêm thanh quản

Đơn kim thảo lấy cả hoa và lá, kim ngân hoa, sài đất, lá húng chanh, cam thảo đất, mỗi thứ 10-15 g. Sắc với 700ml nước lấy 300ml, chia 2 lần uống trong ngày. Sắc uống ngày một thang.

Hoa xuyến chi được dùng trong một số bài thuốc để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm ruột thừa, viêm gan truyền nhiễm, viêm dạ dày – ruột, tiêu hóa kém, đau nhức xương khớp, sốt rét

Viêm gan virus

Đơn kim thảo cả hoa và lá 20g, diệp hạ châu [chó đẻ răng cưa] 2g, cam thảo đất 15g, bồ bồ 15g, hạt dành dành 12g. Sắc uống ngày một thang.

Chấn thương phần mềm, tụ máu đau nhức

Đơn kim thảo cả lá và hoa, lá cây đại, 2 loại thảo dược lấy cùng một lượng bằng nhau, giã nát, băng đắp vào chỗ đau, thực hiện ngày 1-3 lần. Khi máu tụ tan, hết đau nhức thì ngừng đắp thuốc.

Đau răng, sâu răng

Đơn kim thảo cả hoa và lá, giã nát với một ít muối trắng. Viên thành viên nhỏ, nhét vào chỗ đau răng hoặc sâu răng

Trẻ sốt cao

Đơn kim thảo hoa và lá 20 g, sài đất 20 g, giã nát vắt lấy nước cho trẻ uống ngày 2-3 lần, còn bã thuốc đắp lòng bàn chân cho trẻ.

Ngoài ra, đơn kim thảo cũng thường dùng để nấu nước tắm [100–200g nấu với 4–5 lít nước], rồi lấy bã xát kỹ để trị mẩn ngứa. Thường chỉ dùng 1–2 lần thấy kết quả. Lá tươi giã nát dùng đắp lên mi mắt khi bị đau mắt. Vào mùa hè dùng cây lá nấu thay chè uống phòng bệnh đường ruột.

Cây bòng bong được dùng để chữa nhiều bệnh lý đường tiểu, sỏi thận,... Trong y học cổ truyền, dược liệu này tương đối quen thuộc với nhiều bài thuốc chữa bệnh tương đối hiệu quả. Nếu bạn chưa biết về cách dùng dược liệu này thì chớ nên bỏ qua những thông tin sau đây.

1. Đặc điểm hình thái cây bòng bong

Cây bòng bong [Lyofodium japonium] thuộc họ Lygodiaceae, là cây dây leo, mọc bò, có bào tử nằm dưới lá. Khi đến thời điểm, bào tử sẽ phân tán để phát triển giống loài.

Bòng bong là cây dây leo mọc bò dưới mặt đất

Lá cây bòng bong dài và xẻ hình lông chim, lá chét hình tam giác; có lông ở trục lá, cành uốn ngoằn ngoèo. Lá chét ngắn hơn so với lá thường, thường là lá bậc hai với nhiều ổ túi 2 - 10 mm và nhiều túi bào tử. Bào tử hình cầu hoặc 4 mặt, vách dày, màu xám hoặc vàng nhạt.

2. Công dụng và cách khai thác dược liệu cây bòng bong

2.1. Công dụng

Y học cổ truyền cho rằng cây bòng bong là dược liệu tính hàn, vị ngọt, được quy vào kinh tiểu trường và bàng quang. Dược liệu này có tác dụng: giải độc, lợi thấp, thông lâm, thanh nhiệt, bàng quang, tả thấp nhiệt ở bệnh tiểu đường; chủ trị cho bệnh:

- Phù nề, phù thũng, viêm thận.

- Sỏi niệu đạo, sỏi mật, sỏi bàng quang, sỏi thận.

- Viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang do tả thấp nhiệt.

- Vấn đề về đường tiểu: tiểu tiện có mủ, tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt.

- Bệnh viêm gan.

- Chảy máu do tai nạn, bỏng da, mụn nhọt.

Cây bòng bong có thể dùng để chữa một số bệnh lý ở thận

2.2. Cách khai thác dược liệu

Toàn bộ phần lá, dây leo và rễ của cây bòng bong đều có thể dùng làm dược liệu, thu hoạch quanh năm. Việc bào chế dược liệu được thực hiện tương đối đơn giản:

- Dược liệu thu hái xong đem rửa sạch sẽ bụi đất còn bám lại.

- Có thể dùng trực tiếp dạng tươi hoặc đem phơi sấy khô hoàn toàn rồi đóng vào bao nilon để nơi khô thoáng cho khi cần dùng đến.

Ngoài ra, các thầy thuốc Đông y còn thu hái dược liệu cây bòng bong bằng cách:

- Vào tiết lập thu, bào tử của cây bòng bong đã chín, sẽ cắt lấy phần dây leo vào buổi sáng sớm ngày nắng, khi sương chưa khô.

- Đem phơi khô ở nơi không có gió.

- Vò và chà xát lá cây bòng bong bằng tay để các bào tử khô rơi rụng xuống rồi cho vào nia, sàng lọc để bỏ phần thân, chỉ lấy phần dược liệu khô còn lại.

3. Bài thuốc chữa bệnh sử dụng dược liệu cây bòng bong

3.1. Bài thuốc chữa bỏng do lửa, nước sôi

- Thành phần: 20 - 30g bòng bong, 1 thìa cà phê dầu vừng.

- Cách làm: sao vàng bòng bong đến khi dậy mùi thơm thì tắt bếp, đem dược liệu tán thành bột mịn rồi trộn cùng dầu vừng. Vệ sinh sạch sẽ vết thương rồi thoa hỗn hợp vừa chuẩn bị lên vùng da bị bỏng, chỉ bôi tập trung vào vùng da bị tổn thương. Để nguyên 15 phút rồi dùng nước lạnh rửa sạch.

3.2. Bài thuốc chữa mụn nhọt

- Thành phần: lượng lá và dây bòng bong tươi vừa đủ dùng.

- Cách làm: ngâm dược liệu với nước muối loãng cho diệt khuẩn sau đó rửa lại, để ráo, cho vào cối giã nhuyễn sau đó lấy phần bã đắp lên vùng da bị mụn nhọt trong 20 - 30 phút, 2 lần/ngày, duy trì cho đến khi nốt mụn nhọt khỏi hoàn toàn.

Ngoài cách trị mụn nhọt này thì người bị sưng do ong đốt cũng có thể tiến hành cách này sẽ giúp giảm đau và sưng viêm.

Bòng bong được nghiền nát thành dạng bột mịn để chữa bệnh

3.3. Bài thuốc làm lành vết thương trên da

- Thành phần: 1 lượng bằng nhau gồm lá trầu không, lá mỏ quạ và lá bòng bong.

- Cách làm: lá trầu không đem rửa sạch sau đó nấu sôi với nước, đợi nước nguội thì lấy để rửa sát khuẩn vết thương. Tiếp sau đó dùng lá mỏ quạ đã được rửa sạch giã nát và dùng cả bã lẫn nước đắp trực tiếp lên vết thương, dùng gạc vô khuẩn băng kín lại, thay thuốc 2 lần/ngày. 3 ngày sau đó, tình trạng vết thương sẽ cải thiện. Ngày thứ 4 lấy lá bòng bong và lá mỏ quả giã cùng nhau, đắp lên vết thương. Làm như vậy sau 1 tuần thì vết thương sẽ lên da non và lành hoàn toàn.

3.4. Bài thuốc lợi tiểu

- Thành phần: 90g cây bòng bong.

- Cách làm: rửa sạch bòng bong cho vào ấm hãm 15 phút cùng nước sôi, hãm như hãm trà. Sau đó chắt lấy phần nước, thêm vào một chút mật ong hoặc đường cho dễ uống hơn, làm như vậy mỗi ngày 2 lần để cải thiện tình trạng tiểu ít, tiểu khó, tiểu rắt.

3.5. Bài thuốc trị chứng tiểu khó, tiểu đau rát do nóng trong

- Thành phần: 25 - 35g mỗi vị: mạch môn, cam thảo khô, hoạt thạch, bòng bong.

- Cách làm: tất cả dược liệu cho vào ấm cùng 500ml nước, sắc trên lửa nhỏ cho đến khi còn khoảng 250ml nước thì chắt phần nước vào bình giữ nhiệt để lấy nước ấm, uống 2 lần/ngày, duy trì 3 - 5 ngày.

3.6. Bài thuốc chữa tiểu tiện ra máu

Khi bị đi tiểu ra máu có thể chọn 1 trong 2 bài thuốc sau để áp dụng:

- Bài thuốc thứ nhất:

+ Thành phần: 8g bột cây bòng bong đã được tán mịn.

+ Cách làm: hòa bột cây bòng bong đã được tán mịn vào nước lọc sau đó thêm một chút đường vào, uống 3 lần/ngày. Làm như vậy cho đến khi tình trạng tiểu ra máu khỏi hẳn.

- Bài thuốc thứ hai:

+ Thành phần: 15g mỗi vị: biểu súc, dây bòng bong, 400ml nước.

+ Cách làm: tất cả dược liệu rửa sạch, cho vào ấm cùng 400ml nước sắc đến khi lượng nước còn 1/2 thì chắt ra uống.

Khi thực hiện các bài thuốc trên đây, nếu dùng thảo dược cây bòng bong ở dạng tươi thì cần chú ý rửa thật sạch sau đó ngâm trong nước muối pha loãng để loại bỏ hết bụi bẩn rồi mới dùng. Nếu đắp lá thuốc bòng bong thì cần vệ sinh sạch sẽ cả vết thương và dược liệu trước khi băng bó để tránh xảy ra nhiễm trùng.

Thông tin về dược liệu cây bòng bong trên đây chỉ là nguồn tư liệu tham khảo. Muốn áp dụng bất cứ bài thuốc nào từ dược liệu này, muốn đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả chữa trị, người bệnh nên có sự thăm khám và hướng dẫn điều trị từ thầy thuốc Đông y có chuyên môn.

Để đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa đầu ngành tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hàng có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56.

Chủ Đề