Chỉ số inr là chỉ số gì

Trước mỗi lần tiến hành phẫu thuật, bác sĩ thường cho bệnh nhân tiến hành xét nghiệm chỉ số INR, nếu trong giới hạn bình thường thì mới tiến hành thủ thuật. Vậy xét nghiệm này giúp đánh giá về vấn đề gì? Có ý nghĩa như thế nào trong quá trình phẫu thuật? Hay khi nào cần quan tâm chỉ số INR? Sau đây chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Bác sĩ Nguyễn Hòa

Xét nghiệm INR là gì?

Xét nghiệm INR [International Normalized Ratio] là xét nghiệm máu giúp đánh giá mức độ hình thành các cục máu đông, theo dõi nguy cơ chảy máu hay huyết khối khi đang sử dụng thuốc chống đông kháng Vitamin K. Nói cách khác , INR là một cách biểu thị thời gian đông máu.

Giá trị bình thường của xét nghiệm INR là bao nhiêu?

Ở người bình thường, theo giá trị quốc tế chỉ số INR nằm trong giới hạn từ 0,8 – 1,2. Khi giá trị INR nhỏ hơn 0.8 làm tăng nguy cơ huyết khối, còn INR lớn hơn 1,2 làm tăng nguy cơ chảy máu.

Các trường hợp nào cần làm xét nghiệm theo dõi chỉ số INR

  • Tất cả trường hợp đang sử dụng thuốc kháng Vitamin K chống huyết khối
  • Rung nhĩ trên bệnh nhân suy tim.
  • Bệnh lí van hai lá
  • Phẫu thuật thay van tim nhân tạo
  • Bệnh nhân đang dùng thuốc kháng vitamin K cần phẫu thuật cần đánh giá INR trước đó 7- 10 ngày
  • Đánh giá INR 1 ngày trước tất cả các phẫu thuật đánh giá nguy cơ chảy máu.
  • Bệnh nhân có khối u cũng làm tăng nguy cơ huyết khối,vì vậy với bệnh nhân cần sử dụng chống đông trong quá trình hóa trị liệu cần theo dõi chỉ số INR.

Đọc thêm:

  • Hở van 2 lá – Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
  • Bệnh suy tim? Dấu hiệu, triệu chứng, biến chứng & phòng ngừa

Các bước làm xét nghiệm chỉ số đông máu INR

Giá trị của chỉ số INR mục tiêu là bao nhiêu?

INR trong khoảng từ 2 đến 3 [mục tiêu 2,5] trong các trường hợp:

  • Điều trị tiếp nối heparin trong huyết khối tĩnh mạch và tắc nghẽn tĩnh mạch phổi.
  • Phòng ngừa tiên phát huyết khối tĩnh mạch [phẫu thuật khớp háng].
  • Phòng ngừa tắc mạch hệ thống trong rung nhĩ hoặc nhồi máu cơ tim cấp.

INR trong khoảng 3- 4,5 [ mục tiêu 3,7] trong những trường hợp:

  • Bệnh lý van hai lá.
  • Sau phẫu thuật thay van cơ học.
  • Tắc mạch hệ thống tái phát.
  • Hội chứng kháng phospholipid.

INR ở bệnh nhân đang sử dụng thuốc kháng vitamin K cần đạt từ 2- 3 nếu nhỏ hơn 2 là tăng nguy cơ huyết khối, nếu INR >5 tăng nguy cơ chảy máu.

Các nguyên nhân làm thay đổi xét nghiệm INR:

  • Sử dụng rượu bia kéo dài, thuốc lá chất kích thích trước khi làm xét nghiệm
  • Dùng kháng sinh, các thuốc tránh thai, thuốc hormone
  • Cimetidin, barbiturate, sử dụng vitamin K
  • Chế độ hoạt động thể lực quá mức
  • Ăn nhiều thức ăn bông cải xanh, rau cải bina, cải xoăn.
  • Không tuân thủ chế độ sử dụng thuốc.
  • Tiêu chảy kéo dài.

Khi dùng thuốc chống đông cần có nhịp kiểm tra INR như sau:

  • Kiểm tra lần 1: Sau khi sử dụng thuốc chống đông kháng vitamin K từ 36 đến 60 giờ cần làm xét nghiệm INR. Tùy thuộc vào sự nhạy cảm của mỗi bệnh nhân. Nếu kiểm tra cho kết quả INR > 2 thì phải giảm thuốc do mức độ nhạy cảm cao.
  • Kiểm tra lần 2: thực hiện sau 3 đến 6 ngày sau khi kiểm tra lần đầu. Tuỳ thuộc vào kết quả lần kiểm tra đầu tiên mà thời gian kiểm tra lần 2 có thể thay đổi nhằm xác định hiệu lực chống đông của thuốc.
  • Kiểm tra các lần sau: thực hiện mỗi 2 đến 4 ngày đến khi chỉ số INR được ổn định và đạt mục tiêu. Sau khi INR ổn định thì tiến hành kiểm tra hàng tuần, hoặc hai tuần một lần, tối đa là mỗi tháng một lần để đạt được chỉ số INR cân bằng.

Tham gia nhóm Hỏi Đáp Bác Sĩ để nhận được sự tư vấn miễn phí từ các Bác sĩ Chuyên Khoa tại đây, hoặc gọi điện theo Số máy 19006237 Tổng đài tư vấn sức khỏe & tâm lý 24/7.

Tìm hiểu chung

Xét nghiệm INR là gì?

Prothrombin là một loại protein sản xuất bởi gan, hoạt động với vai trò là yếu tố đông máu. Các chuyên gia thường làm xét nghiệm thời gian prothrombin [PT] để kiểm tra thời gian hoạt chất này cần để làm đông máu, tránh xuất huyết quá nhiều.

Trong đó, chỉ số INR [International Normalized Ratio] được xem là tiêu chuẩn quốc tế của kết quả xét nghiệm trên, bất kể quy trình thực hiện như thế nào.

Như vậy, có thể hiểu đơn giản rằng xét nghiệm INR là thủ thuật y tế dùng để đánh giá khả năng đông máu ở một người.

Khi nào bạn cần thực hiện xét nghiệm INR?

Người mắc bệnh rung tâm nhĩ hoặc lắp van tim nhân tạo thường sẽ được kê toa thuốc warfarin. Đây là một trong nhiều loại thuốc làm loãng máu phổ biến, dùng với mục đích ngăn chặn huyết khối hình thành trong mao mạch.

Thực tế, cơ chế hoạt động của thuốc làm loãng máu là kéo dài thời gian cần thiết để máu đông lại. Do đó, để đánh giá hiệu quả của việc dùng warfarin, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm INR.

Các chuyên gia có thể dựa vào kết quả xét nghiệm INR để đánh giá hiệu quả điều trị bằng thuốc chống đông máu.

Quá trình đông máu giúp ngăn chặn tình trạng xuất huyết quá mức ở các vết thương. Tuy nhiên, nó cũng đồng thời góp phần dẫn đến đột quỵ hoặc đau tim do hình thành huyết khối trong mao mạch. Vì vậy, một tác dụng khác của xét nghiệm trên là hỗ trợ bác sĩ đưa ra quyết định liều lượng thuốc làm loãng máu phù hợp.

Mặt khác, đôi khi xét nghiệm INR còn tiến hành với mục đích:

  • Kiểm tra một số tình trạng sức khỏe liên quan đến xuất huyết
  • Kiểm tra các vấn đề rối loạn đông máu, đặc biệt trước khi phẫu thuật
  • Kiểm tra chức năng của gan

Quy trình thực hiện

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Trước khi thực hiện

Thủ thuật này không có yêu cầu chuẩn bị đặc biệt nào. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm có thể không chính xác do chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như:

  • Thuốc chống đông máu [warfarin, heparin…]
  • Vitamin K trong quá trình điều trị bệnh gan
  • Thảo dược, chất bổ sung và một số loại thuốc kê toa cũng như không kê đơn
  • Một số thực phẩm, đặc biệt là nhóm giàu vitamin K

Vì vậy, trước khi làm xét nghiệm, bạn nên thông báo với bác sĩ về những loại thuốc, thảo dược hoặc chất bổ sung mà bạn đang dùng. Bên cạnh đó, nếu bạn có thói quen dùng thực phẩm giàu vitamin K, hãy thông báo cho bác sĩ.

Ngoài ra, tương tự như nhiều loại xét nghiệm máu khác, bạn cũng có thể được yêu cầu không ăn uống trong vòng 8–10 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm INR.

Trong khi thực hiện

Bạn sẽ cần có một lượng nhỏ máu làm mẫu phân tích. Để thực hiện điều này, các chuyên viên y tế thường sẽ dùng kim tiêm để rút máu. Vị trí thường lấy là mặt trong khuỷu tay vì lớp da ở đây tương đối mỏng, thuận lợi cho việc tìm kiếm mao mạch.

Nhằm đảm bảo chất lượng của mẫu phân tích, quy trình sẽ tiến hành đảm bảo sự vô trùng với các bước như sau:

  • Khử trùng vị trí rút máu.
  • Tìm kiếm tĩnh mạch để lấy mẫu bằng cách sử dụng dải thun bó chặt phần bắp tay trên. Nhờ đó, mao mạch có thể hiện rõ dưới da.
  • Dùng bông gòn hoặc băng tiệt trùng để cầm máu sau khi đã lấy xong mẫu.

Sau khi thực hiện

Mẫu máu sau khi được lấy sẽ gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích. Tại đây, các chuyên gia sẽ dùng đến một số hóa chất để xác định thời gian cần thiết cho quá trình đông máu. Bạn có thể nhận được kết quả sau vài ngày.

Điều cần thận trọng

Xét nghiệm INR có nguy hiểm không?

Sau khi lấy mẫu máu bằng kim tiêm, một số người có thể bắt gặp các triệu chứng khó chịu ở vị trí đâm kim như:

  • Đau nhói
  • Sưng tấy
  • Bầm tím

Thực tế, bạn không cần phải quá lo lắng vì các dấu hiệu trên thường vô hại và sẽ nhanh chóng biến mất.

Tuy nhiên, trong vài trường hợp hy hữu, các vi sinh vật gây bệnh có nguy cơ tấn công bạn từ vết thương do kim đâm vào. Hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Kết quả của xét nghiệm

Kết quả của xét nghiệm INR là gì?

Nhìn chung, chỉ số INR càng cao, cơ thể bạn càng cần nhiều thời gian để đông máu hơn. Ngược lại, chỉ số càng thấp, bạn càng có nhiều nguy cơ tạo thành cục máu đông trong mao mạch.

Tuy nhiên, thực tế kết quả xét nghiệm INR có thể thay đổi tùy thuộc vào một số yếu tố, bao gồm:

  • Độ tuổi
  • Giới tính
  • Bệnh sử
  • Quy trình thực hiện xét nghiệm
  • Một số loại thuốc điều trị, thảo dược hoặc chất bổ sung

Cụ thể hơn, một người đang uống thuốc làm loãng máu thường có chỉ số INR rơi vào khoảng 2–3. Mặc dù vậy, phạm vi này không cố định vì còn phụ thuộc vào mục đích bạn dùng thuốc. Chẳng hạn như, nếu bạn đang tiếp nhận điều trị van tim, giới hạn kết quả INR của bạn sẽ là 2,5–3,5.

Do đó, kể cả khi xét nghiệm cho ra kết quả không như mong muốn, sức khỏe của bạn chưa hẳn có vấn đề. Trong trường hợp này, bạn nên nhờ bác sĩ giải thích cụ thể ý nghĩa kết quả xét nghiệm.

Blog Điều Trị không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Đông máu nội mạch lan tỏa
  • Bệnh máu khó đông [Rối loạn đông máu di truyền]
  • Thời gian đông máu hoạt hóa

Chủ Đề