Chim heo là gì

Chim lợn hay còn được gọi là chim heo, theo người xưa thì bỗng dưng có tiếng chim lợn kêu thì ở đó sắp có tang tóc hoặc có mùi tử khí vì loài chim này rất thông minh nhưng thường báo điềm không may nên hay bị đuổi đi.

Như vậy khi nghe có tiếng chim heo kêu báo điều gì? vãn là một câu hỏi mà nhiều người càn lời giải đáp. Đặc tính của chúng kiếm ăn trong đêm vì vậy mọi người thường nghe thấy tiếng chim lợn kêu trong đêm điều đó cũng là khá bình thường vì vậy cũng không nên quá lo lắng khi nghe tiếng éc lợn kêu nhé.

Theo minh chứng khoa học thì tiếng kêu chim lợn liên quan đến chết chóc thì hoàn toàn sai lầm. Bởi đây là loài chim rất thông minh và nhạy bén, đặc biệt loài chim này có khứu giác rất tốt. Chúng có thể đánh hơi thấy nhà ai sắp gặp nạn mà báo hiệu cho hay để tìm cách đề phòng và tránh né. Tiếng kêu của chim lợn không quan liên gì đến chết chóc.

Bởi tập tính của chim cú lợn phát ra nhằm dọa con mồi, giúp việc tìm kiếm thức ăn dễ dàng hơn. Những tiếng kêu “éc, éc” của chim lợn khiến con mồi khiếp sợ, lạc phương hướng giúp công việc săn bắt con mồi trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.

Theo giải nghĩa từ Sư Phụ Thích Chíc Thái Minh Chim lợn có khứu giác rất đặc biệt, có thể ngửi được mùi của người sắp chết. Giải đáp thắc mắc về điều này, Sư Phụ đưa ra lời nhận định: “Thầy có tìm hiểu thì các nhà khoa học nghiên cứu con chim lợn rất thính mùi, đặc biệt là mùi tử khí. Người sắp chết có toát ra một cái mùi thì người ta gọi là mùi tử khí. Chết rồi thì có mùi tử khí rất nồng nặc, trước khi chết hoặc sắp chết thì có thể có khí amoniac hoặc khí nitơ chẳng hạn bốc ra thì con chim lợn nó phát hiện được và nó bay đến”. Cũng giống như chim lợn, quạ, kền kền cũng có khứu giác rất nhạy bén, có thể phát hiện được mùi xác chết và bay đến rất nhanh.

Thầy có giải thích thêm : “Thầy có tìm hiểu thì các nhà khoa học nghiên cứu con chim lợn rất thính mùi, đặc biệt là mùi tử khí. Người sắp chết có toát ra một cái mùi thì người ta gọi là mùi tử khí. Chết rồi thì có mùi tử khí rất nồng nặc, trước khi chết hoặc sắp chết thì có thể có khí amoniac hoặc khí nitơ chẳng hạn bốc ra thì con chim lợn nó phát hiện được và nó bay đến”

Từ 19h đến 21h: có điều tang khó trong gia đình. Từ 21h đến 23h: hung tin từ xa đưa về. Từ 23h đến 1h: mất một người thân, đề phòng nên gìn giữ trẻ em. Từ 1h đến 3h: tai nạn xe cộ cho người trong nhà.

Từ 3h đến 5h: người đau nặng sẽ tuyệt vọng.

Họ Cú lợn, danh pháp khoa học Tytonidae, là một trong hai họ động vật thuộc bộ Cú, một số loài thấy ở Việt Nam thường được gọi chung là chim lợn do tiếng kêu của nó giống lợn[1]. Cú lợn là chim săn mồi, hoạt động chủ yếu về đêm, thường sống thành đôi hoặc đơn độc và không di trú.

Họ Cú lợn

Cú lợn lưng xám, loài "chim lợn" phổ biến nhất ở Việt Nam

Phân loại khoa họcGiới [regnum]AnimaliaNgành [phylum]ChordataLớp [class]AvesBộ [ordo]StrigiformesHọ [familia]TytonidaeChi [genus]
Ridgway, 1914Các chi

Tyto
Phodilus

Và một số chi tìm thấy dưới dạng hóa thạch.

Cú lợn là họ cú cỡ trung bình và lớn, đầu to, chân khỏe với móng vuốt sắc. Nét đặc thù của chúng là đĩa mặt hình trái tim, được tạo bởi lông vũ. Những lông vũ này còn có tác dụng định vị và khuếch đại âm thanh khi săn mồi. Lông vũ ở cánh cú lợn cũng có cấu tạo đặc biệt nên không phát ra tiếng động khi bay, giúp chúng nghe tốt hơn và tránh được sự phát hiện của con mồi. Nhìn chung cú lợn có lưng từ màu xám đến nâu, ngực và bụng màu sáng hơn, có thể có đốm. Cú lợn rừng thường nhỏ hơn và đĩa mặt không có hình trái tim mà được chia thành 3 phần, tai được lông chùm bao bọc.

Cú lợn phân bố khá rộng, nó có thể sống ở môi trường sa mạc, rừng, ở vùng có khí hậu ôn đới lẫn nhiệt đới. Cú lợn có mặt ở khắp nơi, trừ Bắc Mỹ, sa mạc Sahara và một phần của châu Á.

 

Cú lợn mặt nạ châu Úc

Chi Tyto [Chi Cú lợn]

  • Tyto tenebricosa: Cú lợn bồ hóng lớn, sống ở đông nam Úc, rừng nhiệt đới Montane, New Guinea
  • Tyto multipunctata: Cú lợn bồ hóng nhỏ, sống ở những vùng có khí hậu nhiệt đới, ẩm ướt của Úc[2]
  • Tyto novaehollandiae:Cú lợn mặt nạ châu Úc, sống ở miền nam New Guinea và những vùng không phải sa mạc của Úc
    • Tyto novaehollandiae troughtoni: Cú lợn mặt nạ hang - còn có bất đồng về loài này; có thể đã tuyệt chủng trong thập niên 1960
  • Tyto aurantia: Cú lợn mặt nạ vàng, là loài chim đặc hữu của đảo New Britain, Papua New Guinea
  • Tyto sororcula: Cú lợn mặt nạ nhỏ, là loài chim đặc hữu của Indonesia
    • Tyto [sororcula] cayelii: Cú lợn mặt nạ Buru - có khả năng đã tuyệt chủng vào giữa thế kỷ 20
  • Tyto manusi: Cú lợn mặt nạ Manus, là loài chim đặc hữu ở đảo Manus, Papua New Guinea
  • Tyto nigrobrunnea: Cú lợn mặt nạ Taliabu, là loài chim đặc hữu của quần đảo Sula, Indonesia
  • Tyto inexspectata: Cú lợn vàng Sulawesi, là loài chim đặc hữu của đảo Sulawesi, Indonesia
  • Tyto rosenbergii: Cú lợn Sulawesi, có nguồn gốc từ Indonesia nhưng vùng sinh sống khá rộng
    • Tyto rosenbergii pelengensis: Cú lợn mặt nạ Peleng - có khả năng đã tuyệt chủng vào giữa thế kỷ 20
  • Tyto alba: Cú lợn lưng xám>, là loài phân bố rộng nhất của họ Cú lợn cũng như là một trong những loài phân bố rộng nhất của lớp Chim
    • Tyto alba delicatula: Cú lợn phương Đông[3]
  • Tyto deroepstorffi: Cú lợn mặt nạ Andaman[4]
  • Tyto glaucops: Cú lợn mặt xám, sống ở Haiti, Dominica
  • Tyto soumagnei: Cú lợn đỏ Madagascar, sống ở đảo Madagascar
  • Tyto capensis: Cú lợn đồng cỏ châu Phi, sống ở nhiều nước thuộc châu Phi
  • Tyto longimembris: Cú lợn đồng cỏ châu Úc[5], tìm thấy ở Úc, Trung Quốc, Fiji, Ấn Độ, Indonesia, Myanma, Nepal, New Caledonia, Papua New Guinea, Philippines, Đài Loan, Việt Nam, Hồng Kông, Nhật Bản

Chi Phodilus [Chi Cú lợn rừng]

  • Phodilus badius: Cú lợn rừng phương Đông, sống ở khắp Đông Nam Á
    • Phodilus [badius] riverae: Cú lợn rừng Samar - có khả năng đã tuyệt chủng vào giữa thế kỷ 20
  • Phodilus prigoginei: Cú lợn rừng Congo - sống ở Cộng hòa Dân chủ Congo, đôi khi được xếp vào chi Cú lợn
  • Phodilus assimilis: Cú lợn rừng Sri Lanka[6]

Các loài hóa thạch

  • Nocturnavis [Cuối thế Eocen/Đầu thế Oligocen]
  • Necrobyas [Cuối thế Eocen/Đầu thế Oligocen - Cuối thế Miocen]
  • Selenornis [Cuối thế Eocen/Đầu thế Oligocen, tìm thấy ở Quercy, Pháp]
  • Prosybris [Cuối thế Eocen/Đầu thế Oligocen - Đầu thế Miocen, tìm thấy ở Pháp]

Ngoài ra, các dấu vết hóa thạch ở Quercy, Pháp thuộc cuối thế Eocen/Đầu thế Oligocen của các chi Palaeotyto và Palaeobyas còn đang được cân nhắc vì chúng có thể thuộc họ Sophiornithidae [chim Khôn ngoan].

Ở Việt Nam, đã phát hiện 3 loài cú lợn:

  • Cú lợn lưng xám [Tyto alba stertens]: còn gọi là cú lợn trắng, chim trưởng thành có kích thước cánh 275–323 mm; đuôi: 119–127 mm; giò: 68–77 mm; mỏ: 30–32 mm. Đĩa mặt hình trái tim, trắng óng ánh. Có lông quanh mắt, nhất là phía trước nâu hung. Vòng cổ trắng mịn, mút các lông mà hung điểm nâu nhỏ ở giữa, nửa vòng dưới màu hung nâu thẫm. Mặt lưng và bao cánh lấm tấm nâu xám nhạt và trắng, giữa mút lông có điểm trắng viền nâu thẫm, mép lông hung vàng. Lông cánh hung vàng xỉn có vằn rộng và lấm tấm nâu xám nhạt. Lông đuôi hung vàng có đốm nhỏ màu nâu xám nhạt, vằn ngang rộng cùng màu. Mặt lưng có màu sắc thay đổi tùy theo từng cá thể: ngả màu nâu xám nhạt hoặc màu hung vàng. Mắt nâu thẫm, mỏ trắng bợt, da gốc mỏ hơi hồng, chân nâu hồng. Loài cú lợn có ở hầu hết các đô thị như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Quảng Trị, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh,...
  • Cú lợn rừng phương Đông [Phodilus badius saturatus]: ở Việt Nam thường được gọi là cú lợn rừng, chim trưởng thành trán, đỉnh đầu và đĩa mặt màu hung, nâu phớt tím. Lông quanh mắt màu mận chín, vòng cổ trắng với mút lông màu nâu tím thẫm và đen. Phần còn lại của bộ lông nhìn chung có màu nâu với các đốm nhỏ màu đen rải rác. Đuôi hung nâu, có vằn đen nằm ngang. Mắt nâu thẫm, mỏ vàng hung, chân nâu hoặc nâu vàng. Hiện chưa có số liệu sinh hoạc về loài này.Cú lợn rừng sống trong các vùng rừng kể cả nơi có cây bụi thứ sinh và rừng tràm. Ở Việt Nam mới chỉ thu thập được mẫu vật ở Bắc Kạn, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh], thị xã Ayunpa [Gia Lai] và Trà Vinh.
  • Cú lợn lưng nâu [Tyto longimembris]: còn gọi là cú lợn vằn, chim trưởng thành có kích thước cánh: 273–348 mm; đuôi: 114–125 mm; giò: 86–94 mm; mỏ: khoảng 36 mm. Đĩa mặt trắng óng ánh hay hơi hung hồng, trước mắt có vệt nâu đen thẫm. Vòng cổ trắng nhưng hơi phớt hung, ở phần lớn cá thể, mút lông viền nâu thẫm. Mặt lưng nâu thẫm, mép và phần gốc các lông hung vàng, gần mút lông có điểm trắng nhỏ. Lông cánh hung nâu có vằn rộng, mép ngoài và mút lông nâu. Đuôi hung vàng rất nhạt có bốn vằn ngang nâu. Mặt bụng trắng phớt hung vàng, nhất là ở ngực, các lông có điểm nhỏ màu nâu trừ phần trước cổ, dưới đuôi và đùi. Mắt nâu, mỏ trắng bợt hơi hồng, da gốc mỏ hồng nhạt, chân nâu hồng hay nâu đen nhạt. Đã bắt được loài này ở các khu rừng thuộc Vĩnh Phúc, Lạng Sơn và ở một số nơi ở Nam Bộ

Bảo vệ

  • Theo nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam ngày 30 tháng 3 năm 2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng cấp, quý hiếm, Cú lợn rừng và Cú lợn lưng xám được xếp vào nhóm hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
  • Theo quyết định số 140/2000/QĐ-BNN/KL của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ngày 21 tháng 12 năm 2000, Cú lợn lưng xám và Cú lợn lưng nâu được xếp vào các loài động vật là thiên địch của chuột [thức ăn chính là chuột], bị nghiêm cấm khai thác từ tự nhiên.
  • Cú lợn rừng: được đưa vào sách đỏ Việt Nam [mức độ nguy cấp bậc T - bị đe dọa], có giá trị thẩm mỹ và khoa học, là nguồn gen quý, có vùng phân bố rộng nhưng số lượng cá thể ít, hiếm gặp.

Trong đời sống

  • Mặc dù là loài vật có ích, ăn chuột và một số loài côn trùng nhưng cũng như các loài thuộc họ Cú mèo, chim lợn là đối tượng xua đuổi của con người. Điều này xuất phát từ niềm tin của nhiều người Việt rằng chim lợn kêu là điềm báo trước có người nào đó sắp chết. Thậm chí, họ cho rằng chim lợn kêu 7 tiếng thì cái chết ứng vào nam giới còn 9 tiếng thì ứng vào nữ giới.
  • Gần đây, những người chuyên thông báo tin tức, thường là để phục vụ cho những việc làm phi pháp hoặc bị coi là xấu [chẳng hạn buôn lậu] cũng được gọi bằng tiếng lóng là chim lợn.

  1. ^ Do cú lợn lưng xám là loài phổ biến nhất ở Việt Nam nên có tài liệu cho rằng chim lợn chỉ là loài này.
  2. ^ Christidis & Boles 2008 coi loài này là đồng loài với T. tenebricosa. Quan điểm này được IOC công nhận.
  3. ^ Tyto delicatula được tách ra từ T. alba [Wink et al. 2004b, Christidis & Boles 2008], nhưng có thể cần xem xét lại.
  4. ^ Tyto deroepstorffi tách ra từ Tyto alba [König et al. 1999, Rasmussen & Anderton 2005]
  5. ^ Tyto longimembris tách ra từ T.capensis [König et al. 1999]; BirdLife International công nhận sự chia tách này.
  6. ^ Phodilus assimilis tách ra từ Phodilus badius [Rasmussen & Anderton 2005].

  • Họ Cú mèo
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Họ Cú lợn.
  • Tra cứu động vật rừng Việt Nam
  • 140/2000/QĐ-BNN/KL của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 21 tháng 12 năm 2000 về nghiêm cấm khai thác cú lợn từ tự nhiên.
  • Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 3 năm 2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng cấp, quý hiếm.[liên kết hỏng]
  • "Chim lợn" nơi cửa khẩu. Lưu trữ 2007-12-11 tại Wayback Machine
  • Video về cú lợn lưng xám trên Internet Bird Collection. Lưu trữ 2007-09-22 tại Wayback Machine
  • 3 loài Cú lợn ở Việt Nam trên SVRVN

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Họ_Cú_lợn&oldid=67994186”

Video liên quan

Chủ Đề