Tại sao có đờm trong cổ họng

Dịch nhày có thể bảo vệ đường thở bằng cơ chế lọc và bôi trơn. Các dịch này tiết ra bởi niêm mạc đường thở từ mũi cho đến phổi. Tuy nhiên đôi khi cơ thể tiết ra quá nhiều dịch này, khiến ta cảm giác có đàm nhiều trong cổ họng. Hãy đọc bài viết sau của YouMed để biết nguyên nhân nào gây ra đàm nhiều trong cổ họng và cần làm gì với vấn đề này.

1. Đàm nhớt là gì? 

Đàm là chất dịch đặc, dính thường bám ở phía sau họng khi bạn bị ốm. Đó là thời điểm người ta hay để ý có đàm nhất. Nhưng bạn có biết rằng bạn luôn có loại dịch nhớt này trong cổ họng chứ không phải chỉ xuất hiện khi bạn bị ốm? 

Niêm mạc là nơi tiết ra đàm nhớt để bảo vệ và hỗ trợ cho hệ hô hấp. Niêm mạc là lớp lót trong các bộ phận như: 

  • Miệng. 
  • Mũi.
  • Họng.
  • Xoang.
  • Phổi.

Dịch nhớt có tính chất dai dính giúp chúng có thể bắt bụi bẩn, tác nhân dị ứng và siêu vi. Khi bạn khỏe mạnh, dịch nhớt thường loãng và không có quá nhiều. Khi bạn bị bệnh hay phơi nhiễm với nhiều bụi bẩn, đàm có thể trở nên đặc hơn, xuất hiện nhiều hơn để bắt giữ các chất lạ. 

Đàm nhớt có những vai trò nhất định đối với hệ thống hô hấp. Tuy nhiên nếu nó khiến bạn khó chịu thì có lẽ bạn cần tìm cách làm loãng hay loại bỏ nó ra khỏi cơ thể. 

2. Nguyên nhân gây ra đàm nhiều trong cổ họng 

Có nhiều bệnh lý gây kích thích tiết nhiều chất nhày, chẳng hạn như: 

Sự sản xuất nhiều chất nhày cũng có thể là do các yếu tố lối sống và môi trường, chẳng hạn như:   

  • Môi trường kín và khô. 
  • Uống ít nước. 
  • Sử dụng các thức uống gây mất nước, chẳng hạn như cà phê, rượu. 
  • Một số loại thuốc. 
  • Hút thuốc lá. 

3. Bạn có thể làm gì để xử lý đàm nhiều trong cổ họng? 

Nếu tình trạng đàm nhiều trong cổ họng trở nên thường xuyên và gây khó chịu thì bạn nên đi gặp bác sĩ để có được chẩn đoán và điều trị đầy đủ. 

Bác sĩ có thể kê cho bạn các loại thuốc như thuốc loãng đàm hoặc phun khí dung. Thuốc loãng đàm giúp làm lỏng và tan đàm nhớt để chúng có thể dễ dàng đào thải ra khỏi họng. Phun khí dung là cách biến thuốc từ dạng lỏng sang dạng hơi nước nhỏ li ti để có thể đi sâu hơn vào trong họng và đường thở. Nếu tình trạng đàm nhiều trong cổ họng là do vi khuẩn tấn công thì nhiều khả năng bác sĩ sẽ cho bạn uống kháng sinh. 

Các bước tự chăm sóc tại nhà 

Bác sĩ cũng có thể hướng dẫn cho bạn một số bước tự chăm sóc để làm giảm đàm nhớt, chẳng hạn như: 

  • Súc họng với nước muối. Phương pháp này có thể giúp thải loại đàm nhớt phía sau họng và giúp tiêu diệt vi khuẩn. 
  • Làm ẩm không khí. Độ ẩm trong không khí có thể giúp làm loãng đàm nhớt. Bạn có thể sử dụng máy làm ẩm không khí cả ngày một cách an toàn. Bạn cần đảm bảo thay nước mỗi ngày và lau rửa máy làm ẩm dựa theo hướng dẫn sử dụng.

  • Bổ sung nước đầy đủ. Uống nước đầy đủ có thể làm giảm nhẹ sự phù nề và giúp thoát lưu dịch nhày. Có nhiều thức uống khác nhau giúp bổ sung nước như nước ép trái cây, nước luộc thịt hay canh súp. Uống nước ấm đem lại nhiều lợi ích nhưng cần tránh các loại đồ uống có chứa caffein. 
  • Nằm đầu cao. Nằm đầu thấp có thể làm cho đàm nhớt ứ đọng nhiều ở phía sau họng. 
  • Tránh sử dụng các thuốc chống dị ứng. Mặc dù các loại thuốc này làm khô bớt chất tiết nhưng lại khiến chất tiết đặc lại và khó khạc ra hơn. 
  • Tránh xa các chất kích thích, hơi hóa học, không khí ô nhiễm. Các chất này có thể gây kích thích niêm mạc, báo hiệu cho cơ thể tiết ra nhiều đàm nhớt hơn. 
  • Nếu bạn đang hút thuốc, hãy cố gắng cai thuốc. Cai thuốc lá có rất nhiều lợi ích, đặc biệt với các bệnh phổi mạn tính như hen suyễn hay COPD.   

>> Xem thêm: Thuốc ho Selituss có tốt không?

4. Khi nào cần đi khám bác sĩ? 

Đàm nhiều trong cổ họng thường không phải là vấn đề cần phải quá lo lắng. Bạn có thể bắt gặp tình trạng này vào buổi sáng vì dịch nhớt ứ đọng và khô lại vào ban đêm. Đàm nhớt sẽ trôi bớt đi vào buổi chiều. Bạn cũng có thể thấy đàm nhiều trong cổ họng nếu bạn bị bệnh, dị ứng theo mùa hay nếu bạn bị thiếu nước. 

Hãy đặt lịch khám với bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng sau đây: 

  • Có đàm nhiều trong cổ họng kéo dài hơn 4 tuần.
  • Đàm trở nên đặc hơn. 
  • Đàm tăng về thể tích hay thay đổi màu sắc. 
  • Bạn có sốt.
  • Bị đau ngực.
  • Cảm giác khó thở.
  • Ho ra máu. 
  • Khò khè.

Điều quan trọng cần nhớ là cơ thể luôn tiết ra đàm nhớt mỗi ngày. Có một ít đàm trong cổ họng không nhất thiết là một vấn đề gì quá to tát. Khi bạn thấy có nhiều đàm trong cổ họng, đó thường là phản ứng của cơ thể khi bị bệnh. Khi bạn khỏe mạnh trở lại, mọi thứ sẽ trở lại như bình thường. Hãy đến gặp bác sĩ để tư vấn nếu bạn lo lắng về số lượng đàm của mình hay có những triệu chứng khác khiến bạn bất an. 

Chất nhầy đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ hô hấp, giúp bôi trơn đường thở và lọc bụi bẩn. Khi bạn hít vào, các chất gây dị ứng, virus và bụi sẽ dính vào chất nhầy, sau đó được loại bỏ khỏi cơ thể. Tuy nhiên, đôi khi cổ họng nhiều chất nhầy có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và gây ra tình trạng tắc nghẽn.

Tham khảo thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi để hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng họng nhiều đờm hay dịch nhầy ở cổ họng quá mức.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng cổ họng nhiều chất nhầy

Nhiều người thường thắc mắc: có chất nhầy ở cổ họng, cổ họng hay tiết dịch đờm đó là nguyên nhân bệnh gì? Thực tế, cơ thể mỗi người luôn tạo ra chất dịch nhầy ở cổ họng, hay đôi khi một số người gọi là nước bọt nhầy. Các chất nhầy ở cổ họng, phổi, xoang, dạ dày và ruột… đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cơ thể khỏe mạnh.

Tuy nhiên, khi cổ họng có nhiều dịch nhầy hay cổ họng nhiều đờm, thì thường là do các vấn đề sức khỏe gây ra. Một số bệnh lý có thể kích thích cơ thể sản xuất quá nhiều chất nhầy ở cổ họng, bao gồm:

Đây là 5 nguyên nhân bệnh lý gây ra tình trạng cổ họng nhiều chất nhầy, hay cổ họng có đờm. Bên cạnh đó, đờm nhiều trong cổ họng hay cổ họng có nhiều dịch nhầy cũng có thể là do các yếu tố môi trường và lối sống, chẳng hạn như:

  • Độ ẩm không khí trong nhà thấp
  • Uống quá ít nước và chất lỏng
  • Tiêu thụ quá nhiều cà phê, trà, rượu, dẫn đến hiện tượng mất nước
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc
  • Hút thuốc lá

Điều trị tình trạng cổ họng nhiều chất nhầy

Nếu tình trạng cổ họng nhiều chất nhầy hay cổ họng có đờm diễn ra thường xuyên và ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn kế hoạch điều trị cụ thể. Trong đó, một số cách sau đây có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng cổ họng nhiều đờm:

Để điều trị tình trạng cổ họng nhiều chất nhầy hay đờm nhiều ở cổ họng, bạn có thể dùng thuốc. Một số loại thuốc kê đơn và không kê đơn có khả năng làm loãng và hạn chế sự tích tụ chất nhầy trong cổ họng, bao gồm:

  • Thuốc không kê đơn [OTC]: Các loại thuốc ho như guaifenesin có tác dụng giảm cổ họng nhiều đờm và làm loãng dịch nhầy ở họng và ngực.
  • Thuốc kê đơn chữa cổ họng nhiều chất nhầy: Các loại thuốc làm tiêu nước bọt nhầy hay chất nhầy trong cổ họng, như nước muối ưu trương và dornase alfa, giúp giảm vấn đề đờm nhiều ở cổ họng. Bên cạnh đó, nếu chất nhầy dư thừa do bị nhiễm vi khuẩn, bạn cần sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị, nhằm giảm thiểu hiện tượng cổ nhiều đờm.

Phương pháp tự chăm sóc tại nhà

Bạn cũng có thể hạn chế tình trạng cổ họng nhiều chất nhầy bằng các biện pháp khắc phục tại nhà sau:

  • Súc miệng bằng nước muối: Phương pháp này có thể giúp tiêu diệt vi trùng và làm sạch chất nhầy ở phía sau cổ họng. Để pha dung dịch nước muối, bạn hòa 1/2 thìa cà phê muối vào 240ml nước ấm, súc miệng trong vòng 10-15 giây rồi nhổ ra.
  • Làm ẩm không khí bằng máy tạo độ ẩm: Tăng độ ẩm trong không khí giúp chất nhầy trong cổ họng của bạn không bị đặc.
  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước lọc có thể giúp loại bỏ chất nhầy ở cổ họng và giúp chất nhầy lưu thông dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thêm các loại chất lỏng ấm khác như nước dùng hoặc súp nhưng cần tránh uống đồ uống chứa caffeine vì chúng có khả năng gây mất nước.
  • Kê cao gối sau đầu: Việc nằm thẳng ra sàn mà không kê gối hoặc kê gối quá thấp có thể tạo cảm giác chất nhầy đang tích tụ ở phía sau cổ họng.
  • Tránh sử dụng thuốc thông mũi: Các loại thuốc thông mũi có thể khiến việc giảm và loại bỏ chất nhầy trở nên khó khăn hơn.
  • Tránh các chất gây kích ứng, nước hoa, hóa chất và ô nhiễm: Những chất này có thể gây kích thích niêm mạc, khiến cơ thể tiết ra nhiều chất nhầy và cổ nhiều đờm hơn bình thường.
  • Bỏ hút thuốc lá: Bỏ hút thuốc lá là việc rất hữu ích, đặc biệt là với bệnh phổi mãn tính như hen suyễn hoặc COPD.

Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?

Cơ thể của bạn luôn sản xuất chất nhầy. Mũi và cổ họng có thể sản xuất khoảng 1-2 lít chất nhầy mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu cổ họng tiết quá nhiều dịch nhầy thì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý cần được quan tâm. Bạn cần đến bệnh viện để thăm khám ngay khi có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Dịch nhầy ở cổ họng quá nhiều, kéo dài hơn 4 tuần
  • Chất nhầy ngày càng đặc hơn
  • Chất nhầy gia tăng về khối lượng hoặc thay đổi màu sắc
  • Sốt
  • Đau ngực
  • Khó thở
  • Ho ra máu
  • Thở khò khè

Hy vọng những thông tin mà Hello Bacsi vừa cung cấp bên trên về nguyên nhân cổ họng nhiều chất nhầy cùng cách điều trị tình trạng cổ họng có đờm sẽ hữu ích với bạn.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề