Chính sách đồng hóa dân tộc của các triều đại phong kiến phương Bắc

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Tại sao chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt Nam?” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về chính sách cai trị của phương Bắc đối với nhân dân ta là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.

Trả lời câu hỏi: Tại sao chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt Nam?

Chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt nhằm mục đích khiến người Việt lãng quên nguồn gốc tổ tiên; lãng quên bản sắc văn hóa dân tộc của mình mà học theo các phong tục - tập quán của người Hán; từ đó làm thui chột ý chí đấu tranh của người Việt.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về  chính sách cai trị của phương Bắc đối với nhân dân ta các em nhé!

Kiến thức tham khảo về chính sách cai trị của phương Bắc đối với nhân dân ta

1. Chính sách cai trị của triều đại phong kiến phương Bắc

a. Về bộ máy cai trị

- Năm 179 TCN, Triệu Đà chiếm được Âu Lạc. Từ đó, các triều đại phong kiến phương Bắc đều sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc, chia thành các đơn vị hành chính như châu-quận, dưới châu – quận là huyện.

- Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng [40-43], chính quyền từ cấp huyện trở lên đều do người Hán nắm giữ.

- Chính quyền đô hộ cho xây dựng các thành lũy lớn ở trụ sở các châu-quận như thành Luy Lâu. Bắc Ninh, Tống Bình- Đại La,… và bố trí lực lượng quân đồn trú để bảo vệ chính quyền. Từ nhà Hán, các triều đại đều áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.

b. Về kinh tế

- Nhà Hán chiếm đoạt ruộng đất, bắt nhân dân ta cống nạp sản vật quý hiếm, hương liệu, vàng bạc. Những sản phẩm quan trọng như sắt và muối bị chính quyền đô hộ giữ độc quyền.

- Nhà Ngô và nhà Lương siết chặt ách cai trị, đặt thêm thuế, bắt hàng ngàn thợ thủ công giỏi ở Giao Châu đem về nước.


- Những hình thức bóc lột chủ yếu của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta thời Bắc thuộc:

+ Sử dụng chế độ tô thuế.

+ Bắt cống nạp sản vật quý [ngọc minh cơ, sừng tê, ngà voi, đồi mồi...].

+ Nắm độc quyền về sắt và muối đối với người Việt.

c. Về xã hội và văn hóa

- Chính sách cai trị về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta thời Bắc thuộc:

+ Mở trường lớp dạy chữ Hán

+ Áp dụng luật Hán.

+ Tìm cách truyền bá văn hóa, phong tục phương Bắc.

- Nho giáo, tư tưởng lễ giáo phong kiến Trung Quốc được truyền bá vào Việt Nam.

- Tuy nhiên, việc dạy chữ chỉ giới hạn trong một số ít người ở các vùng trung tâm. Cả ngàn năm Bắc thuộc, số người Việt được trọng dụng chỉ là thiểu số.

→ Mục đích của các chính sách đô hộ trên là: đồng hóa nhân dân ta để dễ cai trị, biến nước ta trở thành một quận huyện của Trung Quốc. Tuy nhiên, mục đích ấy không thể thực hiện được.

2. Sự chuyển biến trong xã hội

Chuyển biến về kinh tế

- Trồng lúa nước vẫn là nghề chính bên cạnh trồng cây ăn quả, hoa màu và chăn nuôi. Sự phát triển của công cụ sản xuất và kĩ thuật đắp đê, làm thuỷ lợi đã tạo nên những vùng trồng lúa nước rộng lớn.

- Các nghề rèn sắt, đúc đồng, làm gốm, làm mộc, làm đồ trang sức [vàng, bạc] vẫn tiếp tục được duy trì với kĩ thuật sản xuất cao hơn. Một số nghề mới xuất hiện như làm giấy, thuỷ tinh.

- Một số đường giao thông thuỷ, bộ được hình thành. Hoạt động buôn bán trong nước và với các nước khác được đẩy mạnh hơn trước.

Chuyển biến về xã hội

- Với chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, các thành phần trong xã hội đều có sự biến đổi.

- Một số quan lại, địa chủ người Hán bị Việt hóa.Tầng lớp hào trưởng bản địa hình thành từ một bộ phận quý tộc trong xã hội Âu Lạc cũ, có uy tín và vị thế quan trọng trong đời sống xã hội.

- Mẫu thuẫn chủ yếu trong xã hội lúc bấy giờ là mẫu thuẫn của nhân dân Âu Lạc với chính quyền đô hộ phong kiến phương Bắc. Đó là nguyên nhân làm bùng lên các cuộc đấu tranh giành độc lập liên tục trong thời kì Bắc thuộc.

Chuyển biến về địa giới hành chính nước ta

- Những biến đổi về địa giới hành chính nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là:

+ 179 TCN: Âu Lạc bị sáp nhập vào Nam Việt, bị chia thành 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân.

+ 111 TCN: Nước Âu Lạc bị gộp với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao. Châu Giao bị chia thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu CHân và Nhật Nam.

+ Đầu thế kỉ III, nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu [thuộc Trung Quốc] và Giao Châu [nước Âu Lạc cũ].

+ Đầu thế kỉ VI, nhà Lương chia giao Châu thành 6 châu: Giao Châu [vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ], Ái Châu [Thanh Hóa], Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu [Nghệ An và Hà Tĩnh], Hoàng Châu [Quảng Ninh].

+ Năm 618, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ với 12 châu để dễ cai quản. Đất Âu Lạc cũ bị chia thành 6 châu: Giao Châu, Phong Châu, Trường Châu [bắc Bộ ngày nay], Ái Châu, Phúc Lộc Châu, Hoan Châu [Bắc Trung Bộ ngày nay].

- Khi chiếm được nước ta các triều đại phong kiến phương Bắc tổ chức lại cách cai trị nhằm mục đích để tăng cường việc kiểm soát, dễ dàng cai trị hơn, đồng hóa nhân dân ta, biến nước ta thành 1 châu của chúng.

I. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến trong kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam

1. Chế độ cai trị.

a]. Tổ chức bộ máy cai trị:

- Sau khi chiếm Âu Lạc, nhà Triệu chia thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt.

- Thời nhà Hán chia làm 3 quận, sáp nhập vào bộ Giao Chỉ cùng với một số quận của Trung Quốc.

- Thời nhà Tùy, Đường chia làm nhiều châu. Từ sau khi lật đổ chính quyền Hai Bà Trưng, chính quyền đô hộ cử quan lại cai trị đến cấp huyện.

b]. Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hóa về văn hóa.

- Chính sách bóc lột về kinh tế:

+ Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề, cướp ruộng đất, thực hiện chính sách đồn điền, nắm độc quyền muối và sắt.

+ Quan lại đô hộ bạo ngược, tham ô, bóc lột dân chúng để làm giàu.                                              

- Chính sách đồng hóa về văn hóa:

+ Truyền bá Nho giáo, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán. Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt, mở lớp dạy chữ Nho.

+ Chính quyền đô hộ áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.

2. Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa và xã hội.

a]. Về kinh tế:

- Công cụ bằng sắt được sử dụng phổ biến, công cuộc khai hoang được đẩy mạnh, mở rộng diện tích trồng trọt, thủy lợi được mở mang, năng suất lúa tăng hơn trước.

- Thủ công nghiệp, thương mại có sự chuyển biến đáng kể.

+ Kĩ thuật rèn sắt phát triển, việc khai thác vàng, bạc, ngọc được đẩy mạnh, đồ trang sức được gia công tinh tế.

+ Xuất hiện một số nghề thủ công mới như làm giấy, làm thủy tinh.

+ Đường giao thông thủy bộ giữa các quận, vùng hình thành.

b]. Về văn hóa - xã hội:

- Về văn hóa:

+ Nhân dân ta tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hóa Trung Hoa thời Hán - Đường như ngôn ngữ, văn tự.

+ Nhân dân ta không bị đồng hóa, tiếng Việt vẫn được bảo tồn, giữ được phong tục, tập quán như nhuộm răng, ăn trầu, tôn trọng phụ nữ.

- Về xã hội:

+ Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.

+ Làng xóm trở thành nơi xuất phát các cuộc đấu tranh giành độc lập.

Page 2

Bài 15. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc [từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X]

Với giải luyện tập và vận dụng 1 trang 69 Lịch Sử lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Lịch Sử 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch Sử 6. Mời các bạn đón xem:

Giải Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Luyện tập và Vận dụng 1 trang 69 Lịch Sử lớp 6: Tại sao chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hoá dân tộc Việt?

Lời giải:

- Chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt nhằm mục đích: 

khiến người Việt lãng quên nguồn gốc tổ tiên; lãng quên bản sắc văn hóa dân tộc của mình mà học theo các phong tục – tập quán của người Hán; từ đó làm thui chột ý chí đấu tranh của người Việt.

Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Câu hỏi mở đầu trang 65 Bài 15 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Thành Cổ Luy Lâu [nay thuộc huyện Thuận Thành, tình Bắc Ninh] từ...

Câu hỏi 1 trang 67 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy cho biết một số chính sách để áp đặt bộ máy cai trị...

Câu hỏi 2 trang 67 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Đoạn tư lịệu 1 và thông tin trên cho em biết điều gì về chính sách...

Câu hỏi 3 trang 68 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Chính quyền phong kiến phương Bắc đã thực hiện chính sách...

Câu hỏi 4 trang 69 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy nêu sự chuyển biến về kinh tế và xã hội ở nước ta dưới thời Bắc thuộc...

Câu hỏi 5 trang 69 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Theo em, tầng lớp nào trong xã hội sẽ là thủ lĩnh của những cuộc đấu tranh...

Luyện tập và Vận dụng 2 trang 69 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Em có suy luận gì về hậu quả chính sách bóc lột kinh tế...

Video liên quan

Chủ Đề