Chính sách hoàn học phí Ton Duc Thang

Đại biểu Lê Quân, Giám đốc ĐHQG Hà Nội phát biểu tại Quốc hội

Trao đổi thêm về vấn đề này, ông Lê Quân nhấn mạnh: “Hiện nay, chính sách học phí thấp nhưng lại chưa tạo điều kiện cho sinh viên nghèo tiếp cận các chương trình đại học chất lượng”.

Theo ông, chính sách học phí hiện nay có những bất cập gì?

Ông Lê Quân: Học phí thấp, bằng khoảng 1/4 mức tiền lương tối thiểu [khoảng 1 triệu đồng/tháng], trong khi ngân sách nhà nước lại hạn chế và đang có xu hướng cắt giảm, gây áp lực khiến các trường thiếu kinh phí để hoạt động và nâng cao chất lượng.

Các trường muốn thu học phí cao thì phải tự chủ và không nhận ngân sách nữa. Do đó, nguồn thu chủ yếu của các trường sẽ là học phí. Đến nay, hầu hết các đại học tốp 1 và 2 đã triển khai tự chủ, chương trình đào tạo tốt với mức thu học phí vượt nhiều lần so với mức sàn [vượt mức 20 triệu/năm].

Trong khi đó, quy định về miễn giảm học phí, học bổng cho đối tượng chính sách, hộ nghèo, cận nghèo và chính sách tín dụng vay học tập, trích học phí lập quỹ học bổng vẫn đang thiếu hành lang pháp lý. Hiện Chính phủ mới tập trung xây dựng mức sàn học phí mới mà chưa chú trọng sửa chính sách về miễn giảm học phí, học bổng, vay vốn.

Như vậy, học phí đại học đang tăng nhanh nhưng cơ hội theo học các trường chất lượng cho sinh viên nghèo có học lực khá, giỏi bị thu hẹp. Đây chính là bất cập phải giải quyết, quan trọng hơn việc bàn thảo học phí nên cao hay nên thấp.

Ngoài ra, rất nhiều ngành đào tạo tài năng, đào tạo khoa học cơ bản khó tuyển sinh có nguy cơ ít được quan tâm đầu tư vì hiệu quả thấp nhìn từ góc độ tài chính. Ví dụ như các ngành sư phạm, cử nhân Toán, Vật lý, Văn học…, Nhà nước cần có chính sách ưu tiên đầu tư cho những ngành này để thu hút học sinh giỏi nhờ miễn giảm học phí và học bổng.

Phát biểu của tôi ở Quốc hội bao gồm đủ các ý: Một là học phí tính theo đúng định mức kinh tế kỹ thuật; hai là cần có chính sách để hỗ trợ học sinh nghèo, học lực khá giỏi được học đại học tốt; ba là nhà nước nên ưu tiên đầu tư cho giáo dục đại học chứ không nên cắt đầu tư, dồn áp lực tự chủ tài chính lên học phí.

Vì sao ông kiến nghị dùng học phí làm rào cản kỹ thuật để tránh việc “học đại”, thưa ông?

Ông Lê Quân: Trong bối cảnh hiện nay, ngân sách nhà nước đầu tư cho đào tạo đại học rất hạn chế. Hầu hết các trường đại học Việt Nam phải chờ vào học phí để chi cho hoạt động. Do trần học phí thấp nên rất nhiều trường đang cố tăng thu bằng cách tăng quy mô đào tạo. Hệ lụy là chất lượng đào tạo giảm sút, trong khi thực tế hiện nay, hầu như học sinh cứ có nhu cầu là đỗ đại học.

Bên cạnh số học sinh vào học đại học, phần lớn học sinh chọn học nghề để có việc làm tốt. Có hai công cụ để sàng lọc học sinh vào đại học. Công cụ chính là tuyển sinh. Học sinh phải đáp ứng yêu cầu về năng lực mới được nhập học. Công cụ thứ hai là công cụ tài chính qua học phí cao cũng được dùng phổ biến. Hầu hết các chương trình chất lượng cao sẽ áp dụng cơ cấu: Đóng toàn bộ học phí, miễn 100% học phí, giảm học phí, cấp học bổng. Như vậy, học phí cao nhưng không cào bằng. Học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng đáp ứng yêu cầu về năng lực thì được hỗ trợ tài chính để nhập học. Học phí thu được khi tiếp nhận học sinh nghèo đến từ nguồn tài trợ, từ chính sách an sinh của Nhà nước.

Ở các nước phát triển như Mỹ, Australia…, học phí đại học cao là rào cản khá lớn với người học. Học phí là công cụ tài chính để phân luồng học sinh. Học phí cao đẳng và học nghề thường thấp do được Nhà nước tài trợ. Hầu hết sinh viên Mỹ vay nợ trong quá trình học. Sinh viên chịu áp lực tự cân đối tài chính khi học đại học, qua đó, sinh viên có trách nhiệm hơn, nỗ lực học tập hơn và hội nhập xã hội tốt hơn.

Trong 3 năm qua, học phí của rất nhiều trường đại học tốp trên khi tự chủ đã tăng rất nhanh. Và do nhu cầu xã hội cần nhân lực kỹ năng nghề lớn nên rất nhiều học sinh đã chọn học cao đẳng để dễ có việc và đi làm, thay vì vào đại học bởi lý do học phí.

Hướng nào để bảo đảm quyền lợi cho các học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn có cơ hội học đại học?

Ông Lê Quân: Để tạo điều kiện tiếp cận đại học tốt cho học sinh nghèo, Nhà nước cần có chính sách: Đầu tư cho các chương trình đào tạo tài năng, các chương trình đào tạo khoa học cơ bản, các ngành xã hội có nhu cầu nhưng khó tuyển sinh… Các chương trình này được miễn giảm học phí hoặc được cấp học bổng.

Cấp bù học phí cho con em gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo có học lực đáp ứng chuẩn chất lượng.

Cho sinh viên vay vốn không bảo lãnh. Mức vay đủ để đóng học phí và chi phí sinh hoạt. Đây là quỹ đầu tư cho an sinh và tạo việc làm.

Với mức sống của người dân Việt Nam hiện nay, theo ông mức học đại học thế nào là phù hợp?

Ông Lê Quân: Theo thông lệ quốc tế, học phí thường dùng để chi trả tiền lương cho giảng viên. Mức học phí thường được các tổ chức kiểm định xác định dựa trên thu nhập của sinh viên tốt nghiệp. Như vậy, mức trần học phí hiện nay của Việt Nam chỉ bằng 1/4 mức tiền lương tối thiểu ở khu vực thành thị. Với mức học phí như hiện nay, chúng ta chỉ đủ trả tiền lương cơ bản ở mức thấp cho một giảng viên giỏi.

Để xác định học phí, các trường đại học cần xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật của từng ngành đào tạo, bảo đảm thu đủ bù chi. Định mức kinh tế kỹ thuật phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được kiểm toán.

Định hướng chính sách học phí tại ĐHQG Hà Nội ra sao, thưa ông?

Ông Lê Quân: ĐHQG Hà Nội luôn chú trọng chất lượng. Do đó, thu hút được người học giỏi và nâng cao chất lượng đào tạo là mục tiêu của trường. Học phí trong ĐHQG Hà Nội khá đa dạng. Với phần lớn các chương trình tài năng, khoa học cơ bản, sư phạm thì học phí thấp, gắn với học bổng để thu hút học sinh giỏi. Với những chương trình chất lượng cao và quốc tế thì đề xuất cho phép thu học phí đúng định mức kinh tế kỹ thuật, có tính đến quỹ học bổng cho học sinh nghèo học tốt.

Trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp, ĐHQG Hà Nội có cơ chế điều phối một phần nguồn thu từ các chương trình xã hội có nhu cầu cao để tăng suất đầu tư cho các chương trình đào tạo tài năng, ngành khoa học cơ bản, ngành xã hội có nhu cầu nhưng khó tuyển sinh.

Nhật Nam [thực hiện]


Khi nhắc đến cơ sở giáo dục hệ dân lập có môi trường học tập tốt cùng chất lượng giảng dạy tốt ở khu vực miền Nam, chắc hẳn ai cũng có thể đoán ngay ra đó là trường Đại học Tôn Đức Thắng. Đây là ngôi trường đại diện duy nhất của Việt Nam hiện diện trong danh sách các trường đại học tốt nhất thế giới. Vậy, nếu theo học ở đây thì học phí như thế nào? Chế độ chính sách ra sao? Những câu hỏi này luôn là trăn trở không chỉ của riêng của quý bậc phụ huynh, nó còn là băn khoăn của nhiều bạn học sinh trước khi quyết định theo học trường nào đó. Để có thể có được câu trả lời cho những thắc mắc trên, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau cùng ReviewEdu.net.

Giới thiệu chung trường Đại học Tôn Đức Thắng [TDTU]

  • Tên trường: Trường Đại học Tôn Đức Thắng [TDTU – Ton Duc Thang University]
  • Địa chỉ: Số 19 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Phong, quận 7, TP. Hồ Chí Minh
  • Website: //www.tdtu.edu.vn/
  • Facebook: www.facebook.com/tonducthanguniversity
  • Mã tuyển sinh: DTT
  • Email tuyển sinh:
  • Số điện thoại tuyển sinh: [028].3775.5035; 19002024

Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin về trường Đại học Tôn Đức Thắng tại: Review Trường Đại học Tôn Đức Thắng [TDTU].

Dự kiến học phí trường TDTU năm 2023

Dựa trên quy định của Bộ GD&ĐT, mức thu dự kiến của trường Đại học Tôn Đức Thắng trong năm 2023 sẽ tăng không quá 10%/năm. Như vậy, mức học phí tương đương sẽ dao động từ 28.000.000 – 51.000.000 VNĐ/năm học.

Học phí trường Đại học Tôn Đức Thắng [TDTU] năm 2022 là bao nhiêu?

Trường Đại học Tôn Đức Thắng năm 2022 với chương trình Đại trà, dự kiến mức học phí sẽ dao động trong khoảng 26.400.000 – 50.600.000 VNĐ/năm học. Đối với chương trình chất lượng cao và chương trình dạy học bằng tiếng Anh đã được ReviewEdu.net đề cập theo lộ trình cùng với bảng biểu học phí của năm 2021.

Học phí trường Đại học Tôn Đức Thắng [TDTU] năm 2021 là bao nhiêu?

Theo thông tin tìm hiểu, tùy theo ngành học và chương trình học mà nhà trường sẽ áp dụng mức thu học phí khác nhau. Cụ thể:

Học phí TDTU chương trình tiêu chuẩn [đại trà] 2021

Tên ngành Học phí trung bình
Thiết kế công nghiệp, Thiết kế đồ họa, Thiết kế thời trang, Thiết kế nội thất 24.000.000 đồng/năm
Kỹ thuật điện, Kỹ thuật điện tử – viễn thông, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Kỹ thuật cơ điện tử
Kỹ thuật phần mềm, Khoa học máy tính, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
Kỹ thuật hóa học, Công nghệ sinh học, Kiến trúc, Kỹ thuật xây dựng, Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, Quy hoạch vùng và Đô thị
Công nghệ kỹ thuật môi trường, Khoa học môi trường, Bảo hộ lao động
Dược 46.000.000 đồng/năm
Các ngành khác 20.500.000 đồng/năm

Riêng học phí ngành Golf được TDTU quy định như sau [Đơn vị tính: VNĐ]:

  Học kỳ 1 Học kỳ 2 Học kỳ 3
Năm 1 15.957.150 22.650.100 3.080.000
Năm 2 32.066.100 32.135.400 3.813.700
Năm 3 32.476.400 25.752.100 5.280.000
Năm 4 26.345.000 16.409.800 – 

Chương trình chất lượng cao

Nhà trường tiến hành thu học phí theo từng ngành học đối với các sinh viên theo học chương trình chất lượng cao. Trên đây là mức học phí tham khảo chưa bao gồm các khoản thu học phần tiếng Anh.

STT Ngành Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
1 Ngôn ngữ Anh 44.755.000 52.214.000 57.312.000 57.312.000
2 Kế toán 36.264.000 42.308.000 46.438.000 46.438.000
3 Quản trị kinh doanh [Chuyên ngành: Quản trị nguồn nhân lực] 43.740.000 51.030.000 56.012.000 56.012.000
4 Marketing 43.740.000 51.030.000 56.012.000 56.012.000
5 Quản trị kinh doanh [Chuyên ngành: Quản trị nhà hàng – khách sạn] 43.837.000 51.143.000 56.136.000 56.136.000
6 Kinh doanh quốc tế 43.740.000 51.030.000 56.012.000 56.012.000
7 Tài chính – Ngân hàng 36.264.000 42.308.000 46.438.000 46.438.000
8 Luật 36.264.000 42.308.000 46.438.000 46.438.000
9 Việt Nam học [Chuyên ngành: Du lịch và Quản lý du lịch] 35.770.000 41.731.000 45.805.000 45.805.000
10 Công nghệ sinh học 36.591.000 42.690.000 46.857.000 46.857.000
11 Khoa học máy tính 37.572.000 43.834.000 48.114.000 48.114.000
12 Kỹ thuật phần mềm 37.082.000 43.262.000 47.486.000 47.486.000
13 Kỹ thuật xây dựng 36.591.000 42.690.000 46.857.000 46.857.000
14 Kỹ thuật điện 37.082.000 43.262.000 47.486.000 47.486.000
15 Kỹ thuật điện tử – viễn thông 37.082.000 43.262.000 47.486.000 47.486.000
16 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 37.082.000 43.262.000 47.486.000 47.486.000
17 Thiết kế đồ họa 37.278.000 43.491.000 47.737.000 47.737.000
18 Khoa học môi trường 37.082.000 43.262.000 47.486.000 47.486.000

Ngoài ra, học phí các học phần chương trình tiếng Anh Inspire English theo quy định của TDTU là: 3.500.000 đồng/học phần.

Chương trình đại học bằng tiếng Anh

Mức học phí không bao gồm các học phần Tiếng Anh, tính theo đơn vị: Đồng. Cụ thể:

STT Ngành Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
1 Marketing 58.541.000 71.714.000 73.258.000 73.258.000
2 Quản trị kinh doanh [Chuyên ngành Quản trị nhà hàng – khách sạn] 58.541.000 71.714.000 73.258.000 73.258.000
3 Kinh doanh quốc tế 58.541.000 71.714.000 73.258.000 73.258.000
4 Ngôn ngữ Anh 54.945.000 67.308.000 68.758.000 68.758.000
5 Công nghệ sinh học 56.898.000 69.700.000 71.202.000 71.202.000
6 Khoa học máy tính 56.996.000 69.820.000 71.324.000 71.324.000
7 Kỹ thuật phần mềm 56.702.000 69.460.000 70.956.000 70.956.000
8 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 56.800.000 69.580.000 71.079.000 71.079.000
9 Kỹ thuật xây dựng 56.898.000 69.700.000 71.202.000 71.202.000
10 Kế toán 55.544.000 68.042.000 69.508.000 69.508.000
11 Việt Nam học [Chuyên ngành Du lịch và Quản lý du lịch] 53.460.000 65.489.000 66.900.000 66.900.000
12 Tài chính ngân hàng 55.944.000 68.042.000 69.508.000 69.508.000

Học phí các học phần chương trình tiếng Anh Intensive của TDTU:

STT Trình độ Môn học Học phí [Đơn vị: Đồng]
Các học phần Tiếng anh dự bị
1 B1 Preliminary English 13.500.000
Các học phần theo khung chương trình đào tạo
1 B1+ Influencer English 8.500.000
2 B2 Researcher English 8.500.000
3 B2+ Master English 9.500.000

Học phí trường Đại học Tôn Đức Thắng năm 2020 là bao nhiêu?

Năm 2020, mức học phí của sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng sẽ dao động trong khoảng 18.500.000 VNĐ – 67.000.000 VNĐ/năm học tùy theo từng ngành học và hệ đào tạo. Ngoài ra, sinh viên sẽ phải đóng từ 7.000.000 – 9.000.000 VNĐ cho việc học tiếng Anh tại trường. Lưu ý: Đây chỉ là mức tạm thu khi sinh viên nhập học, mức phí cụ thể sẽ được nhà trường thông báo ở lần thu học phí tiếp theo. Sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Anh và những sinh viên khác đạt trình độ đào tạo, có minh chứng kèm theo sẽ không phải đóng khoản tiền này.

Chương trình đại trà 2020

STT Ngành đào tạo Mức học phí bình quân [Đơn vị: Đồng/năm]
1
  • Quản lý thể thao
  • Kinh tế
  • Khách sạn
  • Việt Nam học
  • Luật
18.500.000
2 Dược 42.000.000
3
  • Nghệ thuật
  • Kỹ thuật
  • Công nghệ
22.000.000
4 Quản lý kinh doanh Golf ~ 41.500.000
5 Huấn luyện Golf ~ 67.300.000

Chương trình chất lượng cao 2020

STT Tên ngành Mức học phí [tạm thu, đơn vị: Đồng]
1
  • Kế toán
  • Tài chính ngân hàng
  • Việt Nam học
  • Ngôn ngữ Anh
25.000.000
2
  • Kỹ thuật xây dựng
  • Kỹ thuật phần mềm
  • Khoa học máy tính
  • Công nghệ sinh học
26.100.000
3
  • Kinh doanh quốc tế
  • Marketing
  • Quản trị kinh doanh
26.400.000

Cần lưu ý những gì về mức học phí của trường Đại học Tôn Đức Thắng?

Bên cạnh mức học phí được công khai rõ ràng, minh bạch, sinh viên của trường vẫn cần chú ý một số điểm sau để có sự chuẩn bị tốt nhất về vấn đề này.

Đối với chương trình tiêu chuẩn

Sinh viên sẽ đóng học phí theo từng kỳ học ngay khi ra trường ra thông báo, mức học phí sẽ được tính theo số lượng môn học, số tín chỉ mà sinh viên đã đăng ký trong học kỳ đó. Học phí = số tín chỉ đăng ký * đơn giá tín chỉ quy định.

Học phí bình quân theo khung chương trình đào tạo đã bao gồm học phí tiếng Anh theo chương trình đào tạo đó [trừ tiếng Anh dự bị] và học phí môn Tin học cơ sở. Sẽ có 3 trường hợp cụ thể sau:

  • Nếu sinh viên theo học đã có chứng chỉ năng lực tiếng Anh [còn thời hạn] hoặc đã đạt trình độ theo khung năng lực quy định -> sinh viên sẽ không phải đóng học phí cho học phần được miễn cũng như tham gia học tập tại lớp.
  • Ngược lại, nếu sinh viên chưa đạt trình độ năng lực tiếng Anh 1 -> sinh viên sẽ phải tự đóng học phí và tham gia học tập các học phần tiếng Anh dự bị này.
  • Sinh viên có chứng chỉ tin học MOS hay Microsoft Office Specialist với mức điểm 750 sẽ được miễn học phí cũng như không cần phải tham gia học tập môn Tin học cơ sở.

Đối với chương trình chất lượng cao

Tương tự với chương trình tiêu chuẩn, người học cũng sẽ đóng các khoản học phí theo từng học kỳ, đúng theo lộ trình đào tạo mà nhà trường đưa ra.

Đối với các sinh viên chưa đạt trình độ năng lực tiếng Anh sẽ phải học tập bổ sung học phần cũng như đóng tiền cho những học phần tiếng Anh đó. Dự kiến sẽ ở mức 3.500.000 VNĐ/học phần/75 tiết.

Sinh viên có chứng chỉ tin học MOS hay Microsoft Office Specialist với mức điểm 750 sẽ được miễn học phí cũng như không cần phải tham gia học tập môn Tin học cơ sở.

Đối với các chương trình tiếng Anh

Sinh viên cũng sẽ phải hoàn thành mức học phí theo từng kỳ học mà nhà trường đã công bố. Nếu sinh viên theo học đã có chứng chỉ năng lực tiếng Anh [còn thời hạn] hoặc đã đạt trình độ theo khung năng lực quy định -> sinh viên sẽ không phải đóng học phí cho học phần được miễn cũng như tham gia học tập tại lớp. Thông thường, học phí bình quân cho chương trình tiếng Anh trong khoảng 26,5 triệu đồng.

Tương tự 2 chương trình đào tạo nêu trên, Sinh viên có chứng chỉ tin học MOS hay Microsoft Office Specialist với mức điểm 750 cũng sẽ được miễn học phí cũng như không cần phải tham gia học tập môn Tin học cơ sở tại trường.

Năm 2021, trường Đại học Tôn Đức Thắng [TDTU] tuyển sinh như thế nào?

Năm 2021, nhà trường dự kiến tuyển sinh 5.560 chỉ tiêu ở tất cả 92 ngành học theo các chương trình khác nhau. Ví dụ như chương trình tiêu chuẩn, chương trình luân chuyển Campus,… với thời gian xét tuyển bắt đầu từ ngày 15/4/2021. TDTU tuyển sinh theo 04 phương thức chính. Đó là:

  • Xét tuyển theo kết quả học tập THPT.
  • Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
  • Ưu tiên xét tuyển theo quy định của TDTU.
  • Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của bộ GD&ĐT.

Video liên quan

Chủ Đề