Chức năng của kế toán là gì

Chức năng của kế toán:

Có 2 chức năng:

Chức năng phản ánh: Thu thập, xử lý, báo cáo các hoạt động kinh tế tại Doanh nghiệp.

Chức năng giám sát, đôn đốc: Giám sát, đôn đốc hỗ trợ nhà quản lý ra các quyết định kịp thời.

Vai trò của kế toán là gì

Vai trò của kế toán là cung cấp thông tin kinh tế, tài chính cho những người có nhu cầu sử dụng làm cơ sở cho việc ra các quyết định kinh tế

Môi trường pháp lý của kế toán là gì

Môi trường pháp lý của kế toán căn cứ vào:

1. Luật kế toán là gì

Luật kế toán:

+ Có tính pháp lý cao nhất

+ Quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc

+ Làm cơ sở để xây dựng chuẩn mực kế toán và chếđộ kế toán

Áp dụng luật kế toán hiện nay là: Luật kế toán 2015 số 88/2015/QH13

2. Chuẩn mực kế toán là gì

Chuẩn mực kế toán là những quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, nội dung, phương pháp và thủ tục kế toán cơ bản, chung nhất làm cơ sở ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính nhằm đạt được sự đánh giá trung thực, hợp lý khách quan về thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Chuẩn mực kế toán là tiền đề để ban hành chế độ kế toán

Xem thêm: Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

Chế độ kế toán là gì

Chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán ủy quyền ban hành

Mục đích ban hành: Nhằm hướng dẫn cụ thể cho Luật Kế toán và chuẩn mực kế toán

Các chế độ kế toán tại doanh nghiệp hiện nay có 2 chếđộ

- Chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC [Áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp]

- Chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC [Áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ]

Vậy nên chọn chếđộ kế toán nào ?

Tuy nhiên giữa hai thông tư 200 và thông tư 133 thì chỉ ràng buộc ở thông tư 133 áp dụng đối với doanh nghiệp được xác định là “Doanh nghiệp vừa và nhỏ”. Còn thông tư 200 thì áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Vậy có nghĩa là dù là doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp lơn, kế toán vẫn có thể lựa chọn chung một chế độ kế toán theo thông tư 200

Trên thực tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ thường sẽ sử dụng thông tư 133 nhưngđối với tt133 chỉ chỉ nênáp dụng cho công ty thương mại, còn các công ty sản xuất, xây dựng thì nên lựa chọn thông tư 200để dễ hạch toán và quản lý, hiện tạicác doanh nghiệp mới thành lập công tynếu công ty chưa có nhiều phát sinh năm đầu tiên lập báo cáo tài chính sẽ lựa chọn cácđơn vị dịch vụ kế toán do vậy trước khi thuê dịch vụ kế toán doanh nghiệp cần lưuýđể lựa chọn chếđộ kế toán cho kỳđầu tiênđể tránh phải mất thời gian trong việc thayđối chếđộ kế toán

Xem chi tiết các quyđịnh về chế độ kế toán theoTT200 tại: Thông tư 200/2014/TT-BTC

Chức năng của kế toán

Kế toán có 3 chức năng và tôi sẽ giải thích cho bạn hiểu từng cái:

• Chức năng phản ánh: Thể hiện ở chỗ kế toán theo dõi toàn bộ các hiện tượng kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, thông qua việc tính toán, ghi chép, phân loại, xử lý và tổng kết các số liệu có liên quan đến quá trình hoạt động và sử dụng vốn của doanh nghiệp.

• Chức năng giám đốc [Chức năng kiểm tra]: Thể hiện ở chỗ thông qua số liệu đã được phản ánh, kế toán sẽ nắm được một cách có hệ thống toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động của đơn vị; giúp cho việc phân tích, đánh giá được đúng đắn nhằm đem lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

• Chức năng cung cấp thông tin: Đây là chức năng quan trọng nhất của kế toán. Thông qua thu thập thông tin về các sự kiện kinh tế tài chính, xử lý thông tin và bằng các phương pháp khoa học của mình, kế toán có thể cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị cho các đối tượng sử dụng thông tin khác nhau để ra quyết định thích hợp.

Sơ đồ sau sẽ giúp bạn nắm được vấn đề dễ dàng hơn:

SƠ ĐỒ CHỨC NĂNG KẾ TOÁN

Hãy comment dưới đây những thắc mắc của bạn, tôi sẽ trả lời tất cả câu hỏi của các bạn!

Kế toán là gì? Vai trò của hoạt động kế toán đối với doanh nghiệp

Nếu bạn đang có ý định mở một doanh nghiệp, thì việc xử lý các hoạt động tài chính của công ty chính là điều mà bạn cần giải quyết đầu tiên. Khi đó kế toán chính là bộ phận sẽ giải quyết vấn đề tài chính quan trọng nhất của doanh nghiệp. Vậy kế toán là gì?

    Chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán trong doanh nghiệp

    Chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán trong doanh nghiệp đảm bảo toàn bộ công việc hạch toán trong công ty. Bao gồm hạch toán ban đầu, xử lý thông tin đến lập báo cáo đều tài chính:

    • Thực hiện những nghiệp vụ về chuyên môn tài chính, kế toán theo đúng quy định của Nhà nước.
    • Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của Công ty và cố vấn cho Ban lãnh đạo các vấn đề liên quan.
    • Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc [BTGĐ] về chế độ kế toán. Cập nhật những thay đổi của chế độ kế toán theo quy định của pháp luật.

    Nhiệm vụ chuyên môn của kế toán:

    • Ghi chép, tính toán, và báo cáo tình hình hiện có. Ghi chép tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, tiền vốn. Ghi chép lại toàn bộ quá trình sử dụng vốn của công ty.
    • Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Kiểm tra kế hoạch thu chi tài chính. Kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn.
    • Phát hiện kịp thời những hiện tượng lãng phí. Ngăn ngừa những vi phạm chế độ, quy định của Công ty.
    • Phổ biến chính sách, chế độ quản lý của nhà nước với các bộ phận liên quan khi cần thiết.
    • Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Kiểm tra, phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi kế hoạch. Cung cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan theo chế độ kế toán hiện hành.
    • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho BTGĐ Công ty.

    Phòng kế toán cũng như các phòng ban khác, đứng đầu bộ phận kế toán thường là kế toán trưởng hoặc giám đốc tài chính.

    Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tổng hợp các ghi chép, báo cáo của các nhân viên kế toán. Tại một số doanh nghiệp, trưởng hay phó phòng kế toán có thể trực tiếp làm công việc của kế toán tổng hợp.

    Xem thêm: Sơ đồ tổ chức phòng kế toán phù hợp với doanh nghiệp nhỏ

    Video liên quan

    Chủ Đề