Chức năng cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào CSDL có Máy nhiệm vụ

Vì sao hệ QTCSDL lại phải có khả năng kiểm soát và điều khiển các truy cập đến CSDL? Hãy nêu ví dụ minh họa

Đề bài

Vì sao hệ QTCSDL lại phải có khả năng kiểm soát và điều khiển các truy cập đến CSDL? Hãy nêu ví dụ minh họa.

Lời giải chi tiết

Hệ QTCSDL lại phải có khả năng kiểm soát và điều khiển các truy cập đến CSDL vì:

- Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không cho phép. Chức năng này đáp ứng yêu cầu an toàn và bảo mật thông tin. Ví dụ, không phải ai cũng có thể truy nhập để sửa điểm của sinh viên trong CSDL quản lý sinh viên. Chỉ có những người có thẩm quyền như giảng viên, phòng giáo vụ mới có quyền để làm việc này.

- Duy trì tính nhất quán khi cập nhật dữ liệu. Ví dụ, khi hai người cùng mua một chiếc vé máy bay nhưng chỉ còn lại một chiếc duy nhất. Nếu không có tính nhất quán khi cập nhật dữ liệu có thể cả hai người sẽ mua cùng một chiếc vé.

Loigiaihay.com

BÀI 2: HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU

1. Các chức năng của hệ QTCSDL

- Một hệ QTCSDL có các chức năng cơ bản sau:

a. Cung cấp môi trường tạo lập CSDL

- Một hệ QTCSDL phải cung cấp một môi trường cho người dùng dễ dàng khai báo kiểu dữ liệu, các cấu trúc dữ liệu thể hiện thông tin và các ràng buộc trên dữ liệu. Để thực hiện được chức năng này, mỗi hệ QTCSDL cung cấp cho người dùng một ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu.

b. Cung cấp cách cập nhật và khai thác dữ liệu

- Ngôn ngữ để người dùng diễn tả yêu cầu cập nhật hay tìm kiếm, kết xuất thông tin được gọi là ngôn ngữ thao tác dữ liệu.

- Thao tác dữ liệu gồm: Cập nhật [nhập, sửa, xoá dữ liệu], Khai thác [tìm kiếm, kết xuất dữ liệu].

c. Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển việc truy cập vào dữ liệu

- Để góp phần đảm bảo được các yêu cầu đặt ra cho một hệ CSDL, hệ QTCSDL phải có các bộ chương trình thực hiện những nhiệm vụ sau:

  • Đảm bảo an ninh, phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép.
  • Duy trì tính nhất quán của dữ liệu.
  • Tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời để bảo vệ các ràng buộc toàn vẹn và tính nhất quán.
  • Khôi phục CSDL khi có sự cố ở phần cứng hay phần mềm.
  • Quản lí các mô tả dữ liệu.

3. Vai trò của con người khi làm việc với hệ cơ sở dữ liệu

a. Người quản trị cơ sở dữ liệu

- Là một người hay nhóm người được trao quyền điều hành CSDL.

- Nhiệm vụ của người quản trị CSDL:

  • Quản lí các tài nguyên của CSDL, hệ QTCSDL, và các phần mềm có liên quan.
  • Tổ chức hệ thống: phân quyền truy cập cho người dùng, đảm bảo an ninh cho hệ CSDL. Nâng cấp hệ CSDL: bổ sung, sửa đổi để cải tiến chế độ khai thác, nâng cao hiệu quả sử dụng.
  • Bảo trì CSDL: thực hiện các công việc bảo vệ và khôi phục hệ CSDL.

b. Người lập trình ứng dụng

- Là người có nhiệm vụ xây dựng các chương trình ứng dụng hỗ trợ khai thác thông tin từ CSDL trên cơ sở các công cụ mà hệ QTCSDL cung cấp.

c. Người dùng

- Là người có nhu cầu khai thác thông tin từ CSDL.

4. Các bước xây dựng cơ sở dữ liệu

Bước 1: Khảo sát

- Tìm hiểu các yêu cầu của công tác quản lí.

- Xác định và phân tích mối liên hệ các dữ liệu cần lưu trữ.

- Phân tích các chức năng cần có của hệ thống khai thác thông tin, đáp ứng các yêu cầu đặt ra.

- Xác định khả năng phần cứng, phần mềm có thể khai thác, sử dụng.

Bước 2: Thiết kế

- Thiết kế CSDL.

- Lựa chọn hệ quản trị để triển khai.

- Xây dựng hệ thống chương trình ứng dụng.

Bước 3: Kiểm thử

- Nhập dữ liệu cho CSDL.

- Tiến hành chạy thử các chương trình ứng dụng.

Câu 19. Chọn câu trả lời chính xác:

A. Hệ quản trị CSDL là một bộ phận của ngôn ngữ CSDL, đóng vai trò chương trình dịch cho ngôn ngữ CSDL

B. Người lập trình ứng dụng không được phép đồng thời là người quản trị hệ thống vì như vậy vi phạm quy tắc an toàn và bảo mật

C. Hệ quản trị CSDL hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào hệ điều hành

D. Người quản trị CSDL phải hiểu biết sâu sắc và có kĩ năng tốt trong các lĩnh vực CSDL, hệ quản trị CSDL và môi trường hệ thống

Câu 23. Chức năng của hệ quản trị CSDL?

A. Cung cấp cách khai báo dữ liệu

B. Cung cấp môi trường tạo lập CSDL và công cụ kiểm soát, điều khiển việc truy cập vào CSDL

C. Cung cấp cách cập nhật dữ liệu, tìm kiếm và kết xuất thông tin

D. Câu B và C

Câu 25. Cơ sở dữ liệu là:

A. Một bộ sưu tập rất lớn về các loại dữ liệu tác nghiệp, lưu trữ theo quy tắc.

B. Một bộ sưu tập rất lớn về các loại dữ liệu tác nghiệp

C. Tập các File dữ liệu tác nghiệp.

D. Kho dữ liệu tác nghiệp

Câu 26. Các loại dữ liệu bao gồm:

A. Tập các File số liệu

B. Âm thanh, tiếng nói, chữ viết, văn bản, đồ hoạ, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động....

C. Âm thanh, tiếng nói, chữ viết, văn bản, đồ hoạ, hình ảnh tĩnh hay hình ảnh động. dưới dạng nhị phân.

D. Âm thanh, tiếng nói, chữ viết, văn bản, đồ hoạ, hình ảnh tĩnh hay hình ảnh động.... được lưu trữ trong các bộ nhớẻtong các dạng File.

Câu 30. Ưu điểm cơ sở dữ liệu:

A. Xuất hiện dị thường thông tin.

B. Các thuộc tính được mô tả trong nhiều tệp dữ liệu khác nhau.

C. Khả năng xuất hiện mâu thuẫn và không nhất quán dữ liệu.

D. Giảm dư thừa, nhất quán và toàn vẹn của dữ liệu.

Câu 31. Dị thương thông tin có thể:

A. Thừa thiếu thông tin trong lưu trữ.

B. Dữ liệu nhất quán và toàn vẹn.

C. Phản ánh đúng hiện thực khách quan dữ liệu.

D. Không xuất hiện mâu thuẫn thông tin

Câu 33. Tính toàn vẹn dữ liệu đảm bảo

A. Cho sự lưu trữ dữ liệu luôn luôn đúng.

B. Phản ánh đúng hiện thực khách quan dữ liệu.

C. Giảm dư thừa, nhất quán và toàn vẹn của dữ liệu.

D. Cho việc cập nhật, sửa đổi, bổ sung dữ liệu.thuận lợi

Câu 34. An toàn dữ liệu có thể hiểu là:

A. Ngăn chặn các truy nhập trái phép, sai quy định từ trong ra hoặc từ ngoài vào...

B. Tính nhất quán và toàn vẹn dữ liệu.

C. Dễ dàng cho công việc bảo trì dữ liệu.

D. Thống nhất các tiêu chuẩn, thủ tục và các biện pháp bảo vệ, an toàn dữ liệu

Câu 38. Mô hình ngoài là:

A. Nội dung thông tin của toàn bộ CSDL

B. Nội dung thông tin của một phần dữ liệu dưới cách nhìn của người sử dụng.

C. Nội dung thông tin của toàn bộ CSDL dưới cách nhìn của người sử dụng.

D. Nội dung thông tin của một phần cơ sở dữ liệu

Câu 39. Mô hình quan niệm là:

A. Cách nhìn dữ liệu ở mức ngoài.

B. Nội dung thông tin của một phần dữ liệu dưới cách nhìn của người sử dụng.

C. Cách nhìn dữ liệu một cách tổng quát của người sử dụng.

D. Nội dung thông tin của một phần dữ liệu.

Câu 40. Mô hình trong là:

A. Mô hình biểu diễn cơ sở dữ liệu trìu tượng ở mức quan niệm.

B. Có nhiều cách biểu diễn CSDL dưới dạng lưu trữ vật lý.

C. Mô hình lưu trữ vật lý dữ liệu.

D. Là một trong các mô hình biểu diễn CSDL dưới dạng lưu trữ vật lý.

Câu 41. Ánh xạ quan niệm trong:

A. Bảo đảm tính độc lập của dữ liệu.

B. Bảo đảm tính phụ thuộc lẫn nhau giữa mô hình trong và mô hình ngoài.

C. Bảo đảm cấu trúc lưu trữ của mô hình dữ liệu không thay đổi.

D. Bảo đảm cấu trúc lưu trữ của CSDL khi có sự thay đổi.

Câu 42. Ánh xạ quan niệm-ngoài:

A. Quan hệ giữa mô hình ngoài và mô hình ngoài

B. Quan hệ giữa mô hình trong và mô hình trong

C. Quan hệ môt-một giữa mô hình ngoài và mô hình dữ liệu.

D. Quan hệ giữa mô hình ngoài và mô hình trong.

Câu 43. Mục tiêu của cơ sở dữ liệu là:

A. Không làm thay đổi chiến lược truy nhập cơ sở dữ liệu.

B. Không làm thay đổi cấu trúc lưu trữ dữ liệu.

C. Dữ liệu chỉ được biểu diễn, mô tả một cách duy nhất.

D. Bảo đảm tính độc lập dữ liệu

Câu 44. Người quản trị CSDL là:

A. Quyết định cấu trúc lưu trữ & chiến lược truy nhập

B. Xác định chiến lược lưu trữ, sao chép, phục hồi dữ liệu.

C. Cho phép người sử dụng những quyền truy nhập cơ sở dữ liệu

D. Một người hay một nhóm người có khả năng chuyên môn cao về tin học, có trách nhiệm quản lý và điều khiển toàn bộ hoạt động của các hệ CSDL

Câu 45. Ràng buộc dữ liệu

A. Các định nghĩa, tiên đề, định lý

B. Quy tắc biểu diễn cấu trúc dữ liệu.

C. Mối quan hệ giữa các thực thể dữ liệu.

D. Các quy tắc, quy định.

Câu 46. Ràng buộc kiểu:

A. Quy tắc đặt tên cơ sở dữ liệu.

B. Mô tả tính chất của các thuộc tính khi tạo lập CSDL

C. Quy tắc truy nhập cơ sở dữ liệu.

D. Mối quan hệ giữa các thực thể dữ liệu.

Câu 47. Ràng buộc giải tích:

A. Mối quan hệ giữa các thuộc tính được biểu diễn bằng các biểu thức toán học.

B. Quy tắc biểu diễn cấu trúc dữ liệu.

C. Các phép toán đại số quan hệ

D. Mô tả tính chất của các thuộc tính khi tạo lập CSDL

Câu 48. Ràng buộc logic:

A. Các phép so sánh.

B. Mối quan hệ giữa các thuộc tính được biểu diễn bằng các biểu thức toán học.

C. Mối quan hệ giữa các thuộc tính được biểu diễn bằng các phụ thuộc hàm.

D. Các phép toán quan hệ

Câu 49. Mô hình cơ sở dữ liệu Client-Sserver:

A. Máy chủ và máy đều tham gia quá trình xử lý.

B. Máy khách thực hiện các ứng dụng, nó gửi yêu cầu về máy chủ được kết nối với cơ sở dữ liệu, máy chủ xử lý và gửi trả lại kết quả về máy khách.

C. Máy khách yêu cầu máy chủ cung cấp các loại dịch vụ.

D. Các máy khách chia sẻ gánh nặng xử lý của máy chủ trung tâm.

Câu 50. Đặc trưng của một mô hình dữ liệu:

A. Mô hình dữ liệu đơn giản.

B. Biểu diễn dữ liệu đơn giản và không cấu trúc.

C. Tính ổn định, tính đơn giản, cần phải kiểm tra dư thừa , đối xứng và có cơ sở lý thuyết vững chắc.

D. Người sử dụng có quyền truy nhập tại mọi lúc, mọi nơi.

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1CCâu 26D
Câu 2DCâu 27B
Câu 3BCâu 28C
Câu 4ACâu 29D
Câu 5DCâu 30D
Câu 6ACâu 31A
Câu 7BCâu 32B
Câu 8DCâu 33A
Câu 9BCâu 34A
Câu 10DCâu 35C
Câu 11CCâu 36B
Câu 12DCâu 37B
Câu 13BCâu 38B
Câu 14ACâu 39C
Câu 15DCâu 40C
Câu 16ACâu 41A
Câu 17BCâu 42C
Câu 18DCâu 43D
Câu 19CCâu 44D
Câu 20BCâu 45C
Câu 21DCâu 46B
Câu 22CCâu 47A
Câu 23DCâu 48C
Câu 24ACâu 49B
Câu 25ACâu 50C

Chu Huyền [Tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề