Chương trình biểu diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội

Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết định số 1295/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Chương trình biểu diễn của ban nhạc I-xra-en tại Hà Nội

Theo quyết định, Bộ Cho phép Nhà hát Lớn Hà Nội [Trung tâm Tổ chức biểu diễn nghệ thuật và sự kiện văn hóa] đón và tổ chức chương trình biểu diễn của ban nhạc I-xraen Gute Gute tại Hà Nội vào ngày 23/6/2022 tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám [trước Nhà hát Lớn Hà Nội – 01 Phố Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội].

Nhóm nhạc Gute Gute - Ảnh: //www.gutegute.com/

Về kinh phí, phía I-xra-en chịu trách nhiệm chi trả vé máy bay quốc tế, di chuyển nội địa, ăn nghỉ và thù lao cho nghệ sĩ I-xra-en. Nhà hát Lớn Hà Nội chịu chi phí cho  lễ tân, tuyên truyền quảng bá sự kiện, lắp đặt sân khấu, thiết bị âm thanh, ánh sáng, mời ca sĩ Việt Nam tham gia biểu diễn giao lưu và các chi phí liên quan khác.

Được biết, Ban nhạc I-xra-en Gute Gute mang phong cách pop rock, kết hợp giữa các yếu tố truyền thống của âm nhạc Do thái và đương đại. Năm 2021, ban nhạc đã có kế hoạch biểu diễn tại Festival Huế [theo lời mời của Ban tổ chức Festival] và Hà Nội. Tuy nhiên, do dịch bệnh COVID-19 nên chương trình đã bị hoãn. Năm 2022, sau khi dịch bệnh được kiểm soát tại Việt Nam và Festival Huế có quyết định tổ chức lại, kế hoạch biểu diễn của ban nhạc Gute Gute tại Huế và Hà Nội đã được tái khởi động.

Những năm gần đây, hợp tác giữa Việt Nam và I-xra-en trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch có nhiều khởi sắc. Trong giai đoạn COVID-19, Ix-ra-en từng đề nghị hỗ trợ và trao đổi với Việt Nam kinh nghiệm tổ chức tiêm vắc-xin, phục hồi du lịch… Hậu dịch bệnh, đại sứ quán I-xra-en tại Hà Nội cũng rất nỗ lực thúc đẩy nối lại hợp tác với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông qua việc đề xướng một số hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Tuy nhiên, do các điều kiện khách quan, hầu hết các hoạt động đều chưa thực hiện được.

Hai buổi biểu diễn của ban nhạc Gute Gute tại Hà Nội sẽ là một hoạt động ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 29 năm ngày thiết lập quan hệ Việt Nam – I-xra-en [12/7/1993- 12/7/2022], mở rộng tăng cường giao lưu văn hóa và nghệ thuật giữa hai nước, đồng thời thể hiện thiện chí của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với việc phát triển quan hệ song phương với I-xra-en.

Thủy Bích

Với mục đích giao lưu văn hóa Việt Nam - Pháp và phát huy di sản kiến trúc Pháp ở Việt Nam, 110 nghệ sĩ có mặt trong chương trình đặc biệt này. Diva Mỹ Linh, nghệ sĩ đa tài Kenjah [Pháp], ca sĩ Vũ Thắng Lợi, Đào Tố Loan,… cùng Dàn nhạc Giao hưởng, Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Đồng Quang Vinh và tổng đạo diễn Chu Anh Hùng đã để lại những ấn tượng đặc biệt cho các khán giả tới xem. 

Chương trình biểu diễn nghệ thuật "Huyền thoại Opera’’ diễn ra tối 11/12 kỷ niệm 110 năm Nhà hát Lớn Hà Nội đi vào hoạt động

Nhà hát Lớn Hà Nội là một công trình kiến trúc được người Pháp được khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành vào năm 1911 theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris nhưng mang tầm vóc nhỏ hơn có kiến trúc rất độc đáo và sử dụng các vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương.  

Tác phẩm của hai kiến trúc sư Harlay và Broyer được pha trộn nhiều phong cách, nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội vẫn mang đậm dáng vẻ tân cổ điển Pháp, đặc biệt ở kết cấu kiến trúc, kiểu mái hai mảng lợp ngói đá đen cùng các họa tiết trang trí bên trong. 

Nơi đây là chứng tích thiêng liêng, ghi dấu và lưu truyền những sự kiện lịch sử, cách mạng quan trọng bậc nhất của đất nước: ngày 17/8/1945 trên quảng trường Nhà hát đã diễn ra cuộc mít tinh ra mắt Mặt trận Việt Minh; ngày 16/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động Tuần lễ vàng quyên góp ủng hộ Chính phủ tại đây. 

Chương trình có sự tham gia của diva Mỹ Linh, nghệ sĩ đa tài Kenjah [Pháp], ca sĩ Vũ Thắng Lợi, Đào Tố Loan,…

Nhà hát lớn Hà Nội là nơi Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập nhóm họp và thông qua Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; ngày 24/11/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội.  

Tại Hội nghị này, Người đã khẳng định: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”. Nhà hát Lớn Hà Nội còn là nơi khai sinh và tôn vinh kịch nghệ cùng sân khấu Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt - Giám đốc Nhà hát Lớn Hà Nội chia sẻ, với chiều dài lịch sử 110 năm, Nhà hát Lớn Hà Nội hiện hữu như một biểu tượng trường tồn về văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, lịch sử, hội nhập và giao thoa văn hóa Đông - Tây, đóng góp to lớn vào lĩnh vực văn hóa và mở rộng giao lưu văn hóa, góp phần quảng bá đất nước và con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài. 

Lãnh đạo Bộ VHTT&DL, đại sự quán Pháp chúc mừng Ban giám đốc Nhà hát Lớn Hà Nội và ê kíp sản xuất chương trình nghệ thuật "Huyền thoại Opera’’

“Với vai trò là nhà quản lý, tôi mong muốn công trình lịch sử cũng như di sản văn hoá này sẽ luôn là nơi chào đón những chương trình âm nhạc đặc biệt; nơi tổ chức các chương trình hội thảo, hội nghị, lễ kỷ niệm mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế nhằm quảng bá, giao lưu văn hoá, bảo tồn và phát huy di sản kiến trúc Pháp tại Việt Nam” - bà Minh Nguyệt nói. 

Ông Chu Anh Hùng - Phó Giám đốc Nhà hát Lớn, người từng đảm nhận vai trò Tổng đạo diễn nhiều đêm nhạc gây tiếng vang, chia sẻ do ảnh hưởng kéo dài của dịch bệnh Covid-19, năm 2021 là khoảng thời gian thiếu vắng tương đối nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật, giao lưu văn hoá.  

“Hy vọng thời gian tới, dịch bệnh sẽ sớm được kiểm soát, tình hình ổn định để Nhà hát Lớn Hà Nội tiếp tục là nơi đón tiếp, tổ chức các sự kiện văn hoá nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng Thủ đô. Nhà hát mong là nơi kết nối âm nhạc, chắp cánh những tác phẩm cũ vào mới đến gần người xem, lan toả những giá trị nghệ thuật đẹp cho cuộc đời”- ông Chu Anh Hùng nhấn mạnh.

20:00, Thứ sáu 12/08/2022 Nhà hát Lớn

Số 1 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Thông tin từ ban tổ chức:

Chương trình biểu diễn được thực hiện bởi Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, với sự tham gia của nghệ sỹ piano Nguyễn Thế Vinh, dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Min Chung. Các tác phẩm trình diễn trong chương trình gồm bản Concerto cho piano số 1 [Op. 23] của P.Tchaikovsky, Giao hưởng số 3 “Xcốt-len” [Op.56] La thứ của F.Mendelssohn.

Nhạc trưởng Min Chung

Là người gốc Hàn Quốc, Min Chung được sinh ra ở Đức, rồi tới Pháp học văn học và piano, violin và contrebass tại trường Lycée International Racine dưới sự dẫn dắt của Francois Rabbath. Sau khi tốt nghiệp trung học, anh tiếp tục theo học tại Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc. Nhạc cảm tinh tế cùng kỹ năng chơi nhiều loại nhạc cụ là hai yếu tố chính giúp Min Chung thành công ở vai trò chỉ huy.

Min Chung ra mắt với Dàn nhạc giao hưởng Aloysius tại Busan, Hàn Quốc.

Từ năm 2015 anh là chỉ huy trưởng của Dàn nhạc giao hưởng Tokyo, từ 2020 là Chỉ huy khách mời chính của Dàn nhạc Haydn di Trento e Bolzano và từ năm 2021 là Giám đốc Âm nhạc của Dàn nhạc Giao hưởng Gangneung.

Ngoài ra, Min Chung đã biểu diễn và chinh chiến qua nhiều dàn nhạc lớn nhỏ từ Âu sang Á: từ các dàn nhạc tại Ý, Đức, Trung Quốc, Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc. Về nhạc kịch, Min đã biểu diễn các chương trình opera nổi tiếng tại các nhà hát trên thế giới như: Nhà hát Mariinsky, Teatro alla Scala Milan, Nhà hát Opera Quốc gia Hàn Quốc và Teatro Politeama Greco.

Nghệ sỹ piano Nguyễn Thế Vinh

Sinh năm 2000, Nguyễn Thế Vinh bắt đầu học piano từ khi 5 tuổi. Anh được học với hai người thầy quan trọng tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam là Nguyễn Trinh Hương và Nguyễn Minh Anh. Từ 2010, Vinh đã tham gia nhiều cuộc thi piano ở trong nước và quốc tế như Malaysia, Mỹ và đạt được các giải Nhất, Nhì, huy chương Vàng. Với bề dày thành tích nổi bật, năm 2017, Nguyễn Thế Vinh được trường Shattuck-St. Mary’s School cấp học bổng toàn phần, học với Giáo sư Alexander Braginsky – Đại học tổng hợp Minnesota [2017 – 2020]. Trong ba năm học tại trường, Thế Vinh được vinh danh với danh hiệu Nghệ sĩ nổi bật của năm do đài phát thanh bang Minnesota ghi nhận năm 2018.

Nguyễn Thế Vinh đã có nhiều hoạt động phong phú về âm nhạc: anh được cử đi tham dự Liên hoan âm nhạc ở Nga, là khách mời biểu diễn trong các chương trình ngoại giao tại Hàn Quốc, Nhật Bản và nhiều chương trình giao lưu quốc tế khác.

Nguyễn Thế Vinh được biết đến nổi bật với vai trò nghệ sỹ biểu diễn ở nhiều nơi: với Dàn nhạc giao hưởng [HBSO], năm 2011 Vinh là pianist nhỏ tuổi nhất trình diễn độc tấu; với Dàn nhạc giao hưởng Hà Nội, năm 2017 Vinh biểu diễn dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng David Gomez Ramirez [Tây Ban Nha]; với Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam [VNSO], Vinh đã trình diễn các năm 2012, 2015 và 2019 dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Clay Couturiaux [Mỹ], nhạc trưởng Andrea Pestalozza [Ý] và nhạc trưởng Honna Tetsuji [Nhật Bản].

Vào ngày 12 tháng 8 năm 2022, Nguyễn Thế Vinh sẽ trở lại với VNSO tại Nhà hát lớn Hà Nội, cùng sự dẫn dắt của nhạc trưởng Min Chung [Hàn Quốc] trình diễn bản Concerto Piano số 1 [Si giáng thứ] của P.Tchaikovsky.

Video liên quan

Chủ Đề