Chương trình phòng chống lao quốc gia 2023

15:30, 28/04/2022

Sáng 28/4, tại TP. Buôn Ma Thuột đã diễn ra Hội thảo Khởi động dự án “Quỹ toàn cầu phòng chống lao giai đoạn 2021-2023”.

Tham dự Hội thảo có Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo về chấm dứt bệnh lao tỉnh H’Yim Kđoh; đại diện Bệnh viện Phổi Trung ương, Tổ chức Health Poverty Action Việt Nam; lãnh đạo Sở Y tế, Bệnh viện Lao và Phổi tỉnh, Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố thuộc vùng dự án.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo về chấm dứt bệnh lao tỉnh H’Yim Kđoh nhấn mạnh, Hội thảo Khởi động dự án “Quỹ toàn cầu phòng chống lao giai đoạn 2021-2023” là cơ sở, động lực quan trọng giúp tỉnh Đắk Lắk tiếp tục  thực hiện công tác phòng chống lao trong thời gian tới một cách hiệu quả, tiến tới chấm dứt bệnh lao vào năm 2030 như mục tiêu Chính phủ đã cam kết với Tổ chức Y tế thế giới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo về chấm dứt bệnh lao tỉnh H’Yim Kđoh phát biểu tại Hội thảo.

Dự án “Quỹ toàn cầu phòng chống lao giai đoạn 2021-2023” do Bệnh viện Phổi Trung ương phối hợp với Tổ chức Health Poverty Action Việt Nam, Bệnh viện Phổi tỉnh Bình Thuận và Bệnh viện Lao và Phổi tỉnh Đắk Lắk thực hiện tại 19 huyện, thị xã, thành phố của 2 tỉnh Bình Thuận, Đắk Lắk.

Mục tiêu của Dự án đến cuối giai đoạn 2021-2025 giảm 50% tỷ lệ mắc lao mới trong cộng đồng, giảm 75% tỷ lệ tử vong do lao, giảm 50% số hộ gia đình phải chịu chi phí thảm họa do lao so với năm 2018 và duy trì tỷ lệ mắc lao kháng thuốc trong số bệnh nhân mới dưới mức 5%.

Các đại biểu dự Hội thảo.

Các hoạt động cụ thể của Dự án bao gồm: tăng cường phát hiện ca bệnh lao, cách ly an toàn, điều trị sớm và hiệu quả; điều tra tiếp xúc gần, phát hiện bệnh nhân lao tại cộng đồng do cán bộ thực địa thực hiện; điều tra tiếp xúc gần phát hiện bệnh nhân lao tại cộng đồng do cán bộ y tế thực hiện; khám sàng lọc tại cộng đồng có nguy cơ cao phát hiện bệnh nhân lao; tăng cường phối hợp y tế công - tư trong phát hiện bệnh nhân lao.

Kim Oanh

Quan điểm, mục tiêu Chương trình Phòng, chống dịch COVID-19 năm 2022-2023 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Quyết định số 705/QĐ-UBND ngày 02/4/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành Chương trình Phòng, chống dịch COVID-19 năm 2022-2023 trên địa bàn tỉnh Lào CaiQuan điểm, mục tiêu Chương trình Phòng, chống dịch COVID-19 năm 2022-2023 trên địa bàn tỉnh Lào Cai như sau: 

Quan điểm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt, sự phối hợp, quản lý chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả của các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở; huy động hệ thống chính trị, đặc biệt là ở cơ sở; tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu các cấp, các ngành; kết hợp hài hòa phương châm “bốn tại chỗ” và hỗ trợ từ các cấp, các ngành. Huy động sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân; huy động các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các tổ chức thiện nguyện, các cá nhân, doanh nghiệp tham gia công tác phòng, chống dịch; lấy người dân là chủ thể, là trung tâm, là động lực, là mục tiêu, mọi hoạt động đều hướng về người dân để tạo sự đồng thuận; chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của Nhân dân. Đặt sức khoẻ, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết; bảo đảm cho người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế ban đầu ngay từ cơ sở, gần nhất, sớm nhất, nhanh nhất; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân, giảm thiểu tối đa các tác động bất lợi đối với người dân. Vận động, hướng dẫn người dân thực hiện 5K hoặc các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp và tiêm chủng vắc xin toàn dân, miễn phí. Bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID19; phòng, chống dịch theo phương thức quản lý rủi ro, chuyển từ mục tiêu kiểm soát số ca mắc sang kiểm soát số ca nhập viện có nguy cơ cao, rất cao và tử vong; căn cứ tình hình dịch bệnh chuẩn bị các điều kiện chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B khi có chỉ đạo của Trung ương; sẵn sàng kịch bản cho mọi tình huống kể cả khi dịch bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế và tình huống có biến chủng mới nguy hiểm hơn. Tăng cường tính tự chủ, chủ động trong phòng, chống dịch; tận dụng những thay đổi, biến nguy thành cơ. Tăng cường năng lực phòng, chống dịch cho các cấp, đặc biệt là tuyến cơ sở. Bảo đảm hài hòa, chặt chẽ, hiệu quả giữa các biện pháp phòng, chống dịch với các biện pháp khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội.

Mục tiêu tổng quát bảo đảm kiểm soát dịch hiệu quả, kiểm soát tốc độ lây lan trong cộng đồng, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân, hạn chế đến mức thấp nhất các ca bệnh nặng, tử vong do dịch COVID-19; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu cụ thể bảo đảm đạt tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng COVID-19. Đến hết quý II năm 2022 hoàn thành việc tiêm đầy đủ mũi 03 [mũi nhắc lại] cho người từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm chủng, trừ các đối tượng chống chỉ định tiêm. Chuẩn bị các điều kiện tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi và triển khai được ngay khi có hướng dẫn của Bộ Y tế. Kiểm soát sự lây lan của dịch COVID-19. Tất cả các cấp chính quyền phải có phương án phòng, chống dịch COVID-19. Tất cả mọi người dân tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp; tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hằng tuần phải thực hiện đánh giá nguy cơ lây nhiễm và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá. Có chiến lược giám sát, phát hiện các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch trong từng giai đoạn. Giảm tỷ lệ tử vong do COVID -19/100.000 dân xuống mức thấp hơn mức trung bình của cả nước.  Nâng cao năng lực hệ thống y tế, đặc biệt là y tế dự phòng và y tế cơ sở; tăng cường đầu tư trang thiết bị cơ sở y tế, có các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp với những người làm nhiệm vụ y tế dự phòng, y tế cơ sở; tăng cường chất lượng cấp cứu và hồi sức tích cực ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tỉnh đến cơ sở.100% Cơ sở y tế dự phòng cấp tỉnh, huyện, trạm y tế cấp xã, y tế tại các cơ sở giam giữ, bệnh xá trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang được đào tạo, bồi dưỡng tăng cường năng lực để đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn trong phòng, chống dịch. Bảo đảm số giường hồi sức tích cực tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên theo hướng dẫn của Bộ Y tế và có kế hoạch huy động, phân công các cơ sở y tế trên địa bàn [bao gồm cả cơ sở ngoài công lập] tham gia phòng, chống dịch COVID-19 [kể cả điều trị]. - 100% người mắc COVID-19 diễn biến nặng, nguy kịch được điều trị, chăm sóc sức khỏe theo quy định. Tổ chức triển khai hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ xa theo quy định để tăng tỷ lệ tiếp cận với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của người mắc COVID-19 và người không thể tiếp cận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do dịch COVID-19. Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương bởi dịch COVID-19. Tất cả các đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, người có bệnh nền, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, người không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, đồng bào dân tộc thiểu số, nhóm lao động di cư ở các thành thị… đều được bảo đảm tiếp cận các dịch vụ y tế.  Bảo đảm thông tin, truyền thông phục vụ công tác phòng, chống dịch. Chủ động trong định hướng dư luận; bảo đảm người dân được thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về các biện pháp phòng, chống dịch để người dân hiểu, đồng thuận, tạo niềm tin xã hội trong tổ chức triển khai thực hiện. 100% các cơ sở tiêm chủng, xét nghiệm, điều trị cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin tiêm chủng, xét nghiệm, kết quả điều trị của các cá nhân. Bảo đảm vừa phòng, chống dịch vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống của nhân dân.  100% người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. 100% các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chủ động thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch của đơn vị phù hợp với thực tế. 100% các cơ sở Giáo dục - Đào tạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch an toàn; tổ chức học trực tiếp hoặc trực tuyến kết hợp với trực tiếp phù hợp theo cấp độ và tình hình dịch của địa phương.

Thời gian thực hiện trong thời gian 2 năm 2022 - 2023. Trường hợp dịch bệnh kết thúc sớm hơn hoặc kéo dài sang năm 2024, căn cứ hướng dẫn của Trung ương để sửa đổi, bổ sung kịp thời, phù hợp với tình hình dịch bệnh.

Chủ Đề