Có nên cho bé nằm nôi tre đặt võng

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hoặc nôi điện không?

11 months ago 0 bình luận

Hầu hết các bà mẹ ở Việt Nam đều cho trẻ sơ sinh nằm võng hoặc nôi điện với mong muốn giúp bé đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, ngủ ngon và sâu giấc hơn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều mẹ hiện đại hoài nghi về phương pháp này. Vậy cho trẻ sơ sinh nằm võng hoặc nôi điện có phải là cách ru bé ngủ dễ và ngủ ngon không? Để biết được đáp án mời bạn tham bài viết dưới đây.

Cho trẻ sơ sinh nằm võng có tốt không?

Việc cho trẻ sơ sinh nằm võng có cả ưu và nhược điểm, tuy nhiên ưu điểm thì ít mà nhược điểm thì lại rất nhiều. Vì thế sau khi tham khảo mục phân tích ưu và nhược điểm cũng như lưu ý khi cho trẻ nằm võng bên dưới đây hy vọng mẹ sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý giá trong quá trình chăm con của mình.

Ưu điểm của việc cho trẻ sơ sinh nằm võng

Cho trẻ nằm võng có một vài ưu điểm sau:

  • Khi trẻ nằm võng, võng sẽ ôm trọn bé, bao bọc lại bé. Điều này giúp bé cảm thấy an toàn hơn, dễ ngủ hơn.
  • Chuyển động đung đưa của võng giúp bé cảm thấy như đang ở trong tử cung của mẹ nên sẽ an tâm hơn, làm dịu sự lo lắng. Điều này tạo môi trường thoải mái để trẻ ngủ ngon và ngủ sâu giấc hơn.

Cho trẻ sơ sinh nằm võng giúp bé dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Những ảnh hưởng khi cho trẻ sơ sinh nằm võng

Tuy việc cho trẻ sơ sinh nằm võng có mang mang lại một vài lợi ích đối với trẻ nhưng nó luôn chứa hiểm họa tiềm ẩn từ việc làm này.

Hội chứng rung lắc

Do hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa đạt đến độ hoàn thiện nên những chấn động, rung lắc quá mạnh có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của não bộ. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến hội chứng rung lắc, một dạng chấn thương não khá nghiêm trọng. Theo các nghiên cứu đã chỉ ra, chỉ trong 3 hoặc 5 giây rung lắc là não của trẻ đã có thể phải chịu những tổn thương. Tổn thương nặng có thể khiến trẻ chậm phát triển năng lực trí tuệ, giảm thị lực, rối loạn ngôn ngữ, động kinh, rối loạn kỹ năng định hướng và chậm hình thành nhận thức.

Ức chế thần kinh

Khi trẻ luôn trong trạng thái rung lắc mạnh sẽ khiến thần kinh mệt mỏi. Do đó, dù đã đi vào giấc ngủ nhưng trẻ luôn mang tâm trạng run sợ, hãi hùng. Đó là lý do vì sao khi bạn bé bẻ ra khỏi võng bé có động thái giật nảy mình, khóc thét, hai bàn tay nắm chặt và cố bấu víu và ai hoặc cái gì gần tầm với nhất. Nếu phải trải qua trạng thái này trong thời gian dài, chắc chắn não của trẻ sẽ chịu những ảnh hưởng không tốt.

Ảnh hưởng đến cột sống và lồng ngực

Do võng không phải là một mặt phẳng nên khi nằm võng, cột sống của trẻ không được nâng đỡ và sẽ dễ bị cong vẹo. Đây là một bệnh rất phổ biến với các trẻ được cho ngủ bằng võng. Điều này được lý giải là do cột sống của bé còn mềm, chưa đủ độ vôi hóa như người trưởng thành. Mặt khác, khi đốt sống cong, lồng ngực của trẻ sẽ trở nên khó thở do lưng bị gù. Điều này sẽ kéo theo những hệ lụy xấu cho hoạt động của các cơ quan như tim và phổi.

Thần kinh vận động kém phát triển

Trẻ nằm nhiều trên võng khó có thể học và hình thành các động tác trườn, bò, đi, chạy, cầm, nắm,... Sự ảnh hưởng hệ thần kinh vận động này sẽ khiến trẻ kém linh hoạt và làm khả năng tiếp thu, nhận thức kém đi.

Hạn chế cơ bắp phát triển

Cơ bắp nếu được vận động, co duỗi thường xuyên sẽ có điều kiện tốt để nở nang và phát triển. Ngay cả khi đã ngủ, các cơ bắp này vẫn phải được hoạt động để giúp lưu thông khí huyết trong toàn bộ cơ thể, nhất là não bộ. Trong khi đó, một trẻ được cho nằm võng lại thường bị chèn ép tay, chân, vẹo đầu, vẹo cổ... Những tư thế này sẽ khiến trẻ dễ bị tụ máu ở một điểm và do đó không thể điều hòa máu huyết đều đặn. Kết quả, cơ bắp cũng như não bộ đều phát triển kém. Mặt khác, khi trẻ trở mình trên võng rất dễ bị té ngã ở những thế nguy hiểm nên cần phải được che chắn cẩn thận.

Cho trẻ sơ sinh nằm võng dễ khiến cho bé bị té ngã.

Phụ thuộc vào võng

Khi quen với chuyển động đu đưa của võng thì trẻ sẽ dễ trở nên phụ thuộc vào nó, nếu không có võng sẽ không ngủ được và quấy khóc nhiều hơn.

Dễ té ngã và khó thở

Với trẻ nằm võng, nếu trẻ trở mình, lật người trên võng thì rất dễ bị té ngã ra ngoài võng. Hoặc khi bé lật sang một bên thì rất khó lật ngửa trở lại. Mặt khác, trẻ sơ sinh nằm võng sẽ nằm ở tư thế cong người, gập cổ - là tư thế khiến hô hấp khó khăn.Trường hợp này có thể gây nguy hiểm, thậm chí gây tử vong vì bé không thở được.

Lưu ý cho trẻ sơ sinh nằm võng đúng cách

Với những bé quá khó và hay khóc quấy, chiếc võng dường như trở thành một giải pháp tối ưu giúp bé đi vào giấc ngủ hơn. Và sẽ không có vấn đề gì xảy ra khi cho bé nằm võng nếu mẹ áp dụng đúng theo các lưu ý sau:

- Không cho trẻ ngủ võng quá sớm nếu chưa đủ 3 tháng.

- Chỉ cho bé nằm võng trong những giấc ngủ ngắn vào ban ngày, không cho trẻ nằm võng trong suốt cả đêm.

- Lót chiếu nhỏ hoặc cho trẻ nằm chéo so với chiều của võng để nâng đỡ vùng lưng của bé, không làm cột sống của bé bị cong theo chiều cong của võng.

- Chọn loại vải võng thoáng mát, dễ tháo và dễ giặt, không treo phụ kiện như tua rua, chuông kim loại,... lên võng vì có thể khiến trẻ với tay gây té ngã hoặc ngậm vào miệng gây khó thở.

- Nên có dụng cụ chắn võng ngang để tránh trẻ bị lật võng hoặc té ngã trong khi ngủ.

- Đảm bảo võng được treo ở nơi chắc chắn, cân bằng; thường xuyên kiểm tra dây buộc võng.

- Không đu đưa võng quá lâu và quá mạnh để tránh gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh của bé.

Dù có thể cho trẻ sơ sinh nằm võng trong một số trường hợp đặc biệt nhưng lời khuyên tốt nhất cho các bậc phụ huynh là nên tập cho trẻ thói quen ngủ trên giường hoặc một mặt phẳng. Điều này giúp bé ngủ sâu hơn, phát triển thể chất và trí não toàn diện.

Cho trẻ sơ sinh nằm nôi điện có tốt không?

Tương tự như võng, cho bé nằm nôi điện cũng sẽ có những ưu và nhược điểm nhất định. Tuy nhiên, so với việc cho bé nằm võng thì việc nằm bằng nôi điện tốt hơn nhiều.

Ưu điểm từ việc cho trẻ sơ sinh nằm nôi điện

Rèn có trẻ tính tự lập từ sớm: Trẻ được nằm nôi từ sớm sẽ bớt phụ thuộc vào người lớn, đồng thời tránh được một số thói quen xấu như liên tục đòi bế, bú lặt vặt hoặc bám mẹ quá mức.

Tốt cho sức khỏe của trẻ: Nhiều cha mẹ có thói quen cho con ngủ chung giường, thậm chí nằm giữa bố mẹ. Việc làm này có thể khiến trẻ bị ngạt thở do bố mẹ vô tình đè lên con hoặc nằm quá gần con. Đặc biệt nếu bố mẹ thường xuyên hút thuốc lá hoặc sử dụng chất kích thích, trẻ lại càng dễ gặp nguy hiểm hơn.

Không ảnh hưởng đến cột sống như khi nằm võng: Cho trẻ sơ sinh nằm võng nhiều sẽ ảnh hưởng đến cột sống do độ cong của võng. Còn nôi là một mặt phẳng nên có thể tránh được hạn chế này.

Tiện ích riêng: Nôi điện có khả năng tự động rung lắc với lực ổn định trong một thời gian mà không cần có lực đẩy cơ học từ bên ngoài. Nhờ vậy, cha mẹ có thêm rất nhiều thời gian rảnh để nghỉ ngơi hoặc làm việc khác khi bé đang ngủ.

Trẻ sơ sinh nằm nôi điện tốt hơn nhiều lần so với nằm võng.

Nhược điểm

Sẽ rất có lợi cho bé và không phát sinh vấn đề nếu mẹ dùng nôi có chất lượng đạt chuẩn và để nôi điện ở chế độ rung lắc nhẹ hoặc không rung lắc. Ngược lại, nếu dùng chế độ rung lắc mạnh thì có thể sẽ gây ra hội chứng rung lắc như khi cho bé nằm võng gây ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh của bé. Vì thế mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc điều chỉnh chế độ nôi sao cho nôi đưa nhẹ nhàng và tốt nhất có thể.

Cách cho bé ngủ nôi điện đúng cách

Mẹ hoàn toàn có thể cho con ngủ nôi và tập nằm nôi ngay từ khi bé được vài tuần tuổi. Nhưng cần phải lưu ý những vấn đề sau:

Để nôi gần cha mẹ: Hãy để nôi gần với tầm nhìn của cha mẹ nhất để tiện theo dõi khi con ọ ọe hay thức giấc.

Đặt nôi của bé gần với giường của cha mẹ để tiện quan sát bé hơn.

Không để nôi rung lắc mạnh: Mặc dù lực rung lắc của nôi điện không mạnh đến nỗi có thể làm tổn thương nặng đến não, nhưng nếu lực này kéo dài liên tục thì không ai dám đảm bảo là chúng có gây ảnh hưởng gì đến sự phát triển của não bộ hay không. Hãy sử dụng chế độ rung nhẹ nhất khi con bạn còn nhỏ.

Chỉ rung lắc khi cần thiết: Nhằm ngăn được thói quen xấu cho bé, bạn có thể chỉ cài đặt rung nhẹ khi bé mới vào giấc ngủ, sau đó cài đặt cho nôi đứng yên khi bé đã ngủ sâu. Nếu thấy trẻ thỉnh thoảng giật mình cũng đừng lo lắng vì đó là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh và chúng sẽ giảm dần khi trẻ lớn hơn.

Tạo không gian thông thoáng: Cha mẹ có thể để gối, chăn hoặc gấu bông vào nôi cho trẻ, nhưng hãy đảm bảo rằng trẻ vẫn có một khoảng rộng để xoay người và thay đổi tư thế khi đang ngủ.

Chọn mua nôi chất lượng cao: Mặc dù các sản phẩm nôi điện trên thị trường có thể đã được kiểm chứng về độ an toàn trước khi đưa ra thị trường. Nhưng với mỗi cá thể thì độ nhạy cảm với cùng một tác nhân là khác nhau. Nếu cha mẹ đang dùng nôi điện thì nên kiểm tra xem sản phẩm đã được kiểm nghiệm lâm sàng về độ an toàn đối với trẻ em. Nếu các sản phẩm đã được kiểm nghiệm thì cha mẹ có thể cho trẻ sơ sinh nằm nôi điện rung lắc theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Kết luận

Như vậy, mục đích chính của việc mẹ cho trẻ sơ sinh nằm võng hoặc nằm nôi điện là để dỗ con ngủ ngoan và ngủ sâu giấc hơn. Và việc cho trẻ sơ sinh nằm nôi điện sẽ tốt hơn nhiều so với nằm võng. Tuy nhiên, cả 2 phương pháp này đều có ưu và nhược điểm nhất định, nếu mẹ không thực hiện đúng theo lưu ý thì có thể gây ra hậu quả đáng tiếc.

Vì thế, ngoài việc giúp bé dễ đi vào giấc ngủ bằng 2 phương pháp này mẹ cũng có thể tham khảo Top 10 siro giúp bé ngủ ngon tốt nhất hiện nay, đây là những sản phẩm được các bà mẹ ưa chuộng nhất tại Nhà thuốc Phương Chính nên mẹ hoàn toàn có thể an tâm khi lựa chọn cho bé yêu nhà mình sử dụng.

1292 lượt xem

Hầu hết các bà mẹ ở Việt Nam đều cho trẻ sơ sinh nằm võng hoặc nôi điện với mong muốn giúp bé đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, ngủ ngon và sâu giấc hơn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều mẹ hiện đại hoài nghi về phương pháp này. Vậy cho trẻ sơ sinh nằm võng hoặc nôi điện có phải là cách ru bé ngủ dễ và ngủ ngon không? Để biết được đáp án mời bạn tham bài viết dưới đây.

Cho trẻ sơ sinh nằm võng có tốt không?

Việc cho trẻ sơ sinh nằm võng có cả ưu và nhược điểm, tuy nhiên ưu điểm thì ít mà nhược điểm thì lại rất nhiều. Vì thế sau khi tham khảo mục phân tích ưu và nhược điểm cũng như lưu ý khi cho trẻ nằm võng bên dưới đây hy vọng mẹ sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý giá trong quá trình chăm con của mình.

Ưu điểm của việc cho trẻ sơ sinh nằm võng

Cho trẻ nằm võng có một vài ưu điểm sau:

  • Khi trẻ nằm võng, võng sẽ ôm trọn bé, bao bọc lại bé. Điều này giúp bé cảm thấy an toàn hơn, dễ ngủ hơn.
  • Chuyển động đung đưa của võng giúp bé cảm thấy như đang ở trong tử cung của mẹ nên sẽ an tâm hơn, làm dịu sự lo lắng. Điều này tạo môi trường thoải mái để trẻ ngủ ngon và ngủ sâu giấc hơn.

Cho trẻ sơ sinh nằm võng giúp bé dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Những ảnh hưởng khi cho trẻ sơ sinh nằm võng

Tuy việc cho trẻ sơ sinh nằm võng có mang mang lại một vài lợi ích đối với trẻ nhưng nó luôn chứa hiểm họa tiềm ẩn từ việc làm này.

Hội chứng rung lắc

Do hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa đạt đến độ hoàn thiện nên những chấn động, rung lắc quá mạnh có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của não bộ. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến hội chứng rung lắc, một dạng chấn thương não khá nghiêm trọng. Theo các nghiên cứu đã chỉ ra, chỉ trong 3 hoặc 5 giây rung lắc là não của trẻ đã có thể phải chịu những tổn thương. Tổn thương nặng có thể khiến trẻ chậm phát triển năng lực trí tuệ, giảm thị lực, rối loạn ngôn ngữ, động kinh, rối loạn kỹ năng định hướng và chậm hình thành nhận thức.

Ức chế thần kinh

Khi trẻ luôn trong trạng thái rung lắc mạnh sẽ khiến thần kinh mệt mỏi. Do đó, dù đã đi vào giấc ngủ nhưng trẻ luôn mang tâm trạng run sợ, hãi hùng. Đó là lý do vì sao khi bạn bé bẻ ra khỏi võng bé có động thái giật nảy mình, khóc thét, hai bàn tay nắm chặt và cố bấu víu và ai hoặc cái gì gần tầm với nhất. Nếu phải trải qua trạng thái này trong thời gian dài, chắc chắn não của trẻ sẽ chịu những ảnh hưởng không tốt.

Ảnh hưởng đến cột sống và lồng ngực

Do võng không phải là một mặt phẳng nên khi nằm võng, cột sống của trẻ không được nâng đỡ và sẽ dễ bị cong vẹo. Đây là một bệnh rất phổ biến với các trẻ được cho ngủ bằng võng. Điều này được lý giải là do cột sống của bé còn mềm, chưa đủ độ vôi hóa như người trưởng thành. Mặt khác, khi đốt sống cong, lồng ngực của trẻ sẽ trở nên khó thở do lưng bị gù. Điều này sẽ kéo theo những hệ lụy xấu cho hoạt động của các cơ quan như tim và phổi.

Thần kinh vận động kém phát triển

Trẻ nằm nhiều trên võng khó có thể học và hình thành các động tác trườn, bò, đi, chạy, cầm, nắm,... Sự ảnh hưởng hệ thần kinh vận động này sẽ khiến trẻ kém linh hoạt và làm khả năng tiếp thu, nhận thức kém đi.

Hạn chế cơ bắp phát triển

Cơ bắp nếu được vận động, co duỗi thường xuyên sẽ có điều kiện tốt để nở nang và phát triển. Ngay cả khi đã ngủ, các cơ bắp này vẫn phải được hoạt động để giúp lưu thông khí huyết trong toàn bộ cơ thể, nhất là não bộ. Trong khi đó, một trẻ được cho nằm võng lại thường bị chèn ép tay, chân, vẹo đầu, vẹo cổ... Những tư thế này sẽ khiến trẻ dễ bị tụ máu ở một điểm và do đó không thể điều hòa máu huyết đều đặn. Kết quả, cơ bắp cũng như não bộ đều phát triển kém. Mặt khác, khi trẻ trở mình trên võng rất dễ bị té ngã ở những thế nguy hiểm nên cần phải được che chắn cẩn thận.

Cho trẻ sơ sinh nằm võng dễ khiến cho bé bị té ngã.

Phụ thuộc vào võng

Khi quen với chuyển động đu đưa của võng thì trẻ sẽ dễ trở nên phụ thuộc vào nó, nếu không có võng sẽ không ngủ được và quấy khóc nhiều hơn.

Dễ té ngã và khó thở

Với trẻ nằm võng, nếu trẻ trở mình, lật người trên võng thì rất dễ bị té ngã ra ngoài võng. Hoặc khi bé lật sang một bên thì rất khó lật ngửa trở lại. Mặt khác, trẻ sơ sinh nằm võng sẽ nằm ở tư thế cong người, gập cổ - là tư thế khiến hô hấp khó khăn.Trường hợp này có thể gây nguy hiểm, thậm chí gây tử vong vì bé không thở được.

Lưu ý cho trẻ sơ sinh nằm võng đúng cách

Với những bé quá khó và hay khóc quấy, chiếc võng dường như trở thành một giải pháp tối ưu giúp bé đi vào giấc ngủ hơn. Và sẽ không có vấn đề gì xảy ra khi cho bé nằm võng nếu mẹ áp dụng đúng theo các lưu ý sau:

- Không cho trẻ ngủ võng quá sớm nếu chưa đủ 3 tháng.

- Chỉ cho bé nằm võng trong những giấc ngủ ngắn vào ban ngày, không cho trẻ nằm võng trong suốt cả đêm.

- Lót chiếu nhỏ hoặc cho trẻ nằm chéo so với chiều của võng để nâng đỡ vùng lưng của bé, không làm cột sống của bé bị cong theo chiều cong của võng.

- Chọn loại vải võng thoáng mát, dễ tháo và dễ giặt, không treo phụ kiện như tua rua, chuông kim loại,... lên võng vì có thể khiến trẻ với tay gây té ngã hoặc ngậm vào miệng gây khó thở.

- Nên có dụng cụ chắn võng ngang để tránh trẻ bị lật võng hoặc té ngã trong khi ngủ.

- Đảm bảo võng được treo ở nơi chắc chắn, cân bằng; thường xuyên kiểm tra dây buộc võng.

- Không đu đưa võng quá lâu và quá mạnh để tránh gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh của bé.

Dù có thể cho trẻ sơ sinh nằm võng trong một số trường hợp đặc biệt nhưng lời khuyên tốt nhất cho các bậc phụ huynh là nên tập cho trẻ thói quen ngủ trên giường hoặc một mặt phẳng. Điều này giúp bé ngủ sâu hơn, phát triển thể chất và trí não toàn diện.

Cho trẻ sơ sinh nằm nôi điện có tốt không?

Tương tự như võng, cho bé nằm nôi điện cũng sẽ có những ưu và nhược điểm nhất định. Tuy nhiên, so với việc cho bé nằm võng thì việc nằm bằng nôi điện tốt hơn nhiều.

Ưu điểm từ việc cho trẻ sơ sinh nằm nôi điện

Rèn có trẻ tính tự lập từ sớm: Trẻ được nằm nôi từ sớm sẽ bớt phụ thuộc vào người lớn, đồng thời tránh được một số thói quen xấu như liên tục đòi bế, bú lặt vặt hoặc bám mẹ quá mức.

Tốt cho sức khỏe của trẻ: Nhiều cha mẹ có thói quen cho con ngủ chung giường, thậm chí nằm giữa bố mẹ. Việc làm này có thể khiến trẻ bị ngạt thở do bố mẹ vô tình đè lên con hoặc nằm quá gần con. Đặc biệt nếu bố mẹ thường xuyên hút thuốc lá hoặc sử dụng chất kích thích, trẻ lại càng dễ gặp nguy hiểm hơn.

Không ảnh hưởng đến cột sống như khi nằm võng: Cho trẻ sơ sinh nằm võng nhiều sẽ ảnh hưởng đến cột sống do độ cong của võng. Còn nôi là một mặt phẳng nên có thể tránh được hạn chế này.

Tiện ích riêng: Nôi điện có khả năng tự động rung lắc với lực ổn định trong một thời gian mà không cần có lực đẩy cơ học từ bên ngoài. Nhờ vậy, cha mẹ có thêm rất nhiều thời gian rảnh để nghỉ ngơi hoặc làm việc khác khi bé đang ngủ.

Trẻ sơ sinh nằm nôi điện tốt hơn nhiều lần so với nằm võng.

Nhược điểm

Sẽ rất có lợi cho bé và không phát sinh vấn đề nếu mẹ dùng nôi có chất lượng đạt chuẩn và để nôi điện ở chế độ rung lắc nhẹ hoặc không rung lắc. Ngược lại, nếu dùng chế độ rung lắc mạnh thì có thể sẽ gây ra hội chứng rung lắc như khi cho bé nằm võng gây ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh của bé. Vì thế mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc điều chỉnh chế độ nôi sao cho nôi đưa nhẹ nhàng và tốt nhất có thể.

Cách cho bé ngủ nôi điện đúng cách

Mẹ hoàn toàn có thể cho con ngủ nôi và tập nằm nôi ngay từ khi bé được vài tuần tuổi. Nhưng cần phải lưu ý những vấn đề sau:

Để nôi gần cha mẹ: Hãy để nôi gần với tầm nhìn của cha mẹ nhất để tiện theo dõi khi con ọ ọe hay thức giấc.

Đặt nôi của bé gần với giường của cha mẹ để tiện quan sát bé hơn.

Không để nôi rung lắc mạnh: Mặc dù lực rung lắc của nôi điện không mạnh đến nỗi có thể làm tổn thương nặng đến não, nhưng nếu lực này kéo dài liên tục thì không ai dám đảm bảo là chúng có gây ảnh hưởng gì đến sự phát triển của não bộ hay không. Hãy sử dụng chế độ rung nhẹ nhất khi con bạn còn nhỏ.

Chỉ rung lắc khi cần thiết: Nhằm ngăn được thói quen xấu cho bé, bạn có thể chỉ cài đặt rung nhẹ khi bé mới vào giấc ngủ, sau đó cài đặt cho nôi đứng yên khi bé đã ngủ sâu. Nếu thấy trẻ thỉnh thoảng giật mình cũng đừng lo lắng vì đó là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh và chúng sẽ giảm dần khi trẻ lớn hơn.

Tạo không gian thông thoáng: Cha mẹ có thể để gối, chăn hoặc gấu bông vào nôi cho trẻ, nhưng hãy đảm bảo rằng trẻ vẫn có một khoảng rộng để xoay người và thay đổi tư thế khi đang ngủ.

Chọn mua nôi chất lượng cao: Mặc dù các sản phẩm nôi điện trên thị trường có thể đã được kiểm chứng về độ an toàn trước khi đưa ra thị trường. Nhưng với mỗi cá thể thì độ nhạy cảm với cùng một tác nhân là khác nhau. Nếu cha mẹ đang dùng nôi điện thì nên kiểm tra xem sản phẩm đã được kiểm nghiệm lâm sàng về độ an toàn đối với trẻ em. Nếu các sản phẩm đã được kiểm nghiệm thì cha mẹ có thể cho trẻ sơ sinh nằm nôi điện rung lắc theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Kết luận

Như vậy, mục đích chính của việc mẹ cho trẻ sơ sinh nằm võng hoặc nằm nôi điện là để dỗ con ngủ ngoan và ngủ sâu giấc hơn. Và việc cho trẻ sơ sinh nằm nôi điện sẽ tốt hơn nhiều so với nằm võng. Tuy nhiên, cả 2 phương pháp này đều có ưu và nhược điểm nhất định, nếu mẹ không thực hiện đúng theo lưu ý thì có thể gây ra hậu quả đáng tiếc.

Vì thế, ngoài việc giúp bé dễ đi vào giấc ngủ bằng 2 phương pháp này mẹ cũng có thể tham khảo Top 10 siro giúp bé ngủ ngon tốt nhất hiện nay, đây là những sản phẩm được các bà mẹ ưa chuộng nhất tại Nhà thuốc Phương Chính nên mẹ hoàn toàn có thể an tâm khi lựa chọn cho bé yêu nhà mình sử dụng.

Video liên quan

Chủ Đề