Có nên mua chứng chỉ hành nghề xây dựng

Khoản 1 Điều 149 Luật Xây dựng 2014 quy định về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau:

“Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 148 của Luật này có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về lĩnh vực hành nghề.”

Theo đó, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng [gọi tắt là chứng chỉ hành nghề xây dựng] là văn bản xác nhận năng lực, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng.

2. Ai phải có chứng chỉ hành nghề xây dựng

- Giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng.

- Chủ nhiệm, chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng.

- Chủ nhiệm khảo sát xây dựng.

- Chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng.

- Tư vấn giám sát thi công xây dựng.

- Chủ trì lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Lưu ý:

- Cá nhân bao gồm công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam để đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập theo quy định.

- Cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có giấy phép năng lực hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, nếu hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam dưới 06 tháng hoặc ở nước ngoài nhưng thực hiện các dịch vụ tư vấn xây dựng tại Việt Nam thì giấy phép năng lực hành nghề phải được hợp pháp hóa lãnh sự để được công nhận hành nghề.

Trường hợp cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ 06 tháng trở lên, phải chuyển đổi chứng chỉ hành nghề tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ.

3. Hoạt động xây dựng không yêu cầu chứng chỉ hành nghề

Căn cứ khoản 3 Điều 62 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, cá nhân không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề khi thực hiện các hoạt động xây dựng sau:

- Thiết kế, giám sát hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình.

- Thiết kế, giám sát công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình.

- Các hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông.

Ngoài ra, cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và không được hành nghề độc lập, không được đảm nhận chức danh theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề.

Quy định về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng [Ảnh minh họa]
 

4. Phân loại chứng chỉ hành nghề xây dựng

Căn cứ khoản 3 Điều 148 Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 53 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, chứng chỉ hành nghề được phân thành 03 hạng: Hạng I, hạng II và hạng III.

Xem chi tiết: 3 hạng chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

5. Điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng

* Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ

Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề khi đáp ứng 03 điều kiện chung sau:

TT

Nội dung điều kiện

Điều kiện 1

Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Điều kiện 2

Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau

Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên

Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên

Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp

Điều kiện 3

Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

* Điều kiện chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

Xem chi tiết: Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng mới nhất

6. Hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng

Căn cứ Điều 76 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng lần đầu bao gồm:

TT

Thành phần hồ sơ

1

Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 01 Phụ lục IV

2

02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm và tệp tin ảnh có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng

3

Văn bằng do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp phù hợp với loại, hạng chứng chỉ đề nghị cấp;

Đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải là bản được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định và phải có bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam

4

Các quyết định phân công công việc [giao nhiệm vụ] của tổ chức cho cá nhân hoặc văn bản xác nhận của đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư về các công việc tiêu biểu mà cá nhân đã hoàn thành theo nội dung kê khai. Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận. Trường hợp cá nhân hành nghề độc lập thì phải có hợp đồng và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện tiêu biểu đã kê khai

5

Giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trường hợp cá nhân là người nước ngoài

6

Bản sao kết quả sát hạch đạt yêu cầu trong trường hợp đã sát hạch trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề

Lưu ý: Các tài liệu theo quy định tại thứ tự 3, 3, 5 phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu


7. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

Bước 1: Nộp hồ sơ

Cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề:

- Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng I [Cục Quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ Xây dựng].

- Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III.

- Tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III cho cá nhân là hội viên, thành viên của mình.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Bước 3: Xử lý yêu cầu

8. Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

Điều 4 Thông tư 172/2016/TT-BTC quy định mức thu lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân như sau:

- Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng lần đầu cho cá nhân: 300.000 nghìn đồng/chứng chỉ.

- Mức thu lệ phí cấp lại, cấp bổ sung, điều chỉnh, chuyển đổi bằng 50% mức thu lệ phí cấp lần đầu.

Lưu ý: Lệ phí cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức; cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân; cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài thu bằng Đồng Việt Nam [VNĐ].

Trên đây là toàn bộ quy định về đối tượng, điều kiện, phân loại, hồ sơ, thủ tục và lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Xem thêm các chính sách mới về đất đai tại đây

>> So sánh Luật Xây dựng sửa đổi 2020 với Luật Xây dựng 2014

Chứng chỉ năng lực xây dựng là gì? Làm thế nào để biết chứng chỉ năng lực xây dựng giả hay thật……. Dưới đây là bài hướng dẫn của Viện Xây dựng cho các tổ chức doanh nghiệp sau khi được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có thể tra cứu thông tin của doanh nghiệp mình và xác thực yếu tố thật – giả , thông tin đúng – sai.

>> Xem thêm:

♦       Cấp chứng chỉ năng lực xây dựng Đà Nẵng uy tín nhanh chóng

♦        Tại sao bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực xây dựng

chứng chỉ năng lực xây dựng giả

Chứng chỉ năng lực xây dựng được định nghĩa như thế nào?

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là văn bản chứng minh do Bộ Xây dựng, Sở xây dựng cấp để đánh giá về năng lực của đối với các đơn vị, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng. 

Đồng thời, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được xác định là điều kiện, quyền hạn, năng lực của tổ chức tham gia xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Mỗi doanh nghiệp, tổ chức đủ điều kiện năng lực [thiết kế, thi công, giám sát, khảo sát…] sẽ được hội đồng là bộ xây dựng và sở xây dựng xét duyệt cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng và được cấp một mã riêng biệt và duy nhất cho doanh nghiệp để thuận tiện cho việc quản lý, trách nhầm lẫn và làm “giả”.

Các loại chứng chỉ năng lực xây dựng?

Tại khoản 1 Điều 57 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ như sau:

“Điều 57. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng

  1. Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:
  2. a] Khảo sát xây dựng, bao gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình.
  3. b] Lập quy hoạch xây dựng.
  4. c] Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, bao gồm: Thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình dân dụng – công nghiệp; thiết kế cơ – điện công trình; thiết kế cấp – thoát nước công trình; thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.
  5. d] Quản lý dự án đầu tư xây dựng.

đ] Thi công xây dựng công trình.

  1. e] Giám sát thi công xây dựng công trình.
  2. g] Kiểm định xây dựng.
  3. h] Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.”.

Theo quy định trên, có những loại chứng chỉ năng lực xây dựng sau: 

  • Chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng; 
  • Chứng chỉ năng lực tư vấn, lập quy hoạch xây dựng; 
  • Chứng chỉ năng lực thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình;
  • Chứng chỉ năng lực lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng công
  • trình; 
  • Chứng chỉ năng lực tư vấn quản lý dự án; 
  • Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình; 
  • Chứng chỉ năng lực giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây
  • dựng;
  • Chứng chỉ năng lực tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công

Mục đích của việc kiểm tra chứng chỉ năng lực xây dựng là tránh tình trạng làm chứng chỉ năng lực xây dựng giả, làm cho các công trình không đảm bảo theo quy định của pháp luật. 

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được cơ quan chức năng cấp cho các doanh nghiệp đủ điều kiện được hành nghề trên toàn quốc và được quản lý thống nhất bởi Bộ Xây Dựng.

Tất cả hệ thống kiểm tra, tra mã chứng chỉ hành nghề được công khai minh bạch trên website của cục quản lý hoạt động xây dựng – bộ xây dựng. Các tỉnh thành trên toàn quốc khi tổ chức cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng phải có công văn đưa lên Bộ xây dựng để lấy mã số cấp chứng chỉ.

Mỗi công ty được bộ xây dựng cấp mã là duy nhất. Bộ xây dựng trực tiếp quản lý mã số chứng chỉ hành nghề trên. Thể hiện bởi nơi cấp và mã số chứng chỉ. 

Cách kiểm tra chứng chỉ năng lực xây dựng thật – giả?

Làm chứng chỉ giả có thể gây tổn hại rất lớn cho công ty:

  • Công trình bị kiểm tra, phát hiện sai phạm có thể buộc dừng hoạt động
  • Làm bằng giả là hành động phạm pháp, sẽ bị xử phạt theo quy định. Đình chỉ hoạt động xây dựng của công ty [ đấu thầu, nghiệm thu, thanh toán công trình].

Sau đây là hướng dẫn kiểm tra chứng chỉ năng lực xây dựng:

Bước 1: Truy cập trang web: //nangluchdxd.gov.vn/tochuc [Website Cục quản lý Xây dựng  – Bộ Xây Dựng].

Bước 2: Nhập đầy đủ các thông tin về tỉnh thành, lĩnh vực, tên tổ chức tra cứu và số chứng chỉ năng lực cần tra cứu

  • Nhập toàn bộ đoạn mã trên chứng chỉ: HAN-00033157.
  • Hoặc chọn tỉnh thành và nhập đoạn mã bao gồm 8 chữ số phía sau. Ví dụ: chọn tỉnh Hà Nội và điền 00033157 trong ô tìm kiếm.
  • Nhập đúng dãy số xác nhận

Bước 3: Ấn Tìm Kiếm

Kết quả sẽ trả về thông tin công ty.

Xem chi tiết thông tin công ty trên chứng chỉ: Nhấn vào chi tiết tổ chức, các thông tin đầy đủ sẽ hiện ra.

Trường hợp mã số đúng nhưng các thông tin còn lại khác, như tên công ty, thì chứng chỉ đó là giả. 

Rủi ro khi làm chứng chỉ năng lực xây dựng

Dù có cách để kiểm tra chứng chỉ năng lực là thật hay giả nhưng chúng ta cũng nên biết những rủi ro thường có khi làm chứng chỉ để có biện pháp phòng tránh kịp thời.

Các đơn vị cung cấp dịch vụ, gọi tắt là “cò” chỉ đơn giản là thực hiện các công việc trong phạm vi của dịch vụ, còn cá nhân, tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về nội dung trong hồ sơ đề nghị đó. Thường thì những khách hàng khi sử dụng các dịch vụ này rất dễ bị mê hoặc bởi những cam kết nhanh chóng về thời gian mà không hay biết rằng mọi sự chuẩn xác của hồ sơ đều do mình chịu trách nhiệm.

Theo như pháp luật quy định, các trường hợp chạy chứng chỉ năng lực khi bị phát giác đều sẽ bị xử lý.

Đối với cá nhân, trường hợp khai khống năng lực để xin cấp chứng chỉ hành nghề thì có thể bị phạt vi phạm hành chính 10 triệu đến 20 triệu đồng. Ngoài ra còn phạt bổ sung như tước quyền sử dụng chứng chỉ từ 6 đến 12 tháng.

Đối với tổ chức, sẽ có mức phạt khác nhau tùy hành vi vi phạm: phạt tiền từ 30 đến 40 triệu đồng nếu có hoạt động xây dựng vượt quá năng lực theo quy định.

Hậu quả để lại từ việc tin vào các đơn vị nhận làm chứng chỉ năng lực xây dựng là hết sức nặng nề. Vậy cần làm gì để có thể tránh được những hậu quả đáng tiếc đó? Hãy tìm đến một đơn vị cấp chứng chỉ uy tín để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Dịch vụ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng của Viện Xây dựng uy tín

Viện Xây Dựng là đơn vị hàng đầu trong tư vấn, đào tạo và cấp chứng chỉ năng lực xây dựng theo đúng quy định của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, là địa chỉ tin cậy được nhiều học viên lựa chọn.

Với phương châm luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, chúng tôi với đội ngũ nhân viên nắm rõ quy định pháp luật về yêu cầu chứng chỉ năng lực, làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, hết sức mình hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, kịp thời, chính xác là địa điểm tin cậy cho người lao động.

Đến với chúng tôi quý khách sẽ được hưởng các lợi ích sau:

  •       Tư vấn thủ tục cấp chứng chỉ doanh nghiệp, cá nhân quy trình quản lý nghiệp vụ chuyên ngành, các tài liệu khác.
  •       Bạn được cắt giảm tất cả các khâu trung gian.
  •       Hồ sơ của các bạn được xử lý nhanh gọn, tiết kiệm tối đa thời gian, kinh phí cho doanh nghiệp.
  •       Đội ngũ tư vấn là những nhân viên chuyên nghiệp, chính xác, hoạt động 24/24.
  •       Tỷ lệ cấp chứng chỉ năng an toàn lao động thành công 100%, đảm bảo hướng tới thứ hạng cao nhất.

Như vậy, với cách kiểm tra chứng chỉ năng lực như trên sẽ giúp chúng ta phân biệt được đâu là chứng chỉ thật, đâu là chứng chỉ năng lực xây dựng giả để xác định tính hợp pháp của các doanh nghiệp thi công xây dựng.

Để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp các thắc mắc vui lòng liên hệ hotline của chúng tôi: Hotline: 0904.889.859 – 0909 099 583.

Video liên quan

Chủ Đề