Môi trường kinh tế sản xuất là gì

Sản xuất hàng hóa là một khái niệm được sử dụng trong kinh tế chính trị Marx-Lenin dùng để chỉ về kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán. Hay nói một cách khác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm sản xuất ra là để bán.

Sản xuất hàng hóa ra đời, tồn tại dựa trên hai điều kiện:

Phân công lao động xã hội

Phân công lao động xã hội tức là sự chuyên môn hóa sản xuất, phân chia lao động xã hội ra thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Phân công lao động xã hội là cơ sở, là tiền đề của sản xuất hàng hóa. Phân công lao động xã hội càng phát triển, thì sản xuất và trao đổi hàng hóa càng mở rộng hơn, đa dạng hơn.

Do sự phân công lao động xã hội nên việc trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu. Khi có phân công lao động xã hội, mỗi người chỉ sản xuất một hoặc một vài thứ sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu của cuộc sống đòi hỏi họ phải có nhiều loại sản phẩm khác nhau, do đó, họ cần đến sản phẩm của nhau, buộc phải trao đổi với nhau. Phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất đồng thời làm cho năng suất lao động tăng lên, sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều nên càng thúc đẩy sự trao đổi sản phẩm.

Sự tách biệt kinh tế

Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất tức là những người sản xuất trở thành những chủ thể có sự độc lập nhất định với nhau. Do đó sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của các chủ thể kinh tế, người này muốn tiêu dùng sản phẩm lao động của người khác cần phải thông qua trao đổi, mua bán hàng hoá. Trong lịch sử, sự tách biệt này do chế độ tư hữu về tư hữu tư liệu sản xuất quy định. Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của mỗi cá nhân và kết quả là sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của họ. Cụ thể, sản xuất hàng hoá ra đời trong chế độ chiếm hữu nô lệ.

Hai điều kiện trên cho thấy, phân công lao động xã hội làm cho những người sản xuất phụ thuộc vào nhau, còn sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất lại chia rẽ họ, làm cho họ độc lập với nhau. Đây là một mâu thuẫn. Mâu thuẫn này được giải quyết thông qua trao đổi, mua bán sản phẩm của nhau. Đó là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hóa.

Cả hai điều kiện không được thiếu một điều nào, thiếu một trong hai điều kiện đó sẽ không có sản xuất hàng hóa.

  • Giá trị sử dụng là công dụng hay tính có ích của hàng hoá, có thể  thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người.
  • Giá trị là lao động của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá.
  • Giá trị và Giá trị sử dụng là hai thuộc tính đều tồn tại trong hàng hóa. Tuy nhiên, mục đích của người sản xuất là giá trị mang lại, nhưng họ lại có giá trị sử dụng. Người tiêu dùng [người mua] cần giá trị sử dụng nhưng họ phải trả bằng giá trị. Quá trình thực hiện giá trị sử dụng và giá trị khác nhau về không gian, thời gian.

Sản xuất hàng hóa có những đặc trưng cơ bản sau đây:

  • Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán. Theo chủ nghĩa Marx-Lenin thì trong lịch sử loài người tồn tại hai kiểu tổ chức kinh tế khác nhau là sản xuất tự cung, tự cấp [tự túc, tự cấp] và sản xuất hàng hóa. Sản xuất tự cung, tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính bản thân người sản xuất như sản xuất của người dân trong thời kỳ công xã nguyên thủy, sản xuất của những người nông dân gia trưởng dưới chế độ phong kiến... Trong khi đó, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra để bán chứ không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó, tức là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán.
  • Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang tính xã hội. Lao động của người sản xuất hàng hóa mang tính chất xã hội vì sản phẩm làm ra để cho xã hội, đáp ứng nhu cầu của người khác trong xã hội. Nhưng với sự tách biệt tương đối về kinh tế, thì lao động của người sản xuất hàng hóa đồng thời lại mang tính chất tư nhân, vì việc sản xuất cái gì, như thế nào là công việc riêng, mang tính độc lập của mỗi người. Tính chất tư nhân đó có thể phù hợp hoặc không phù hợp với tính chất xã hội. Đó chính là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa. Theo chủ nghĩa Marx-Lenin thì mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là cơ sở, mầm mống của khủng hoảng trong nền kinh tế hàng hóa.
  • Mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận chứ không phải giá trị sử dụng.

Sản xuất hàng hóa ra đời trên cơ sở của phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất chính vì thế, nó khai thác được những lợi thế về tự nhiên, xã hội của từng người, từng cơ sở sản xuất cũng như từng vùng, từng địa phương. Bên cạnh đó, sự phát triển của sản xuất hàng hóa lại có tác động trở lại, thúc đẩy sự phát triển của phân công lao động xã hội, làm cho chuyên môn hóa lao động ngày càng tăng, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng trở nên mở rộng, sâu sắc. Phá vỡ tính tự cấp tự túc, bảo thủ, trì trệ, lạc hậu của mỗi ngành, mỗi địa phương làm cho nhu cầu của xã hội được đáp ứng đầy đủ hơn. Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa mở rộng giữa các quốc gia, thì nó còn khai thác được lợi thế của các quốc gia với nhau.

Trong nền sản xuất hàng hóa, quy mô sản xuất không còn bị giới hạn bởi nhu cầu và nguồn lực mang tính hạn hẹp của mỗi cá nhân, gia đình, mỗi cơ sở, mỗi vùng, mỗi địa phương, mà nó được mở rộng, dựa trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực của xã hội.

Trong nền sản xuất hàng hóa, sự tác động của quy luật vốn có của sản xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh... buộc người sản xuất hàng hóa phải luôn luôn năng động, nhạy bén, biết tính toán, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, cải tiến hình thức, quy cách và chủng loại hàng hóa, làm cho chi phí sản xuất hạ xuống đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao hơn.

Trong nền sản xuất hàng hóa, sự phát triển của sản xuất, sự mở rộng và giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, giữa các vùng, giữa các nước... không chỉ làm cho đời sống vật chất mà cả đời sống văn hóa, tinh thần cũng được nâng cao hơn, phong phú hơn, đa dạng hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, sản xuất hàng hóa cũng có những mặt trái của nó như phân hóa giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa, tiềm ẩn những khả năng khủng hoảng, phá hoại môi trường, hệ sinh thái, xã hội, v.v..

  • Giáo trình Kinh tế học Chính trị Mác – Lê nin [tái bản], Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2005
  • Kinh tế Chính trị Mác – Lênin [in lần thứ hai có sửa chữa, bổ sung], Vũ Anh Tuấn, Phạm Quang Phân, Tô Đức Hạnh, Nhà xuất bản Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007
  • 100 câu hỏi và bài tập kinh tế chính trị Mác – Lênin [tái bản lần thứ 5], An Như Hải, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, năm 2008
  • Chính trị, Bộ Giáo dục và Đào tạo – Chủ biên: Lê Thế Lạng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2004 [tái bản có bổ sung, sửa chữa]

  Bài viết chủ đề kinh tế học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Sản_xuất_hàng_hóa&oldid=68676136”

Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, doanh nghiệp không bao giờ đơn độc trong môi trường kinh doanh của mình. Nó luôn hoạt động và được bao quanh trong một bối cảnh lớn hơn. Bối cảnh này được gọi là Môi trường vĩ mô - bao gồm tất cả các lực lượng hình thành cơ hội, nhưng cũng gây ra các mối đe dọa cho doanh nghiệp dù cho doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề nào, tại khu vực địa lý nào. Vậy nhưng môi trường vĩ mô là gì? Môi trường vĩ mô bao gồm những yếu tố nào? Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào?... Tất cả sẽ được đề cập trong bài viết này.

Môi trường vĩ mô là gì?

Khái niệm môi trường vĩ mô

Khái niệm: Môi trường vĩ mô [Macro Environment] là tập hợp của các yếu tố và điều kiện bên ngoài, không thể kiểm soát và không thể đoán trước được [kinh tế, nhân khẩu học, công nghệ, tự nhiên, xã hội và văn hóa, luật pháp và chính trị] có khả năng tác động, ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến việc ra quyết định và các hoạt động của doanh nghiệp.

Khác với môi trường vi mô, môi trường vĩ mô là điều kiện tồn tại trong toàn bộ nền kinh tế chứ không phải trong một lĩnh vực hoặc khu vực cụ thể.


Môi trường vĩ mô [Macro Environment] là gì?

Đặc điểm của môi trường vĩ mô là gì?

Môi trường vĩ mô tồn tại rất nhiều đặc điểm khác nhau, tuy nhiên nó có 03 đặc điểm chính bao gồm:

  • Các yếu tố nằm ở bên ngoài của môi trường vĩ mô thường có mối quan hệ tương tác, hỗ trợ và bổ trợ lẫn nhau để cùng tác động đến các hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.
  • Các yếu tố bên trong môi trường vĩ mô như môi trường tự nhiên, công nghệ,... hay có tác động gián tiếp đến hoạt động và kết quả hoạt động chính của doanh nghiệp.
  • Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô đa số đều có sức ảnh hưởng đến tất cả mọi ngành khác nhau, mọi lĩnh vực của tất cả các tổ chức trong doanh nghiệp.
  • Môi trường vĩ mô ảnh hưởng phần lớn đến hành vi của người tiêu dùng liên quan đến chi tiêu và đầu tư.

Bài viết liên quan:

➢ List đề tài luận văn thạc sĩ Marketing mới nhất 2021

Các yếu tố của môi trường vĩ mô 

Hiện nay môi trường vĩ mô có bao gồm 06 yếu tố chính và tương ứng với nó là 06 loại môi trường vĩ mô cơ bản. Bao gồm môi trường nhân khẩu học, kinh tế, tự nhiên, công nghệ, văn hóa và chính trị - xã hội. Cần lưu ý rằng các yếu tố môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động của mọi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu chi tiết về các yếu tố này.

Môi trường nhân khẩu học

Môi trường nhân khẩu học sẽ bao gồm các yếu tố liên quan đến con người như: dân số, độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, mật độ phân bổ dân cư, nghề nghiệp, trình độ học học vấn, tình trạng hôn nhân, tôn giáo,.. Sở dĩ, môi trường nhân khẩu học đóng vai trò quan trọng trong môi trường vĩ mô vì xét về tổng thể, nhu cầu của con người chính là lý do để doanh nghiệp tồn tại. Nói cách khác, con người là động lực thúc đẩy thị trường phát triển. Bằng cách tác động trực tiếp hay gián tiếp thì môi trường này tại khu vực doanh nghiệp đang hoạt động sẽ tác động đến hành vi người tiêu dùng, nội dung marketing của doanh nghiệp, cách thức tiếp cận khách hàng, lựa chọn khách hàng mục tiêu.

Ví dụ: Sự nâng cao trong mức thu nhập bình quân của người dân mở rộng thêm cơ hội cho doanh nghiệp kinh doanh những sản phẩm - dịch vụ thuộc phân khúc cao cấp. Hoặc tỷ lệ già hóa dân số tại một số quốc gia trên thế giới khiến cho các doanh nghiệp sẽ tập trung nghiên cứu vào các sản phẩm/dịch vụ dành cho lứa tuổi người giá như du lịch, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe,...

Môi trường nhân khẩu học lớn và đa dạng vừa mang lại cơ hội nhưng cũng là thách thức cho các doanh nghiệp. Đặc biệt là trong thời kỳ dân số thế giới tăng nhanh, và nhân khẩu học thay đổi tổng thể, việc nghiên cứu về con người là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Bởi thay đổi nhân khẩu học đồng nghĩa với việc thay đổi thị trường. Hơn nữa, thị trường thay đổi có nghĩa là các chiến lược Marketing cần được điều chỉnh. Do đó, các doanh nghiệp nên theo dõi chặt chẽ nhân khẩu học. Điều này có thể bao gồm tất cả các loại đặc điểm của dân số. Chẳng hạn như tăng trưởng dân số, mật độ, cấu trúc tuổi, giới tính, sự thay đổi địa lý trong dân số...


Nhân khẩu học trong môi trường vĩ mô

Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế bao gồm một số yếu tố như bản chất và cơ cấu của nền kinh tế, nguồn lực sẵn có, mức thu nhập, GDP, tỷ lệ tăng trưởng thực tế GDP, VAT, tỷ lệ lạm phát, mức độ phát triển kinh tế, phân phối thu nhập, các yếu tố sản xuất, chính sách kinh tế, điều kiện kinh tế, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách cấp phép, thất nghiệp... có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp hoặc cá nhân hiện đang tồn tại trong nền kinh tế đó.

Khi mà nền kinh tế đi xuống, người tiêu dùng sẽ có xu hướng tiết kiệm, lựa chọn những sản phẩm vừa đủ phục vụ cho nhu cầu của bản thân và gia đình. Ngược lại khi nền kinh tế đi lên thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua sắm thoải mái hơn, dễ chi trả cho những sản phẩm - dịch vụ có giá trị cao, đắt tiền.

Môi trường sinh thái

Các lực lượng sinh thái, hay tự nhiên trong môi trường vĩ mô bao gồm môi trường thể chất và các tài nguyên thiên nhiên cần thiết để làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất tại các doanh nghiệp. Về mặt cơ bản, những thay đổi bất ngờ trong môi trường này có thể tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực marketing nói chung và trong hoạt động marketing nói riêng.

Nếu ở một quy mô rộng thì các quốc gia trên thế giới có xu hướng quan ngại về những sự thay đổi về môi trường một vài năm gần đây. Cộng với đó công nghiệp hóa đang khiến cho trái đất nóng lên, nguồn tài nguyên khai thác quá mức làm hệ sinh thái bị mất cân bằng... Hơn bao giờ hết các doanh nghiệp cần phải xem xét và thực hiện tính các chính sách, chiến lược bền vững về môi trường. Điều này có nghĩa là họ nên đóng góp vào việc hỗ trợ môi trường, chẳng hạn bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Qua đó, các doanh nghiệp không chỉ hỗ trợ duy trì một hành tinh xanh mà còn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm thân thiện, có trách nhiệm với môi trường.


Môi trường sinh thái 

Môi trường công nghệ

Môi trường công nghệ sẽ bao gồm những mô hình ứng dụng linh hoạt, hỗ trợ cho con người trong hoạt động hàng ngày. Nó sẽ bao gồm sinh hoạt, sản xuất và lao động. Cụ thể những mô hình này thường là máy móc, nguồn năng lượng, phần mềm... Có thể coi môi trường công nghệ chính là một nguồn lực góp phần định hình cho cách thức hoạt động của cả thế giới, trong đó có doanh nghiệp. Thêm vào đó với sự phát triển của công nghệ, ứng dụng của nó đã cho ra đời nhiều sản phẩm hiện đại qua hàng năm, đáp ứng đầy đủ yêu cầu khắt khe của người dùng.

Trong nền công nghiệp 4.0, công nghệ liên tục được cập nhật từng giây. Vì vậy, để để duy trì hoạt động kinh doanh lâu dài, doanh nghiệp phải nỗ lực song hành với sự thay đổi của công nghệ. Tập trung vào đổi mới, nghiên cứu và phát triển đóng một vai trò to lớn trong thành công của doanh nghiệp, bởi nó có thể khiến doanh nghiệp nhanh chóng dẫn đầu trong công nghệ đó.

Môi trường văn hóa xã hội

Xã hội và Văn hóa là một bộ phận quan trọng của môi trường kinh doanh. Xã hội hình thành các chuẩn mực niềm tin, giá trị, thái độ và nguyên tắc của con người. Trong khi đó, môi trường văn hóa bao gồm các yếu tố tác động đến giá trị cơ bản, đến nhận thức, tính cách, sở thích của những người đang sống trong xã hội đó. Các yếu tố văn hóa này chính là một trong các nhân tố chính để định hình niềm tin, giá trị cơ bản, phong cách sống của một cá nhân đang lớn lên trong xã hội đó.

Thông qua văn hóa - xã hội nó sẽ tác động đến quan điểm, cách nhìn nhận của người tiêu dùng về doanh nghiệp hay những sản phẩm - dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Những sự thay đổi về đặc điểm văn hóa - xã hội trong chiến lược marketing là điều tất yếu để có thể tiếp cận cũng như đáp ứng đúng nhu cầu của các khách hàng, có thể tồn tại và phát triển dài lâu.

Ví dụ: nhu cầu về quần áo, đồ điện tử, hoa, quả, bánh kẹo, xe cộ... bùng nổ vào thời điểm lễ hội hoặc năm mới. Hay cách tiêu dùng, lối sống và phong cách ăn mặc của mọi người khác nhau trong các xã hội và nền văn hóa khác nhau.


Yếu tố văn hóa - xã hội trong môi trường vĩ mô

Môi trường chính trị 

Mọi doanh nghiệp đều bị giới hạn bởi môi trường chính trị. Môi trường chính trị sẽ bao gồm những thể chế, luật pháp được ban hành bởi chính phủ quốc gia và những quy tắc về đạo đức sẽ được xây dựng bởi xã hội. Nền chính trị trong một quốc gia sẽ luôn có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 

Những thay đổi trong luật pháp của quốc gia có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, vì mọi tổ chức hoạt động trong khuôn khổ luật pháp và tuân thủ nghiêm ngặt các luật này. Những luật này có thể bao gồm luật lương tối thiểu, luật an toàn cho người lao động, luật công ty, luật công đoàn...Tuy hiện nay hầu hết các quốc gia đang áp dụng nền kinh tế thị trường, tự do thông thương nhưng vẫn còn một vài quốc gia áp dụng mô hình bao cấp, đóng cửa thông thương.

Luật pháp là định hình khuôn mẫu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hầu hết quốc gia sẽ áp dụng một mức thuế chung cho các doanh nghiệp. Những cũng có một số ngành nghề cần đạt tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, quy trình sản xuất hay luật phòng cháy chữa cháy,... thì mới có thể hoạt động được. Ngoài ra có một số sản phẩm thiết yếu như dược phẩm, thiết bị y tế muốn đưa ra thị trường cần đạt được những tiêu chuẩn nhất định về chất lượng.

Bạn đang gặp khó khăn với bài tiểu luận, luận văn Marketing? Bạn bận rộn không có thời gian viết luận? Bạn cần một ai đó hỗ trợ mình trong quá trình viết luận văn? Tham khảo ngay DỊCH VỤ LÀM THUÊ LUẬN VĂN của Luận Văn 99, TẠI ĐÂY!

Ví dụ về môi trường vĩ mô

Hoa Kỳ: Hoa Kỳ là một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới trong 60 hoặc 70 năm với GDP hơn 17 nghìn tỷ đô la Mỹ. Cô ấy cũng có thị trường tiêu dùng cao nhất thế giới. 325 triệu người đang sinh sống trên đất nước. Dân số đa dạng của đất nước cũng bao gồm người châu Phi, người Mỹ da trắng, người Mỹ gốc Á, người gốc Tây Ban Nha và Thổ dân châu Mỹ

Trung Quốc: Trung Quốc là một trong những nền kinh tế thành công nhất trên thế giới với GDP hơn 12 nghìn tỷ đô la Mỹ. Đất nước này cũng là một trong những khu vực đông dân nhất thế giới với dân số 1,4 tỷ người. Nhân khẩu học của Trung Quốc bao gồm chủ yếu là người châu Á và một số người da trắng.

Như chúng ta đã phân tích, doanh nghiệp được bao quanh bởi một môi trường phức tạp. Môi trường vĩ mô bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố này có thể tạo cơ hội, nhưng đồng thời, chúng cũng có thể gây ra những mối đe dọa lên doanh nghiệp. Do đó, điều quan trọng là các nhà tiếp thị phải hiểu và có tầm nhìn về sự phát triển trong môi trường vĩ mô, để hoạch định và xây dựng các chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp của họ phát triển trong dài hạn. Qua bài viết “Môi trường vĩ mô là gì” hy vọng bạn đọc đã trang bị thêm cho mình các kiến thức hữu ích. Chúc bạn học tập tốt.

Video liên quan

Chủ Đề