Con gái thượng tướng lương cường là ái

Chiều 7/12, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị công bố, trao quyết định nghỉ hưu đối với các đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương Đảng công tác trong quân đội. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị có Đại tướng Ngô Xuân Lịch, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Thượng tướng Vũ Hải Sản, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; các đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương Đảng công tác trong quân đội nhận quyết định nghỉ hưu và lãnh đạo Tổng cục Chính trị, Bộ Tổng Tham mưu.

Đại tướng Phan Văn Giang trao quyết định cho Đại tướng Đỗ Bá Tỵ.

Tại hội nghị, thừa ủy quyền của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đại tướng Phan Văn Giang đã trao quyết định nghỉ hưu từ ngày 1/12/2021 đối với 6 đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương Đảng công tác trong quân đội, gồm:

- Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, nguyên Phó chủ tịch Quốc hội, nguyên Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, nguyên Tổng Tham mưu trưởng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng;

Đại tướng Phan Văn Giang trao quyết định cho Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.

- Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng;

Đại tướng Phan Văn Giang trao quyết định cho Thượng tướng Trần Đơn

- Thượng tướng Trần Đơn, nguyên Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng;

Đại tướng Phan Văn Giang trao quyết định cho Thượng tướng Bế Xuân Trường.

- Thượng tướng Bế Xuân Trường, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng;

Đại tướng Phan Văn Giang trao quyết định cho Thượng tướng Lê Chiêm.

- Thượng tướng Lê Chiêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng;

- Thượng tướng Nguyễn Phương Nam, nguyên Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Các đại biểu dự Hội nghị.

Tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Trung tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị công bố quyết định của Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất đối với hai đồng chí: Đại tướng Đỗ Bá Tỵ và Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh; Tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì đối với 4 đồng chí: Thượng tướng Trần Đơn, Thượng tướng Bế Xuân Trường, Thượng tướng Lê Chiêm và Thượng tướng Nguyễn Phương Nam.

Đại tướng Phan Văn Giang chúc mừng các đồng chí sau gần 50 năm phục vụ quân đội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân giao phó.

Phát biểu tại hội nghị, thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và cán bộ, chiến sĩ toàn quân, Đại tướng Phan Văn Giang chúc mừng các đồng chí sau gần 50 năm phục vụ quân đội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân giao phó.

Đại tướng Phan Văn Giang khẳng định: Các đồng chí nhận quyết định nghỉ hưu là những cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, quân đội, được rèn luyện, trưởng thành trong chiến đấu; dày dặn kinh nghiệm trong chỉ huy, quản lý cơ quan, đơn vị các cấp, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, Nhà nước và quân đội.

Trên các cương vị công tác, các đồng chí đã mang hết tâm huyết, trách nhiệm, kiến thức, kinh nghiệm và năng lực công tác, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân giao phó, để lại ấn tượng tốt đẹp, được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, nhân dân và quân đội đánh giá cao.

Khi về với đời thường, các đồng chí tiếp tục phát huy phẩm chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ, thực hiện tốt vai trò nêu gương, tiếp tục đóng góp, xây dựng địa phương giàu mạnh.

Đặc biệt, khi tham gia Ban Chấp hành Trung ương, được bầu giữ chức vụ lãnh đạo Quốc hội và bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, các đồng chí đã tích cực tham gia với Trung ương trong việc hoạch định đường lối lãnh đạo đất nước; cùng Quân ủy Trung ương, lãnh đạo Bộ Quốc phòng thực hiện tốt chức năng tham mưu chiến lược cho Đảng, Nhà nước về công tác quân sự, quốc phòng; lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, Đảng bộ Quân đội trong sạch vững mạnh tiêu biểu.

Đại tướng Phan Văn Giang trân trọng đề nghị, với trình độ, kinh nghiệm đã được tích lũy và uy tín của các đồng chí, mong các đồng chí tiếp tục theo dõi, tham gia đóng góp ý kiến với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, góp phần cùng toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI và các nhiệm vụ được giao.

“Khi về với đời thường, các đồng chí tiếp tục phát huy phẩm chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ, thực hiện tốt vai trò nêu gương, tiếp tục đóng góp, xây dựng địa phương giàu mạnh”, Đại tướng Phan Văn Giang bày tỏ.

VN: Tướng chính ủy lên nắm ngành tuyên giáo đảng

Nguồn hình ảnh, Website Đảng Cộng sản VN

Chụp lại hình ảnh,

Thượng tướng quân đội VN Nguyễn Trọng Nghĩa [trái] được Bộ Chính trị ĐCSVN cử giữ chức vụ mới, thay thế ông Võ Văn Thưởng [phải] làm Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đảng

Trong một động thái kiện toàn nhân sự cho dàn lãnh đạo mới của đảng Cộng sản Việt Nam hậu Đại hội 13 của đảng này, một tướng lĩnh là Phó Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân VN vừa được Bộ Chính trị đảng Cộng sản cử nắm chức vụ Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đảng.

Hôm 19/02/2021, cơ quan truyền thông nhà nước Việt Nam đồng loạt đưa tin Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, nguyên quán tỉnh Tiền Giang, miền Nam Việt Nam, được ban lãnh đạo đảng Cộng sản bổ nhiệm vào chức vụ này thay thế cho ông Võ Văn Thưởng, cựu Trưởng ban, người vừa trước đó được cử nắm vị trí Thường trực Ban Bí thư của đảng Cộng sản.

"Ngày 19-2, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Tham dự hội nghị, có các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; cùng nhiều đồng chí lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương," báo Nhân dân của ĐCSVN đưa tin hôm thứ Sáu.

VN: Chiến binh mạng 'ăn ngủ với máy tính' và muốn có chứng chỉ Mỹ

Quảng cáo

Việt Nam: Có bao nhiêu ứng cử viên để Đảng bầu ra 18 ủy viên Bộ Chính trị?

'Tôi kiến nghị đảng giải thích vì sao ĐH13 không sửa Điều lệ'

ĐH 13: Nhân sự ‘thành công’ mà sao để miền Nam ‘sa sút’?

Hậu Đại hội 13: Lựa chọn lãnh đạo, sao cứ khép kín?

"Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương đã công bố Quyết định số 06-QĐNS/TW ngày 18-2-2021 của Bộ Chính trị về việc phân công Ủy viên Ban Bí thư.

"Theo Quyết định số 06, Bộ Chính trị phân công đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Thượng tướng, Bí thư T.Ư Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư. Đồng chí Võ Văn Thưởng đã trao quyết định, tặng hoa và chúc mừng đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa."

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một trong những lĩnh vực mà Ban Tuyên giáo TƯ của ĐCSVN mà tân Trưởng ban Nguyễn Trọng Nghĩa đảm trách sẽ là chỉ đạo đường lối quản lý báo chí, truyền thông ở quốc gia có gần 100 triệu dân

Cùng ngày, trang thông tin điện tử của đảng Cộng sản Việt Nam cho biết thêm:

"Phát biểu tại buổi lễ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng chúc mừng Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam được Bộ Chính trị phân công đảm nhiệm chức vụ Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

"Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa được đào tạo cơ bản, được rèn luyện, thử thách trưởng thành trong quân đội, đã trải qua nhiều nhiệm vụ quan trọng từ cơ sở đến lãnh đạo chủ chốt Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Với kinh nghiệm phong phú được tích lũy từ những năm tháng công tác trong quân đội, với sự am hiểu về công tác tư tưởng, văn hóa, văn nghệ, báo chí, truyền thông và sự gắn bó chặt chẽ của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa với Ban Tuyên giáo Trung ương thời gian vừa qua, Bộ Chính trị tin tưởng đồng chí sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao."

Theo trang tin của đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Trọng Nghĩa sinh năm 1962, là Bí thư Trung ương đảng, Thượng tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, ông có trình độ lý luận chính trị Cao cấp, trình độ chuyên môn là Cử nhân Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Vẫn theo trang này, ông Nghĩa được bầu là Ủy viên Trung ương Đảng khóa 12 vào tháng 01/2016, là Đại biểu Quốc hội khóa 14; Mới đây, tại Đại hội 13 của ĐCSVN, ông được bầu lại là Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13 [nhiệm kỳ 2021 - 2026].

Và tại Hội nghị thứ nhất BCHTƯ đảng khóa 13, ông trúng cử vào Ban Bí thư Trung ương Đảng. Ông Nguyễn Trọng Nghĩa là Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam từ năm 2012 đến nay, ông được thăng quân hàm Trung tướng năm 2013 và Thượng tướng vào tháng 9/2017.

'Một động thái khá bất ngờ so với quy hoạch'

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ông Võ Văn Thưởng [trái] vừa được Bộ Chính trị ĐCSVN cử nắm giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư ngay sau Đại hội 13 của đảng này

Từ Hà Nội, hôm 19/02, một nhà quan sát chính trị Việt Nam, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời thuộc Viện Đông Nam Á [Iseas, Singapore] đưa ra bình luận với BBC:

"Đây là một động thái khá bất ngờ, bởi vì trong danh sách nhân sự người ta dự kiến, ông Nguyễn Trọng Nghĩa được sắp xếp để sẽ lên làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐNDVN, mà bổ nhiệm như hôm nay sẽ làm xảy ra một khả năng khác.

"Đó là Đại tướng Lương Cường có thể sẽ ở lại vị trí Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, nhưng nếu điều đó xảy ra thì cũng vẫn phù hợp, bởi vì chức cụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐNDVN rất quan trọng, bởi vì như chúng ta biết rằng từ trước tới nay, chức vụ này không chỉ quan trọng trong quân đội Việt Nam, mà từ chức vụ này, người ta vẫn đưa người từ quân đội ra ngoài làm các việc của dân sự, việc của đảng.

"Cho nên nay từ quân đội, ông Nghĩa được đưa ra ngoài làm Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đảng cũng là một bước không phải là không có tiền lệ, nhưng do với danh sách dự kiến trước đây, thì người ta thấy có bất ngờ một chút."

Nhận xét về năng lực, tư duy, tư tưởng của tân Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đảng CSVN và liệu vị tướng này có thể phù hợp ra sao so với cương vị mới đảm nhiệm, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp bình luận:

"Ông Nguyễn Trọng Nghĩa có quá trình công tác 42 năm ở trong quân đội, mà chủ yếu ông làm công tác đảng trong quân đội, tức là làm chính trị viên, rồi lên tới làm chính ủy, rồi lên các cấp cao hơn, trong công tác đảng đó có một phần gọi là công tác tổ chức nhân sự của quân đội.

"Rõ ràng nhìn một lý lịch như thế có thể thấy rằng ông có đậm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác đảng, công tác nhân sự và công tác chính trị quân sự trong quân đội mà thôi.

"Chưa thấy một tín hiệu, thông tin gì cho thấy ông có kinh nghiệm về các lĩnh vực mà Ban tuyên giáo Trung ương có nhiệm vụ cả. Ví dụ như không thể thấy được mối liên hệ giữa công việc ông ấy đã làm với những nhiệm vụ về đường lối, chính sách khoa học - công nghệ, rồi văn hóa, giáo dục, truyền thông, báo chí... chưa thấy liên hệ đó.

"Cho nên việc này nếu mà nói ra thì thấy rằng ông chưa hề có kinh nghiệm gì phù hợp và cách chọn của Ban chấp hành Trung ương khóa 13 và của của Bộ Chính trị, Ban Bí thư của ĐCSVN có vẻ chắc phải có một lý do nào đó, nhưng công luận chưa nhìn thấy rõ.

"Tuy nhiên, nếu xem lại những vị trước đây từng làm Trưởng ban này trước ông Nguyễn Trọng Nghĩa, thì cũng thấy các vị đó cũng đến thế thôi. Ví dụ có người làm báo chí trước đây như là ông Đinh Thế Huynh, ông Huynh từng làm báo Nhân dân, nhưng về khoa học - công nghệ, giáo dục, văn hóa thì trước đó cũng chưa làm gì cả, ông Nghĩa thì cũng đến thế thôi."

Từ chính trị quân đội sang tuyên giáo đảng sẽ thế nào?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ban Tuyên giáo Trung ương ĐCSVN được cho là đã hoạt động khá tích cực trong thời gian vừa qua để hỗ trợ tuyên truyền và tổ chức cho Đại hội 13 của đảng cầm quyền

Tiếp tục bình luận về việc tân Trưởng ban Tuyên giáo của đảng Cộng sản Việt Nam là một tướng vừa chuyển sang chức vụ mới từ Tổng cục Chính trị thuộc quân đội, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp nói:

"Cái này thấy rõ từ trước là đảng giao cho quân đội một việc mà không phải chỉ chống ngoại xâm, tức là không chỉ bảo vệ Tổ quốc bằng cách chống ngoại xâm, chống lại quân đội của các nước khác đến xâm lược, ví dụ thế.

"Mà người ta còn có một nhiệm vụ nữa là nhiệm vụ gọi là chống diễn biến hòa bình, đấy là một nhiệm vụ mà đảng Cộng sản cầm quyền giao cho quân đội.

"Còn một lĩnh vực mới mà quân đội cũng được giao, đó là tác chiến trên không gian mạng, phần tác chiến không gian mạng mà là quân sự, có tính chất quốc phòng thuần túy, thì không phải thuộc Tổng cục Chính trị nơi Tướng Nghĩa làm Phó Chủ nhiệm.

"Có một Bộ tư lệnh như thế, làm công việc đó thuộc Bộ Quốc phòng, còn phần chống diễn biến hòa bình, hay những gì chống lại những gì, những hành động nào được quy cho là chống lại nhà nước và đảng Cộng sản Việt Nam, thì Tổng cục Chính trị có những nhiệm vụ nhất định.

"Thế thì đưa Tướng Nguyễn Trọng Nghĩa ra làm việc mới như vậy ở Ban Tuyên giáo Trung ương đảng, công luận sẽ cần chờ xem một thời gian nữa xem như thế nào.

"Tuy nhiên, việc ông Nghĩa ra Ban Tuyên giáo còn gợi ý tới một ý nghĩ khác, đó là nếu trước đây ông được bầu vào Bộ Chính trị, thì nó sẽ dễ, nhưng lần này ông mới chỉ là thành viên Ban Bí thư TƯ đảng thôi.

Nguồn hình ảnh, Other

Chụp lại hình ảnh,

Tướng Trần Độ [1923-2002] từng hai lần nắm chức Trưởng Ban Văn hóa - Văn nghệ Trung ương của ĐCSVN trong các nhiệm kỳ [1980-1982] và [1986-1989]

"Do đó, đưa ra hay điều chuyển như thế có thể là một bước để trong một thời gian nào đó, ông ấy sẽ trở thành Ủy viên Bộ Chính trị, vì chức vụ Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đảng từ mấy khóa vừa rồi nằm ở hàm Ủy viên Bộ Chính trị, không phải là Ủy viên bình thường của Ban chấp hành TƯ đảng hay viên Ban bí thư nữa.

"Như vậy, có thể động thái này được đưa ra để ít nữa người ta bổ nhiệm ông vào Bộ Chính Trị chăng, còn như có ý kiến nào đó đặt ra nói rằng đưa ông ấy sang Ban Tuyên giáo TƯ đảng để mà có 'bàn tay sắt' v.v... trong nhiệm kỳ thứ ba của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì thực sự ra là rất khó dự đoán.

"Vì người tay thấy việc ấy, tức là việc được ví với 'bàn tay sắt' nào đó trong tuyên giáo v.v..., thì lâu nay dư luận cho là vẫn đang làm, đã được làm rồi và tới đây khó có thể làm căng được hơn nữa," nhà phân tích chính trị nói với BBC từ Hà Nội hôm 19/2.

Một số trưởng ban từng là tướng quân đội

Được biết, từ trước tại Việt Nam, Tướng Lê Quang Đạo từ 1982 đến năm 1987 từng là Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, phụ trách công tác dân vận khoa giáo và tham gia Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam.

Sau đó, Tướng Đặng Quốc Bảo, người từng là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IV, nguyên Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đã từng nắm giữ chức Trưởng ban Khoa giáo Trung ương Đảng từ năm 1987-1991.

Một trường hợp khác được biết đến nhiều là Tướng Trần Độ, ông chuyển sang ngạch dân sự, giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Văn hóa kiêm Phó Ban Tuyên huấn Trung ương phụ trách văn hóa văn nghệ.

Khi Ban Văn hóa văn nghệ Trung ương được thành lập [1981], Tướng Trần Độ giữ chức Trưởng ban kiêm Thứ trưởng Bộ Văn hóa.

Ở chức vụ này ông đã soạn nghị quyết số 5, củng cố tiến trình Cởi Mở văn hóa trong thời kỳ Đổi Mới.

Video liên quan

Chủ Đề