Công thức hóa học của thuốc diệt cỏ

Sử dụng phân bón để diệt cỏ - tốt cho cây, thân thiện với môi trường 

Thay vì sử dụng thuốc diệt cỏ gây ảnh hưởng đến cây trồng và ô nhiễm môi trường, một nhà vườn ở Hậu Giang đã nghĩ đến việc dùng phân bón để diệt cỏ trong vườn cây và đã mang lại hiệu quả tích cực đối với cây trồng.

Do có kinh nghiệm nhiều năm trong việc làm vườn, anh Phan Thanh Sang ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đã nghĩ đến việc sử dụng phân bón để diệt cỏ thay vì dùng thuốc diệt cỏ gây ảnh hưởng đến cây trồng. Sau những lần bón phân cho vườn mai của mình, anh Sang thấy cỏ ở xung quanh gốc mai thường bị khô héo và chết dần, anh nhận thấy cỏ bón nhiều phân sẽ bị “ngộ độc” hữu cơ, không quang hợp được và khô héo dần rồi chết nên nghĩ đến việc dùng phân bón để diệt cỏ. Anh Sang thấy trong các loại phân hóa học thường bón cho cây thì có ure và kali phát huy được hiệu quả trong việc diệt cỏ và và làm tốt cây trồng nên đã pha trộn 2 loại phân này với các tỷ lệ khác nhau rồi hòa tan trong nước để phun lên cỏ. Sau nhiều lần pha trộn và thử nghiệm trong vườn, anh Sang nhận thấy rằng pha trộn và hòa tan ure, kali, nước theo tỷ lệ 1:1:10 sẽ mang lại hiểu quả cao nhất trong việc diệt cỏ. Ngoài việc sử dụng phân bón theo tỷ lệ này để diệt cỏ trong vườn mai, anh Sang cũng đã dùng thử trong vườn cam, đu đủ và các loại rau màu khác và đều cho tác dụng tích cực. Anh Phan Thanh Sang cho biết: Nếu thường xuyên dùng thuốc trừ cỏ trong vườn cây sẽ ảnh hưởng đến cây trồng, năng suất, cây lại dễ bị lão hóa, thuốc trừ cỏ cũng gây độc cho người và đất, gây ô nhiễm môi trường. Nếu dùng phân hóa học để diệt cỏ thì ngược lại, phân kali, ure thấm vào đất, vào cây giúp cây tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu được hạn, ngập và trở nên cứng cáp, ít bị đổ ngã. Thuốc diệt cỏ thường chỉ diệt được một vài loại cỏ nhất định, không thể sử dụng thuốc diệt cỏ đối với vườn cây đủ đủ và rau màu vì các loại cây này cũng bị chết theo cỏ, trong khi đó, dùng phân hóa học diệt được nhiều loại cỏ khác nhau và không ảnh hưởng đến rau màu hoặc vườn cây đu đủ. Theo anh Thanh Sang, cỏ chết vì bị “ngộ độc” hữu cơ, vì vậy cần trộn và hòa tan đậm đặc theo tỷ lệ 8kg ure, 8 kg kali và 80 lít nước để dùng cho cả vườn cây. Dùng bình xịt hoặc máy phun thuốc để phun phân hóa học hòa tan lên cỏ, không ảnh hưởng gì khi phun vào thân cây, có thể dùng vòi nhựa để dễ dàng phun vào cỏ ở các hàng, luống cây xanh, rau màu. Sử dụng phân hóa học diệt cỏ cũng giúp nhà vườn tiết kiệm được chi phí trừ cỏ vì giá phân thấp hơn so với giá thuốc diệt cỏ, lại không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng và chất lượng đất trồng.

Mong muốn giải pháp của mình được thẩm định bởi các chuyên gia và được nhiều người áp dụng, anh Thanh Sang đã trình bày giải pháp diệt cỏ bằng phân hóa học thành đề tài tham dự hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hậu Giang năm 2013. Giải pháp này được một số giám khảo đánh giá cao, có thể ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp để giảm chi phí, bảo vệ môi trường và trao giải khuyến khích cho sự tìm tòi, sáng tạo này của anh Sang.

Tác giả bài viết: Nguyễn Xuân Dự
Nguồn tin: www.monre.gov.vn

Thuốc trừ cỏ hóa học hoạt chất Glyphosate

Cỏ dại là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng. Cỏ dại không gây hại trực tiếp, nhưng cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng và nước với cây trồng. Đồng thời, cỏ dại còn là cây ký chủ của nhiều loại dịch hạị.

Hiện nay, để phòng trừ cỏ dại có nhiều biện pháp như làm cỏ bằng tay, làm cỏ bằng máy móc và sử dụng thuốc trừ cỏ. Biện pháp trừ cỏ bằng thuốc hóa học hiện đang được sử dụng nhiều nhất. Thuốc trừ cỏ dại là nhóm thuốc BVTV dễ gây hại cho cây trồng. Chỉ một sơ xuất nhỏ như chọn thuốc không thích hợp, sử dụng không đúng lúc, không đúng liều lượng, không đúng cách là thuốc có khả năng gây hại cho cây trồng.

Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam hiện hành có 217 hoạt chất với 664 tên thương phẩm đăng ký phòng trừ cỏ dại trên các loại cây trồng và đất không trồng trọt. Các nhóm thuốc trừ cỏ được nông dân sử dụng phổ biến hiện nay tại Lâm Đồng là Glyphosate, Paraquat và  2.4D.

Glyphosate là thuốc trừ cỏ hậu nẩy mầm [diệt cỏ sau khi cỏ đã mọc]. Đây là một nhóm thuốc trừ cỏ lớn, trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam hiện đã có 94 công ty đăng ký 126 loại thuốc thương phẩm đơn chất Glyphosate, 7 công ty đăng ký 7 thuốc thương phẩm dạng hỗn hợp của Glyphosate với các hoạt chất khác như 2.4D, Paraquat.., 01 công ty đăng ký 01 thuốc thương phẩm hoạt chất Glyphosate ammonium. Một số sản phẩm hoạt chất Glyphosate được sử dụng phổ biến tại Lâm Đồng gồm Glyphosan 480 SL; Kanup 480SL; Roundup 480 SC, BM – Glyphosate  41 SL, Confore 480SL…

1. Ưu, nhược điểm của thuốc trừ cỏ hoạt chất Glyphosate

* Ưu điểm

– Glyphosate là thuốc trừ cỏ có phổ tác động rộng, diệt trừ được hầu hết các lọai cỏ đa niên và cỏ hàng niên. Đặc biệt thuốc có hiệu qủa cao và kéo dài đối với một số lọai cỏ khó trừ như cỏ tranh, cỏ mắc cỡ, lau sậy, cỏ ống.

– Glyphosate có tác động lưu dẫn, có thể xâm nhập vào bên trong thân qua bộ lá và các phần xanh của cây cỏ rồi di chuyển đến tất cả các bộ phận của cây [kể cả rễ và thân ngầm] nên diệt cỏ rất triệt để và hữu hiệu trong việc ngăn cản cỏ mọc trở lại.

– Glyphosate thuộc nhóm độc III, độ độc với người sử dụng thấp hơn so với các loại thuốc trừ cỏ hoạt chất Gramaxone [nhóm độc II], LD50 = 4.900 mg/kg

* Nhược điểm

Thuốc có tác dụng diệt cỏ chậm, cỏ hàng niên sau phun thuốc 4-5 ngày và cỏ đa niên sau phun 7-10 ngày cỏ mới chết.

– Glyphosate là thuốc trừ cỏ không chọn lọc, ngoài tác dụng diệt được rất nhiều lọai cỏ, nếu thuốc bám được vào lá hoặc những bộ phận xanh của cây trồng thì thuốc diệt cả cây trồng.

 

Thuốc Glyphosan 480SL                                               Thuốc Biogly 88.8SP

[hoạt chất Glyphosate]                                       [hoạt chất Glyphosate  ammonium]

 2. Phân biệt thuốc trừ cỏ hóa học hoạt chất Glyphosate và Glyphosate ammonium

* Giống nhau:

Hoạt chất Glyphosate và Glyphosate ammonium đều là hợp chất hữu cơ hay thuốc hóa học có độ độc nhóm III, thuốc ít độc với động vật máu nóng, độ độc với người sử dụng thấp hơn so với các loại thuốc trừ cỏ khác.

– Hiệu quả phòng trừ cỏ dại của thuốc hoạt chất Glyphosate và Glyphosate ammonium: Kết quả nghiên cứu của Khoa Khoa học cây trồng  – trường Đại học Tenessee của Mỹ, 2006 đã kết luận không có sự khác biệt về hiệu quả phòng trừ cỏ dại của thuốc hoạt chất Glyphosate và hoạt chất Glyphosate ammonium.

– Cả 2 hoạt chất đều dễ sử dụng, khi hòa nước có thể tan hoàn toàn tạo thành dung dịch không có hiện tượng phân lớp, lắng cặn.

 * Khác nhau:

Hoạt chất Glyphosate

Hoạt chất Glyphosate ammonium

1. Họat chất diệt cỏ của thuốc Glyphosate là muối Glyphosate  isopropylamine 1. Hoạt chất diệt cỏ của thuốc Glyphosate ammonium là muối ammonium Glyphosate.
2. Thuốc hoạt chất Glyphosate phần lớn sản xuất dưới dạng lỏng [chai], khó vận chuyển, bảo quản. 2.Thuốc hoạt chất Glyphosate ammonium sản xuất dưới dạng hạt, bột khô [gói] nên dễ dàng vận chuyển, bảo quản.
3. Thuốc thành phẩm hoạt chất Glyphosate có hàm lượng hoạt chất thấp từ 16 – 48%, liều lượng  sử dụng cao từ 2 – 4 lít/ha. 3. Thuốc thành phẩm hoạt chất Glyphosate ammonium có hàm lượng hoạt chất cao  từ 77,7 -88.8%, liều lượng sử dụng thấp từ 1 -1,5kg/ha

– Thuốc Glyphosate và Glyphosate ammonium là thuốc trừ cỏ hóa học không chọn lọc, do đó cần  lưu ý khi sử dụng để thuốc không ảnh hưởng đến cây trồng.

– Phun thuốc vào thời điểm cỏ đang sinh trưởng mạnh, có nhiều lá xanh, chồi non

– Dùng nước trong, sạch để pha thuốc, không dùng nước có bùn, nước phèn để pha. Dùng bình phun với béc phun dạng phun sương để đảm bảo thuốc trải đều trên lá cỏ.

– Khi phun thuốc phải thực hiện nguyên tắc 4 đúng, mang bảo hộ lao động và vệ sinh cá nhân sau phun, không cho người già, người đang bệnh hoặc trẻ vị thành niên đi phun thuốc.

– Không phun thuốc trước khi trời có mưa 4-6 giờ, hoặc lúc có dông, gió lớn. Không phun thuốc ở đất có ngập nước hoặc ở thời tiết qúa khô hạn.

– Sau khi phun xịt thuốc phải súc rửa bình thật sạch sẽ trước khi sử dụng bình để phun những lọai thuốc khác lần sau.

Phòng Kiểm dịch pháp chế

I am an attorney in the Washington DC area, with a Doctor of Law in the US, attended the master program at the National School of Administration of Việt Nam, and graduated from Sài Gòn University Law School. I aso studied philosophy at the School of Letters in Sài Gòn. I have worked as an anti-trust attorney for Federal Trade Commission and a litigator for a fortune-100 telecom company in Washington DC. I have taught law courses for legal professionals in Việt Nam and still counsel VN government agencies on legal matters. I have founded and managed businesses for me and my family, both law and non-law. I have published many articles on national newspapers and radio stations in Việt Nam. In 1989 I was one of the founding members of US-VN Trade Council, working to re-establish US-VN relationship. Since the early 90's, I have established and managed VNFORUM and VNBIZ forum on VN-related matters; these forums are the subject of a PhD thesis by Dr. Caroline Valverde at UC-Berkeley and her book Transnationalizing Viet Nam. I translate poetry and my translation of "A Request at Đồng Lộc Cemetery" is now engraved on a stone memorial at Đồng Lộc National Shrine in VN. I study and teach the Bible and Buddhism. In 2009 I founded and still manage dotchuoinon.com on positive thinking and two other blogs on Buddhism. In 2015 a group of friends and I founded website CVD - Conversations on Vietnam Development [cvdvn.net]. I study the art of leadership with many friends who are religious, business and government leaders from many countries. In October 2011 Phu Nu Publishing House in Hanoi published my book "Positive Thinking to Change Your Life", in Vietnamese [TƯ DUY TÍCH CỰC Thay Đổi Cuộc Sống]. In December 2013 Phu Nu Publishing House published my book "10 Core Values for Success". I practice Jiu Jitsu and Tai Chi for health, and play guitar as a hobby, usually accompanying my wife Trần Lê Túy Phượng, aka singer Linh Phượng. Xem tất cả bài viết bởi Trần Đình Hoành

Video liên quan

Chủ Đề