Công thức tính khối lượng chất có thể là

  • 1

    Định nghĩa khối lượng mol. Khối lượng mol của một chất là khối lượng [tính bằng gam] của một mol chất đó.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Để tính khối lượng mol của một nguyên tố, ta lấy khối lượng nguyên tử của chất đó nhân với hệ số chuyển đổi gam trên mol [g/mol] .

  • 2

    Tìm nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố. Nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố là khối lượng trung bình, tính theo đơn vị nguyên tử, trong một mẫu bao gồm tất cả các đồng vị của nguyên tố đó.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Thông tin này thường được nêu trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Bằng cách xác định vị trí của nguyên tố, bạn có thể tìm thấy nguyên tử khối trung bình được viết ngay phía dưới kí hiệu hóa học của nguyên tố đó. Giá trị này không phải là một số nguyên mà là một số có phần thập phân.

    • Ví dụ, với hydro, nguyên tử khối trung bình là 1,007; nguyên tử khối trung bình của các-bon là 12,0107; nguyên tử khối trung bình của oxy là 15,9994; clo có nguyên tử khối trung bình là 35,453.

  • 3

    Lấy nguyên tử khối trung bình nhân với hằng số khối lượng mol. Đơn vị của khối lượn mol được định nghĩa là 0,001 kilogam trên mol, hay 1 gam trên mol. Tích số của nguyên tử khối trung bình và hằng số khối lượng mol sẽ chuyển đổi đơn vị của khối lượng nguyên tử sang gam trên mol, vì thế, khối lượng mol của hydro sẽ là 1,007 gam trên mol, của các-bon là 12,0107 gam trên mol, của oxy là 15,9995 gam trên mol, và của clo là 35,453 gam trên mol.

    • Một số nguyên tố tồn tại trong tự nhiên dưới dạng phân tử gồm hai hay nhiều nguyên tử giống nhau. Tức là nếu muốn tính khối lượng mol của các hợp chất cấu thành bởi nhiều hơn 1 nguyên tử, như khí hydro, khí oxy hay khí clo, bạn cần xác định được khối lượng nguyên tử trung bình của hợp chất rồi nhân giá trị này với hằng số khối lượng mol, ‘’sau đó’’ nhân tích số vừa tìm được với 2.
    • Với H2: 1,007 x 2 = 2,014 gam trên mol; for O2: 15,9994 x 2 = 31,9988 gam trên mol; và Cl2: 35,453 x 2 = 70,096 gam trên mol.
    • Có một cách để ghi nhớ các nguyên tử có hai phân tử đó là học thuộc câu: "Have No Fear Of Ice Cold Beverages" [các chữ cái đầu chính là của Hydrogen, Nitrogen, Fluorine, Oxygen, Iodine, Chlorine, Bromine].

  • Để tính được khối lượng chất tan trong bài tập hóa ở Trung Học Cơ Sở các bạn cần phải 4 công thức tính khối lượng chất tan trong danh sách các công thức hóa học bạn bắt buộc phải nhớ để giải bài tập. Hôm nay EBEST.VN xin gửi đến các bạn danh sách công thức tính như sau:

    Danh sách công thức tính khối lương chất tan chính xác nhất

    Công thức 1 :  Khối lượng chất tan m được tính bằng số mol chất n nhân với khối lượng mol chất M, từ đó ta có công thức tính như sau: m = n.M

    Trong đó

    • m là khối lượng chất tan [ gam ]
    • n là số mol chất [ mol ]
    • M là khối lượng mol chât [ gam ]

    Công thức 2 : Khối lượng chất tan mct bằng khối lượng dung dịch mdd trừ đi khối lượng dung môi mdm , từ đó ta có công thức tính cụ thể : mct = mdd – mdm

    Trong đó:

    • mct Là khối lượng chất tan [ gam ]
    • mdd Là khối lượng dung dịch [ gam ]
    • mdm Là khối lượng dung môi [ gam ]

    Công thức 3 : Khối lượng chất tan mct khối lượng dung dịch mdd nhân 100 chia cho nồng độ phần trăm C%, từ đó ta có công thức tinh như sau : mct=mdd.100/C%

    Trong đó :

    •  mct Khối lượng chất tan [ gam ]
    • C%  Nồng độ phần trăm [ % ]
    • mdd Khối lượng dung dịch [ gam ]

    Công thức 4 : Tính khối lượng chất tan mct bằng khối lượng dung môi mdm nhân với độ tan S chia cho 100 , công thức tính cụ thể như sau : mct=mdm.S/100

    Trong đó :

    • mct Khối lượng chất tan [ gam ]
    • mdm Khối lượng dung môi [ gam ]
    • S là Độ tan [ gam ]

    Các bạn nhớ học thuộc các công thức tính khối lượng chất tên bên trên để có thể áp dụng vào các dạng bài tập cho sẵn thông số với các dạng bài khác nhau.

    Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

    Create an account

    Ở phòng thí nghiệm hay ngoài thực tế, khi điều chế một lượng chất nào đó thì người ta có thể tính được lượng chất [nguyên liệu] cần dùng. Và ngược lại, khi biết được lượng nguyên liệu thì người ta có thể tính lượng chất sản phẩm. Làm thế nào mà người ta có thể tính được như vậy? Đó là nội dung của bài viết hôm nay: cách tính khối lượng và thể tích theo phương trình hóa học.

    Cách tính khối lượng và thể tích theo phương trình hóa học

    Để tính khối lượng hay thể tích của một chất dựa vào phương trình hóa học, ta tiến hành thực hiện theo các bước sau:

    Bước 1: Viết và cân bằng phương trình hóa học của phản ứng

    Bước 2: Chuyển đổi khối lượng hay thể tích chất khí thành số mol

    Bước 3: Dựa vào phương trình hóa học, tìm số mol của chất tham gia hay sản phẩm.

    Bước 4: Chuyển đổi số mol thành khối lượng [m = n x M [g]] hay thể tích chất khí ở đktc [V = n x 22,4 [lít]].

    Cách tính khối lượng và thể tích theo phương trình hóa học

    cach-tinh-khoi-luong-va-the-tich-theo-phuong-trinh-hoa-hoc

    1. Cách tính khối lượng theo phương trình hóa học

    Ví dụ 1:Trong công nghiêp, khi nung đá vôi [CaCO3] sẽ thu được vôi sống [CaO] và khí cacbonic [CO2]. Hãy tính khối lượng của vôi sống thu được khi nung 25 g CaCO3.

    Giải:

    – Ta có phương trình hóa học của phản ứng:

    CaCO3→ CaO + CO2

    – Số mol của CaCO3 trong phản ứng hóa họclà:

    nCaCO3 =mCaCO3 / MCaCO3 = 25 / 100 = 0,25 mol

    – Số mol của CaO thu được sau phản ứng là:

    Theo phương trình hóa học:

    Cứ 1 mol CaCO3 phản ứng thu được 1 mol CaO

    Vậy 0,25 mol CaCO3 phản ứng thu được 0,25 mol CaO

    – Khối lượng của CaO thu được sau phản ứng là:

    mCaO=nCaOx MCaO= 0,25 x 56 = 14 [g]

    Ví dụ 2:Tìm khối lượng CaCO3 cần dùng để điều chế được 33,6 g CaO.

    Giải:

    – Ta có phương trình hóa học của phản ứng:

    CaCO3→ CaO + CO2

    – Số mol của CaO sinh ra sau phản ứng là:

    nCaO =mCaO / MCaO = 33,6 / 56 = 0,6 mol

    – Số mol của CaCO3 tham gia phản ứng là:

    Theo phương trình hóa học:

    Muốn điều chế 1 mol CaO cần dùng1 mol CaCO3

    Vậy muốn điều chế 0,6 mol CaO thì cần dùng 0,6 mol CaCO3

    – Khối lượng của CaCO3 cần dùng để điều chế CaO là:

    mCaCO3=nCaCO3x MCaCO3= 0,6 x 100 = 60 [g]

    2. Cách tính thể tích chất khí theo phương trình hóa học

    Ví dụ 1:Đốt cháy hoàn toàn cacbon trong oxi thu được khí cacbonic. Hãy tìm thể tích [đktc] của khí CO2 nếu có 8 g oxi tham gia phản ứng.

    Giải:

    – Ta có phương trình hóa học của phản ứng:

    C+ O2→ CO2

    – Số mol của O2 tham gia phản ứng là:

    nO2 =mO2 / MO2 = 8 / 32 = 0,25 mol

    – Số mol của CO2 thu được sau phản ứng là:

    Theo phương trình hóa học:

    Cứ 1 molO2 tham gia phản ứng thu được 1 molCO2

    Vậy 0,25 molO2tham gia phản ứng thu được 0,25 molCO2

    – Thể tích khíCO2thu được sau phản ứng [ở đktc] là:

    VCO2=nCO2x 22,4= 0,25 x 22,4 = 5,6 [lít]

    Ví dụ 2:Tìm thể tích khíO2 cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 18 g cacbon.

    Giải:

    – Ta có phương trình hóa học của phản ứng:

    C+ O2→ CO2

    – Số mol của C tham gia phản ứng là:

    nC =mC / MC = 18 / 12 = 1,5 mol

    – Số mol của O2 tham gia phản ứng là:

    Theo phương trình hóa học:

    Đốt cháy 1 mol Ccần dùng 1 mol O2

    Vậyđốt cháy 1,5 mol Ccần dùng 1,5 mol O2

    – Thể tích khí O2[đktc] cần dùng là:

    VO2=nO2x 22,4= 1,5 x 22,4 = 33,6 [lít]

    Bài tập về cách tính khối lượng và thể tích theo phương trình hóa học

    Câu 1.Sắt tác dụng hoàn toàn với axit clohidric theo phương trình:

    Fe + 2HCl→ FeCl2 + H2

    Biết có 2,8 gam sắt tham gia phản ứng, hãy tìm:

    a] Thể tích khí H2 thu được [đktc]?

    b] Khối lượng axit clohidric cần dùng?

    Giải:

    a] Ta có:

    – Số mol của Fe tham gia phản ứng là:

    nFe =mFe / MFe = 2,8 / 56 = 0,05 mol

    – Số mol của H2 thu được sau phản ứng là:

    Theo phương trình hóa học:

    Cứ 1 mol Fe tham gia phản ứng thu được 1 mol khí H2

    Vậy 0,05 mol Fe tham gia phản ứng thu được 0,05 mol khí H2

    – Thể tích khíH2 [đktc] thu được sau phản ứnglà:

    mH2=nH2x 22,4= 0,05 x 22,4 = 1,12 [lít]

    b] Ta có:

    – Số mol của HCl tham gia phản ứng là:

    Theo phương trình hóa học:

    Để hòa tan 1 mol Fe cần dùng 2 mol HCl

    Vậyđể hòa tan 0.05 mol Fe cần dùng 0.1 mol HCl

    – Khối lượng HCl cần dùng là:

    mHCl=nHClx MHCl = 0,1 x 36,5 = 3,65 [g]

    Câu 2.Lưu huỳnh S cháy trong không khí tạo ra chất khí lưu huỳnh dioxit [còn gọi là khí sunfurơ], có CTHH là SO2. Đây là một chất khí có mùi hắc và gây ho.

    a] Viết PTHH của phản ứng

    b] Biết có 1,6 g lưu huỳnh tham gia phản ứng, hãy tìm:

    – Thể tích khí SO2 thu được [đktc]?

    – Thể tích không khí cần dùng [đktc], biết O2 chiếm 1/5 thể tích không khí.

    Giải:

    a] Phương trình hóa học của phản ứng:

    S + O2 → SO2

    b] Ta có:

    – Số mol của S tham gia phản ứng:

    nS =mS / MS = 1,6 / 32 = 0,05 [mol]

    – Số mol của SO2thu được sau phản ứng là:

    Theo phương trình hóa học:

    Cứ 1 mol S tham gia phản ứng tạo sinh ra 1 mol khíSO2

    Vậycứ 0,05 mol S tham gia phản ứng tạo sinh ra 0,05 mol khíSO2

    – Thể tích khíSO2 [đktc] thu được sau phản ứnglà:

    VSO2=nSO2x 22,4= 0,05 x 22,4 = 1,12 [lít]

    Ta có:

    – Số mol của O2tham gia phản ứng là:

    Theo phương trình hóa học:

    Đốt cháy 1 mol S cần dùng 1 mol O2

    Vậy đốt cháy 0,05 mol C cần dùng 0,05 molO2

    – Thể tích khí O2[đktc] cần dùng là:

    VO2=nO2x 22,4= 0,05 x 22,4 = 1,12 [lít]

    – Thể tích không khí [đktc] cần dùng là:

    Vkk=VO2x 5= 1,12 x 5 = 5,6 [lít]

    Câu 3.Cho PTHH sau:

    CaCO3→ CaO + CO2

    a] Cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 để điều chế 11,2 g CaO?

    b] Muốn điều chế được 7 g CaO cần dùng bao nhiêu g CaCO3?

    c] Nếu có 3,5 mol CaCO3 tham gia phản ứng thì thu được bao nhiêu lít khí CO [đktc]?

    d] Nếu thu được 13,44 lít CO [đktc] thì có bao nhiêu gam chất rắn tham gia và tạo thành sau phản ứng?

    Giải:

    a] Ta có:

    – Số mol của CaO tạo thành sau phản ứng:

    nCaO =mCaO / MCaO = 11,2 / 56 = 0,2 [mol]

    – Số mol của CaCO3 tham gia phản ứng là:

    Theo phương trình hóa học:

    Muốn điều chế 1 mol CaO cần dùng1 mol CaCO3

    Vậy muốn điều chế 0,2 mol CaO thì cần dùng 0,2 mol CaCO3

    b]Ta có:

    – Số mol của CaO tạo thành sau phản ứng:

    nCaO =mCaO / MCaO = 7 / 56 = 0,125 [mol]

    – Số mol của CaCO3 tham gia phản ứng là:

    Theo phương trình hóa học:

    Muốn điều chế 1 mol CaO cần dùng1 mol CaCO3

    Vậy muốn điều chế 0,125 mol CaO thì cần dùng 0,125 mol CaCO3

    – Khối lượng của CaCO3 cần dùng là:

    mCaCO3=nCaCO3x MCaCO3= 0,125 x 100 = 12,5 [g]

    c] Ta có:

    – Số mol của CO2 thu được sau phản ứng là:

    Theo phương trình hóa học:

    Cứ 1 mol CaCO3 tham gia phản ứng sinh ra 1 molCO2

    Vậy 3,5 mol CaCO3 tham gia phản ứng sinh ra 3,5 molCO2

    – Thể tích khíCO2thu được sau phản ứng [ở đktc] là:

    VCO2=nCO2x 22,4= 3,5 x 22,4 = 78,4 [lít]

    d] Ta có:

    – Số mol của CO2 thu được sau phản ứng là:

    nCO2 =VCO2 / 22,4= 13,44 / 22,4 = 0,6 [mol]

    – Số mol của CaCO3 tham gia phản ứng là:

    Theo phương trình hóa học:

    Muốn thu được 1 mol khí CO2 thì cần dùng 1 molCaCO3

    Vậy muốn thu được 0,6 molCO2 thì cần dùng 0,6 mol CaCO3

    – Khối lượng của CaCO3 cần dùng để điều chế CaO là:

    mCaCO3=nCaCO3x MCaCO3= 0,6 x 100 = 60 [g]

    Ta có:

    – Khối lượng của khí CO2là:

    mCO2=nCO2x MCO2= 0,6 x 44 = 26,4 [g]

    – Khối lượng của CaO thu được sau phản ứng là:

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:mCaCO3 =mCaO +mCO2

    ⇒mCaO=mCaCO3–mCO2 = 60 – 26,4 = 33,6 [g].

    Câu 4.

    a] Cacbon oxit [CO] phản ứng với oxi [O2] tạo thành cacbon dioxit [CO2]. Viết PTHH.

    2CO+ O2→ 2CO2

    b] Nếu đốt cháy 20 mol CO thì cần dùng bao nhiêu mol O2 để thu được 1 chất khí duy nhất sau phản ứng?

    Giải:

    Để thu được 1 chất khí duy nhất [là khí CO2] thì phản ứng trên phải xảy ra hoàn toàn, khi đó ta có:

    – Số mol của O2 cần dùng là:

    Theo phương trình hóa học:

    Muốn đốt cháy 2 mol CO thì cần dùng 1 mol O2

    Vậy muốnđốt cháy 20 mol CO thì cần dùng 10 mol O2

    c] Điền vào chỗ trống số mol của chất tham gia và sản phẩm ở những thời điểm khác nhau, biết hỗn hợp CO và O2 lấy đúng tỉ lệ về số mol theo PTHH.

    SỐ MOL
    CÁC THỜI ĐIỂM CÁC CHẤT PHẢN ỨNG SẢN PHẨM
    CO O2 CO2
    Thời điểm ban đầu t0 20 10 0
    Thời điểm t1 15 7,5 5
    Thời điểm t2 3 1,5 17
    Thời điểm kết thúct3 0 0 20

    Câu 5.Tìm thể tích của khí oxi đủ để đốt cháy hết 11,2 lít khí A [đktc]. Biết:

    – A có tỉ khối đối với không khí là 0,552.

    – Thành phần % theo khối lượng của khí A: 75% C và 25% H.

    Giải:

    Ta có:

    –dA/kk = MA/ 29 = 0,552→ MA = 0,552 x 29 = 16 [g/mol]

    –Ta có:

    Khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol khí A:

    mC= [16 x 75] / 100 = 12 [g]

    mH= [16 x 25] / 100 = 4 [g]

    Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol khí A:

    nC = 12 / 12 = 1 mol

    nH= 4 / 1 = 4 mol

    ⇒ Trong 1 phân tử khí A có: 1 nguyên tử C và 4 nguyên tử H.

    ⇒ CTHH của khí A là: CH4

    Đánh giá bài viết

    Video liên quan

    Chủ Đề