Công thức tính phí trả nợ trước hạn

Phí phạt trả nợ trước hạn là số tiền bạn phải trả cho ngân hàng nếu thanh toán trước hạn nợ gốc thời hạn theo quy định hợp đồng tín dụng.

2. Cách tính phí phạt trả nợ trước hạn

Hầu hết các trường hợp khách hàng chúng tôi gặp thường dự kiến thời gian vay dài hơn so với mong muốn để cân đối nguồn trả hàng tháng đỡ áp lực. Vấn đề vướng phải là khi bạn muốn trả trước khi đến hạn theo lịch trên hợp đồng tín dụng bạn thường bị phát sinh một khoản phí phạt. Đây là một khoản tương đối lớn khi bạn vay tín chấp. Thông thường các ngân hàng thường tính như sau:

Phí phạt trả nợ trước hạn = tỷ lệ phí phạt * Số tiền nợ gốc còn lại bạn chưa trả.

Ví dụ cụ thể: Bạn A đã được ngân hàng cấp tín dụng 30 triệu, gốc trả cuối kỳ, thời gian vay 24 tháng nhưng đến tháng thứ 12 bạn có được một khoản thưởng tư công ty và muốn trả hết khoản vay còn lại này. Phí phạt trên hợp đồng là 6% trên số tiền còn lại.

Số phí phạt bạn phải trả = Số tiền vay còn lại* tỷ lệ phí phạt= [30,000,000 *12/24 ]*6% = 900,000 đ

3. Phí phạt trả nợ trước hạn quy định ở đâu?

Phí phạt trả nợ trước hạn thường là một mục trên hợp đồng tín dụng. Trên đó có quy định cụ thể mức phí và cách tính phí cho bạn.

Ví dụ như sau: Bạn hãy xem mục 9.2a  trong hợp đồng tín dụng của Công ty tài chính MAFC:

//tiencuatoi.vn/wp-content/uploads/2018/03/01.-Mirae-Asset-Credit-Contract-Hop-dong-tin-dung-Mirae-Asset-V7-1.pdf.

4. Thông tin phí phạt trả nợ trước hạn tại các Ngân hàng, công ty tài chính

Thông thường phí phạt trả nợ trước hạn tại các Ngân hàng, công ty tài chính thường khác nhau.

Theo đó phí phạt trả nợ trước hạn khoản vay ở các ngân hàng thường giao động từ 0% đến 4% tùy theo sản phẩm vay, chính sách gói lãi suất ưu đãi, thời gian khoản vay của bạn. Đối với các chương trình ưu đãi lãi suất thường thì phí phạt trả nợ trước hạn khá cao để bù lại lãi suất ưu đãi tất toán trước hạn.

Đối với các công ty tài chính, phí phạt trả nợ trước hạn thường rất cáo khoảng 4%- 6%.\

5. Ngân hàng cho vay không thu phí phạt trả nợ trước hạn

Hiện tại rất nhiều chương trình hợp tác cho vay mua nhà, mua ô tô đặc biệt là nhà dự án thường thông báo hỗ trợ lãi suất 0%. Bản chất các chương trình vay vốn này là được các chủ đầu tư hỗ trợ phí phạt. Điển hình nhất là chương trình hợp tác cho vay mua nhà các dự án của Tập đoàn Vingroup.

Về mặt thực tế toàn bộ các Ngân hàng, công ty tài chính đều thu phí phạt trả nợ trước hạn. Sau khoảng từ 3 năm trở lên thì mới không có phí phạt trả nợ trước hạn đối với các khoản vay không tham gia chương trình hỗ trợ lãi suất.

6. Cách thức xin giảm phí phạt trả nợ trước hạn

Khi bạn có nhu cầu trả nợ trước hạn, làm sao để được Ngân hàng hỗ trợ giảm phí phạt trả nợ trước hạn. Đây là một câu hỏi thường xuyên được đặt ra với các khách hàng. Để được giảm phí phạt vấn để là lợi ích hiện tại và tiềm năng bạn mang lại cho Ngân hàng sẽ là căn cứ để ngân hàng giảm cho bạn.

Bản thân Ngân hàng sẽ cân đối một lợi ích tổng thể để ưu đãi cho Khách hàng.

Bài viết liên quan:

Tổng hợp các thông tin về vay tín chấp

Hướng dấn tất toán và thanh lý khoản vay tín chấp

Phí trả nợ trước hạn là khoản tiền người vay phải trả ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khi trả nợ trước thời gian quy định trong hợp đồng.

Hay nói một cách dễ hiểu hơn thì phí này áp dụng cho những khoản vay đã được ngân hàng giải ngân nhưng tất toán sớm hơn thời hạn quy định trong hợp đồng. Người vay sẽ phải trả khoản phí này vào thời điểm tất toán sớm.

Khoản phí trả nợ trước hạn này đã được quy định rõ trong hợp đồng vay vốn, tùy theo hình thời, thời điểm vay mà tổ chức tài chính hoặc ngân hàng sẽ có cách tính toán khác nhau. Hiện nay, một số ngân hàng triển khai các chính sách ưu đãi về vay vốn nên khoản phí trả nợ trước hạn này được điều chỉnh áp dụng trong thời gian đầu của thời gian vay. Có cả những ngân hàng, tổ chức tài chính còn đưa ra chương trình cam kết không trả tiền trước hạn một khoản thời gian cố định sẽ được miễn hoàn toàn khoản phí này.

Phí trả nợ trước hạn là gì?

Không ít người thắc mắc vì sao trả nợ trước hạn lại bị phạt? Trên thực tế đây là điều hiển nhiên và cần thiết, phù hợp với nền kinh tế thị trường. Lý do là bởi khi các ngân hàng, tổ chức tài chính thực hiện một hợp đồng vay vốn, họ sẽ phải cân đối nguồn vốn huy động của mình về cả kỳ hạn cũng như lãi suất, nhằm đáp ứng yêu cầu của khoản vay.

Trong khoảng thời hạn vay theo đúng hợp đồng tín dụng đã được ký kết, ngân hàng vẫn phải trả lãi cho nguồn vốn đã huy động trước đó. Chính vì vậy, để bù đắp những khoản chi phí phát sinh, các rủi ro về lãi suất, cũng như cân đối nguồn vốn, các ngân hàng buộc phải thu phí khi khách hàng khi tất toán trước hạn.

Bên cạnh phí trả nợ trước hạn thì các tổ chức tài chính và ngân hàng còn có nhiều khoản phí phạt khác như: trả lãi chậm, trả nợ quá hạn, hay thu hồi khoản lãi suất ưu đãi trả nợ trước hạn.

Cách xác định phí trả nợ trước hạn

Đối với những người có ý định vay vốn mua nhà thì việc nắm rõ phí trả nợ trước hạn là gì, biết cách tính toán phí trả nợ trước hạn là cực kỳ quan trọng. 

Mỗi ngân hàng, tổ chức sẽ áp dụng mức phí phạt cho các khoản giải ngân khác nhau. Tuy nhiên, các mức phí dưới đây là khá phổ biến được áp dụng tại hầu hết các tổ chức:

Phí cam kết rút vốn

Phí cam kết rút là là mức phí áp dụng cho những khoản vay đã làm hồ sơ vay nhưng lại không tiến hành rút vốn. Tại thời điểm tất toán sớm, khách hàng sẽ phải trả phí cam kết rút vốn. 

Mặc dù không phải ngân hàng nào cũng áp dụng mức phí này nhưng bạn cũng nên tìm kiểu ký và nắm được cách tính như sau:

Phí cam kết rút vốn =Số tiền chưa giải ngân * Mức % phí phạt 

VD: Trường hợp khách hàng ký hợp đồng vay số tiền 700 triệu đồng trong vòng 05 năm, nhưng thực tế mới giải ngân được 500 triệu đồng. Sau 01 năm, người vay muốn tất toán khoản vay sớm. Khi đó, phí trả nợ trước hạn theo quy định rút vốn với phí phạt 1,5% sẽ là: 1,5% x [700 – 500 triệu] = 3 triệu đồng.

Phí phạt trả nợ trước hạn

Phí trả nợ trước hạn là gì chúng ta đã nắm rõ, dưới đây hãy tiếp tục tìm hiểu về cách tính toán khoản phí phạt này.  Theo đó, đa phần các ngân hàng đều có mức phí phạt trả nợ trước hạn trong vòng 05 năm đầu tiên. Tuy nhiên, một số ngân hàng có thể sẽ áp dụng mức phí phạt này trong thời hạn dài hơn.

Phí phạt trả nợ trước hạn = Số tiền gốc trả trước hạn*Mức % phí phạt

VD: Trường hợp ngân hàng xác định phí phạt trả nợ trước hạn là 400 triệu đồng thì khi đó, số tiền phí phải thanh toán cho ngân hàng sẽ là 2% x 400 triệu đồng = 8 triệu đồng.

Với những người vay vốn mua nhà được hưởng lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thả nổi tại thời điểm giải ngân mà khách trả nợ trước hạn trong thời gian 60 tháng kể từ ngày rút khoản vốn đầu tiên thì ngân hàng có thể thu hồi cả phần lãi đã hỗ trợ. Thông thường các ngân hàng sẽ áp dụng mức phí phạt với các khoản đã giải ngân.

Phí trả nợ trước hạn của một số ngân hàng hiện nay

Dưới đây là biểu phí phí trả nợ trước hạn của một số ngân hàng cho bạn tham khảo:

Ngân hàng VPBank

  • Phí trả nợ trước hạn dưới 1 năm = 3% x Số tiền trả nợ trước hạn.

  • Phí trả nợ trước hạn 1 năm - 2 năm = 2% x Số tiền trả nợ trước hạn.

  • Phí trả nợ trước hạn 2 năm - 3 năm = 1% x Số tiền trả nợ trước hạn.

  • Phí trả nợ trước hạn 3 năm - 4 năm = 0,5 % x Số tiền trả nợ trước hạn.

  • Phí trả nợ trước hạn trên 4 năm trở đi: Miễn phí [Số tiền phí cho mỗi lần tối thiểu 500.000 đồng]

Ngân hàng Vietcombank

  • Phí trả nợ trước hạn 1 năm đầu = 1,5% x số tiền nợ gốc trả trước hạn

  • Phí trả nợ trước hạn 2 năm - 3 năm = 1% x số tiền nợ gốc trả trước hạn

  • Phí trả nợ trước hạn 4 năm - 5 năm = 0,5 % x Số tiền trả nợ trước hạn.

  • Phí trả nợ trước hạn trên 6 năm trở đi: Miễn phí

Ngân hàng Techcombank

  • Phí trả nợ trước hạn 2 năm đầu = 3% x Số tiền trả trước

  • Phí trả nợ trước hạn năm thứ 3 = 2% x Số tiền trả trước

Trên đây, Homedy đã chia sẻ đến bạn phí trả nợ trước hạn là gì cũng như các thông tin liên quan đến khoản phí phạt này. Để cập nhật thêm các bài viết khác về kinh nghiệm mua bán nhà đất, truy cập ngay Homedy.com!

Theo Homedy Blog Tư vấn

Video liên quan

Chủ Đề