Công thức tính tỷ lệ sống của tôm

Your browser isn’t supported anymore. Update it to get the best YouTube experience and our latest features. Learn more

Remind me later

Chi phí thức ăn trong nuôi tôm thể chân trắng chiếm trên 50%, quản lý cho ăn cũng đóng vai trò quan trọng quyết định thành bại của vụ nuôi. Năng suất ao nuôi chân trắng rất cao, có thể đạt từ 15 – 20 tấn/ha, lượng thức ăn đưa vào ao nuôi trong một vụ sẽ vào khoảng 19 – 26 tấn/ha. Quản lý thức ăn không tốt, ngoài việc làm chi phí vụ nuôi tăng cao, nhiều vấn đề khác liên quan đến việc biến đổi môi trường, ảnh hưởng sức khoẻ tôm nuôi và dịch bệnh sẽ nảy sinh.

Khác với tôm sú, tôm chân trắng có nhu cầu đạm [protein] trong thức ăn thấp hơn [khoảng 32-35%]. Theo thực tế khảo sát, nhiều trường hợp sử dụng thức ăn có hàm lượng protein 40 – 45% [loại thức ăn dành cho nuôi thâm canh tôm sú] thì tôm thẻ có thể đạt tốc độ tăng trưởng cao với thời gian nuôi ngắn hơn [đạt 80 – 100 con/kg sau 2 tháng nuôi. Tuy nhiên, nếu sử dụng thức ăn này, ao nuôi thường ô nhiễm cao hơn và đòi hỏi người nuôi phải có trình độ quản lý ao nuôi tốt hơn.

Bên cạnh đó, tính ăn của tôm thể chân trắng cũng khác biệt nhiều với tôm sú. Tôm chân trắng có thể ăn được liên tục trong ngày, bắt được thức ăn lơ lửng và có ăn lại phân của chính nó. Sức ăn của tôm chân trắng cũng phụ thuộc vào hàm lượng oxy hòa tan [xem phần Oxy hòa tan], nhiệt độ…Chính vì thế việc theo dõi, điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp hàng ngày là rất quan trọng.

CHO ĂN TRONG THÁNG NUÔI ĐẦU

Trong tháng nuôi đầu, người nuôi thường rất khó đánh giá được tỷ lệ sống của tôm và cũng không đánh giá được sức ăn của tôm chân trắng do chúng còn nhỏ. Trên các bảng cho ăn của nhà cung cấp thức ăn thì lượng cho ăn thường khá cao vì chúng được thiết kế trong điều kiện nuôi lý tưởng, thực tế lượng cho ăn nhỏ hơn như thế. Trong nuôi tôm chân trắng, phần lớn những trang trại quản lý thức ăn dư thừa thường rơi vào giai đoạn tháng nuôi đầu vì người nuôi suy nghĩ rằng cho ăn thiếu tôm sẽ chậm lớn và mất sức tăng trưởng, các vấn đề biến động môi trường ao nuôi, tảo lam, dịch bệnh, khí độc tích tụ cũng sẽ xuất hiện nhanh chóng ngay sau một tháng nuôi, thậm chí ngay trong tháng nuôi đầu. Số cữ cho ăn trong ngày nên chia ra 4 – 5 cữ/ngày để giúp tôm làm quen dần với môi trường nuôi mới [trong trại giống cho ăn 08 cữ/ngày cách nhau 03 giờ]. Bảng bên dưới hướng dẫn chi tiết các cho ăn trong tháng nuôi đầu, áp dụng cho 100.000 con tôm.


 

Bảng cho ăn trong tháng nuôi đầu – áp dụng cho 100.000 con

Ngày 1 2.5 kg Số cữ cho ăn/ngày
Ngày 2-7 Tăng 100g/ngày 04 – 05 cữ/ngày
Ngày 8-14 Tăng 200g/ngày
Ngày 15-30 Tăng 300g/ngày
Ngày thứ 7  Tối đa 3.1 kg/ngày
Ngày thứ 30 Tối đa 9.3 kg/ngày
Tổng lượng TA [30 ngày]  Khoảng 159.7kg

 
CHO ĂN TRONG CÁC THÁNG KẾ TIẾP

Trong các tháng nuôi kế tiếp, việc cho ăn sẽ được thực hiện bằng cách tính toán lượng thức ăn trong ngày dựa vào tổng trọng lượng đàn tôm. Để có thể ước lượng tổng trọng lượng đàn tôm, người nuôi cần tiến hành chài, đánh giá trọng lượng trung bình của một con tôm, ước lượng tỷ lệ sống và tính được trọng lượng bình quân của đàn tôm đang có. Từ tháng thứ 2 trở đi, có thể cho ăn 03 – 04 cữ/ngày và không cho ăn vào ban đêm nếu như hệ thống cung cấp oxy không được đáp ứng đầy đủ

Bảng cho ăn các tháng kế tiếp như bên dưới

Trọng lượng tôm [g] % Số cữ cho ăn/ngày
2 9.5 03 – 04 cữ/ngày
3 5.8
5 5.3
7 4.1
10 3.3
12 3.0
15 2.6
20 2.1
25 1.5
30 1.3

 
Thí dụ: Ao tôm thả 300.000 giống, ở ngày nuôi thứ 50 tiến hành chài 05 chài để kiểm tra, giả sử tổng số tôm của 05 chài là 578 con với tổng trọng lượng 3,9 kg. Như vậy,

Trọng lượng tôm bình quân là: [3.9 kg x 1.000 g]: 578 con = 6,7 gam/con

Tỷ lệ sống ước lượng trung bình khoảng 90%, do đó:

Số tôm còn lại trong ao là: 300.000 x 90/100 = 270.000 con

Trọng lượng đàn tôm có trong ao là: 270.000 con x 6,7 g/con = 1.809 kg

Vì tôm nuôi có trọng lượng bình quân 6,7 g/con như đã tính ở trên, do đó so vào bảng trên, tỷ lệ cho ăn sẽ tương ứng khoảng 4,1%. Từ đó, ta tính được:

Tổng lượng thức ăn trong ngày là: 1.809 kg x 4,1/100 = 74 kg/ngày

Lượng thức ăn/ngày tính được sẽ được chia làm 3 – 4 cữ cho ăn tuỳ theo ao nuôi khác nhau.

SÀNG ĂN [VÓ]

Kỹ thuật kiểm tra sàng ăn trong nuôi tôm chân trắng khác biệt nhiều với tôm sú. Vì tôm chân trắng ăn liên tục, ăn nhanh và bài tiết nhanh khi nhiệt độ cao, …cho nên việc điều chỉnh thức ăn thông qua sàng ăn khó khăn hơn nhiều. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp người nuôi cần phải duy trì ít nhất 01 dàn quạt hoặc 50% công suất quạt khi cho ăn, cho nên việc đánh giá sức ăn qua sàng không chính xác lắm.


 

Bảng tham khảo lượng thức ăn bỏ vó và thời gian kiểm tra

Trọng lượng tôm [g] Tă cho vào vó [g/kg/vó] Thời gian kiểm tra [giờ]
1.5-4 1 2,5
5-8 2 2,5
9-13 3 2
14-22 4 2
23-33 5 1,5

 
Thí dụ: Tôm nuôi có trọng lượng 9,5 g/con [tương đương cỡ 105,2 con/kg], cho ăn 9,5 kg/cữ. Vậy lượng thức ăn bỏ vào 01 vó là: 9,5 [kg] x 3 [g/kg/vó] = 28,5 g/vó

Tôm chân trắng có vỏ mỏng và trắng trong, cho nên việc quan sát tôm ăn no hay không rất dễ dàng. Thông thường tôm ăn thức ăn công nghiệp thì có đường ruột màu nâu đen, khi thiếu thức ăn tôm sẽ ăn mùn bã, phân của chính nó, cho nên đường ruột sẽ có màu đen. Chính vì thế, tôm chân trắng thường có đường ruột đầy và hiếm khi rỗng ruột như tôm sú, khi tôm chân trắng có đường ruột rỗng thì người nuôi nên nghĩ đến việc tôm nuôi có thể đang mắc bệnh. Quan sát thức màu thức ăn trong đường ruột tôm sẽ góp phần đánh giá được cần phải tăng hay giảm lượng thức ăn cho lần sau.


Nguồn hình ảnh: Dr. Chalor Limsuwan


Tốt nhất nên kiểm tra đường ruột tôm khi kiểm tra vó, các trường hợp bên dưới cho thấy thiếu thức ăn [trong điều kiện bình thường] và cần phải tăng thức ăn cho lần sau:

Các trường hợp tôm còn đói khi kiểm tra vó, cần tăng thức ăn cho lần cho ăn kế tiếp. Cần phải chú ý đến nhiệt độ và oxy hòa tan khi cho tôm ăn vì chúng có ảnh hưởng rất lớn đến tính ăn của tôm chân trắng.


Bài viết được thực hiện bởi: KS Dương Thanh Văn - Công ty VinhthinhBiostadt

Tài liệu tham khảo: Temperature affects shrimps survival and feed conversion - Dr. Chalor Limsuwan.

Với sự ra đời của các công nghệ mới, sử dụng thức ăn đặc hiệu cao và cải tiến di truyền, người ta kỳ vọng rằng chu kỳ nuôi sẽ ngày càng ngắn hơn và tốc độ tăng trưởng của tôm sẽ ngày càng gần với tiềm năng tối đa của vật nuôi. Nhiều nghiên cứu đã tập trung vào mô hình hóa sự gia tăng kích thước của tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương [ Litopenaeus vannamei ] theo thời gian.

Một nghiên cứu về ba thử nghiệm cho ăn đã được thực hiện để điều tra nhu cầu protein trong khẩu phần ăn của tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương [ Litopenaeus vannamei] ở ba giai đoạn tăng trưởng khác nhau. Sáu chế độ ăn thử nghiệm đã được xây dựng để bao gồm tăng mức protein 25, 30, 35, 40, 45 và 50% [được ký hiệu là P25, P30, P35, P40, P45 và P50, tương ứng] cho ba thử nghiệm cho ăn. Ba thử nghiệm cho ăn được thực hiện ở tôm có kích thước khác nhau ở 0,65 g [thử nghiệm 1]; 4,80 g [thử nghiệm 2] và 10,5 g [thử nghiệm 3].

Phân tích dữ liệu tăng trưởng chỉ ra rằng mức protein thô [đạm] trong khẩu phần ăn tối ưu là 34.5, 35.6 và 32.2% đối với tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương cỡ nhỏ, trung bình và cỡ lớn [giai đoạn tôm giống, đang trong giao đoạn phát triển và trưởng thành]. Khi lượng đạm tăng lên 40 – 50% hiệu quả tăng trưởng sẽ giảm đi và nước nhanh trở nên ô nhiễm hơn.

Các loại thức ăn cho tôm thẻ chân trắng

Hiện tại có 3 loại thức ăn chính dành cho tôm thẻ chân trắng:

  • Thức ăn công nghiệp được cung cấp bởi các nhà máy sản xuất thức ăn cho tôm
  • Thức ăn tự nhiên bao gồm các động thực vật phù du, các mùn bã hữu cơ dưới nước
  • Thức ăn tự chế được làm từ nguồn nguyên liệu sẵn có như ốc, cá tạp, các chế phụ phẩm trong nông nghiệp.

Nguồn: internet

Cho tôm thẻ chân trắng ăn trong tháng đầu tiên

Vì ở tháng nuôi đầu chưa xác định được tỉ lệ sống của tôm cũng như sức ăn nên nếu cho ăn bằng thức ăn công nghiệp, số lượng cho ăn nên ít hơn khuyến cáo của nhà cung cấp. Dựa vào bảng tính phía dưới để kiểm soát lượng thức ăn trong tháng đầu tiên cho phù hợp. Số cữ cho ăn nên được chia làm 4 – 5 cử/ ngày.

  • Giai đoạn tôm thẻ chân trắng từ 7 – 10 ngày, thức ăn thường là bột mịn, do đó thức ăn cần đươc trộn với nước rồi mới tạt xuống ao nuôi.
  • Giai đoạn tôm thẻ chân trắng từ ngày thứ 10 trở đi, cho lượng ít thức ăn dạng cỡ nhỏ vào sàng để cho tôm quen, khi đặt sàng nên đặt nơi bằng phẳng, cách bờ 1,5 – 2m, sau cách quạt nước khoảng 12 – 15cm, không đặt ở góc ao, khoảng 1.600 – 2.000m2 đặt một sàng.

Sau nửa tháng đầu tiên, thực hiện cung cấp vitamin, khoáng chất theo chỉ dẫn của nhà cung cấp giúp tăng cường sức khỏe cho tôm. Thông thường khi tôm ăn thức ăn công nghiệp đường ruột sẽ có màu nâu đen, khi đường ruột tôm bị đen chứng tỏ lượng thức ăn thiếu => tôm sẽ ăn mùn bả hữu cơ hoặc phân chính nó.

Tính toán lượng thức ăn từ tháng thứ 2 trở đi

Việc cho ăn ở những giai đoạn sau cần được tính toán kỹ lưỡng để mang lại hiệu suất cao nhất. Các thông số cần nắm để có thể xác định lượng thức ăn cho ăn: số lượng thả giống [con], số lượng tôm trung bình [con/kg], tỉ lệ sống [mật độ tôm còn lại].

Người nuôi cần tiến hành chài để xác định các thông số trên. Sau đó nhập vào bảng tính phía dưới:

Tổng lượng thức ăn tính được chia làm 4 thời điểm cho ăn:

  • Lần 1: cho ăn vào lúc 8h30 sáng [25%]
  • Lần 2: cho ăn vào lúc 13h chiều [20%]
  • Lần 3: cho ăn vào lúc 17h30 chiều [25%]
  • Lần 4: cho ăn vào 20h tối [30%]

Cách điều chỉnh lượng thức ăn tôm thẻ theo điều kiện thực tế

Thức ăn sau khi cho vào sàng/nhá nên được kiểm tra sau mỗi 2 – 3 tiếng. Việc kiểm tra là cần thiết, giúp bà con điều chỉnh được lượng thức ăn sao cho phù hợp với nhu cầu của tôm thẻ thân trắng. Khi lượng thức ăn dư thừa người nuôi tôm cần điều chỉnh lại như sau:

Giả sử mỗi ngày tổng lượng thức ăn là 100kg:

Tôm thẻ chân trắng có vỏ trắng trong và mỏng nên quan sát tôm ăn no hay chưa rất dễ dàng. Chúng có đường ruột đầy chứ ít khi bị rỗng, do vậy khi quan sát thấy tôm rỗng ruột thì cần kiểm tra các chỉ số khác vì có thể tôm đang mắc bệnh bỏ ăn. Quan sát màu thức ăn trong đường ruột tôm sẽ góp phần đánh giá được cần phải tăng hay giảm lượng thức ăn cho lần sau.

Nguồn: Internet

Nguồn: Internet

NANO NNA VIỆT NAM

 Nguồn tham khảo: Dietary protein requirement of Pacific white shrimp Litopenaeus vannamei in three different growth stages

Video liên quan

Chủ Đề