Cùng em học Toán lớp 5 tập 1 Tuần 9 trang 30 31, 32

Qua lời giải bài tập Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 Tuần 9 trang 30, 31, 32, 33 hay, chi tiết giúp học sinh lớp 5 có thêm tài liệu tham khảo từ đó học tốt môn Tiếng Việt 5.

Bài 1 [trang 30 Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 Tập 1]: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Cây trám đen

Ở đầu bản tôi có cây trán đen. Thân cây cao vút, thẳng như một cột nước từ trên trời xuống. Cành cây mập mạp, nằm ngang. Vươn tỏa như những gọng ô. Trên những cái gọng ô ấy xòe tròn như một cái ô xanh ngút ngàn. Lá trám đne to chỉ bằng bàn tay đứa trẻ lên ba, nhưng dài chừng một gang.

Trám đen có hai loại. Quả trám đen tẻ chỉ bằng nửa quả nhót to, nhưng hai đầu nhọn hơn. Cùi trám đen tẻ mỏng, cứng, có phần hơi khô, xác, không ngon bằng trám đen nếp. Trám đen nếp có màu tím như trám đen tẻ, nhưng quả mập, mỡ màng, cùi dày, bấm ngập ngón tay cái mà koong chạm hạt.

Cùi trám đen có chất béo, bùi và thơm. Trám đen rất ưa xào với tóp mỡ. Trám đen còn được làm ô mai, phơi khô ăn dần. Người miền núi rất thích món trám đen trộn với xôi hay cốm.

Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám. Người bản tôi nhìn lên cái ô xanh treo lơ lửng lưng trời ấy mà biết được sức gió. Xa quê đã ngót chục năm trời, tôi vẫn nhớ da diết những cây trám trên đầu bản.

   [Theo Hồ Thủy Giang]

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

a] Dòng nào dưới đây nêu đúng đặc điểm của cây tràm trong bài đọc ?

A. Cây mới lớn, rất tươi tốt được trồng ở đầu bản.

B. Cây cổ thụ lâu năm rất gắn bó với dân làng.

C. Cây bóng mát, chưa lâu năm nhưng rất xanh tốt.

Hướng dẫn giải:

Đáp án : B

b] Tác giả miêu tả cây trám đen theo trình tự nào?

A. Tả sự phát triển của cây ở từng thời kì.

B. Tả từng bộ phận của cây.

C. Kết hợp tả từng bộ phận của cây và từng thời kì phát triển của cây.

Hướng dẫn giải:

Đáp án : B

c] Quả trám nếp có đặc điểm gì?

A. Bằng nửa quả nhót to, nhưng hai đầu nhọn hơn, cùi nông, cứng, có phần hơi khô.

B. To bằng bàn tay đứa trẻ lên ba, nhưng dài chừng một gang, cùi dày béo, bùi.

C. Có màu tím, quả mập, mỡ màng, cùi dày, bấm ngập ngón tay cái mà không chạm hạt.

Hướng dẫn giải:

Đáp án : C

Bài 2 [trang 31 Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 Tập 1]: Viết những từ láy, từ ghép gợi tả hình ảnh được dùng trong bài đọc.

Hướng dẫn giải:

Cao vút, cột nước, mập mạp, chiếc ô xanh, ngút ngát, mỡ màng

Bài 3 [trang 31 Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 Tập 1]: Chọn từ thích hợp nhất [ trong các từ cho sẵn sau] để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:

- Trong lành, trong vắt [1]

- Bao la, mênh mông [2]

- Lăn tăn, li ti [3]

- Ngào ngạt,thơm phức [4]

- Im lìm, lặng ngắt [6]

Hồ về thu, nước ..... [1] ..... [2]. Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng ..... [3]. Bây giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn ..... [4] mấy đóa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió ..... [5]. Đêm thanh, cảnh vắng, bốn bề ..... [6].

Hướng dẫn giải:

[1] trong vắt

[2] mênh mông

[3] lăn tăn

[4] lơ thơ

[5] ngào ngạt

[6] lặng ngắt

Bài 4 [trang 31 Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 Tập 1]: Viết từng cặp hai câu, trong đó một câu theo yêu cầu:

Hướng dẫn giải:

- Có dùng đại từ để thay thế danh từ

⟶ Con ngựa này bị thương nên đi tập tễnh.

- Có dùng đại từ để thay thế động từ

⟶ Tôi được đi chơi, Lan cũng thế.

- Có dùng đại từ để thay thế tính từ

⟶ Loan xinh đẹp, Thảo cũng vậy.

Bài 5 [trang 32 Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 Tập 1]: Gạch chân dưới các đại từ trong câu chuyện sau:

Hướng dẫn giải:

Một hôm, Chồn hỏi Gà Rừng:

- Cậu có bao nhiêu trí khôn?

Gà Rừng trả lời:

- Tớ chỉ có một thôi.

- Ít thế thôi sao, mình có hàng trăm trí khôn.

Nói xong, chúng dắt tay nhau đi kiếm mồi.

[Sưu tầm]

Bài 6 [trang 32 Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 Tập 1]: Trong các điều kiện dưới đây, điều kiện nào không cần thiết phải tuân thủ trong quá trình thuyết minh, tranh luận? Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

- Phải có hiểu biết về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.

- Phải nói theo ý kiến của số đông.

- Phải biết nêu lí lẽ và dẫn chứng.

- Phải có ý kiến riêng về vấn đề thuyết trình tranh luận.

Hướng dẫn giải:

Điều kiện không cần thiết phải tuân thủ trong quá trình thuyết minh, tranh luận đó là:

Phải nói theo ý kiến số đông.

Bài 7 [trang 32 Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 Tập 1]: Bạn Hùng học giỏi môn Toán, bạn cho rằng môn Toán là quan trọng nhất. Bạn Mai lại nói môn Tiếng Việt là quan trọng vì bạn yêu thích môn Tiếng Việt. Em hãy dùng lí lẽ của mình để nói cho hai bạn hiểu cả môn Toán và môn Tiếng Việt đều rất quan trọng với học sinh tiểu học.

Hướng dẫn giải:

Toán là môn học rất quan trọng, vì nhờ có toán học ta mới thành thạo tính toán, tư duy logic, đầu óc linh hoạt. Tiếng Việt cũng là môn quan trọng không kém, nhờ có môn học này chúng ta mới mở rộng được tầm hiểu biết về xã hội, ngôn ngữ, linh hoạt trong giao tiếp hàng ngày, biết nói lời hay ý đẹp ….Tóm lại, Toán và Tiếng Việt đều là những môn học rất quan trọng với học sinh Tiểu học

Vui học [trang 33 Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 Tập 1]:

Tiến bộ

Bố: Con trai, học kì 2 có tiến bộ hơn học kì 1 rồi. Kì 1 con là đứa xếp cuối cùng của lớp, nhưng kì 2 con đã tiến bộ hơn.

Con: Con cảm ơn bố. Con cũng phải cảm ơn bạn Linh nữa chứ!

Bố: Sao vậy con?

Con: Vì nhờ Linh kì 2 chuyển tới mà con được lện vị trí số 2 tính từ cuối sổ tính lên.

Bố: Ối!!....ối.

* Kể cho bạn, người thân nghe câu chuyện trên.

* Người con trong câu chuyện trên có tiến bộ không? Vì sao em khẳng định như vậy?

Hướng dẫn giải:

Người con trong câu chuyện thực chất không có tiến bộ. Vì học kì 2 này nếu so với học kì 1 thì thứ tự của người con trong lớp không hề thay đổi.

Bài làm:

Bài 1

Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:

a] Số thập phân gồm hai mươi đơn vị, 3 phần trăm viết là: …….

b] Số 6,75 đọc là: …….

Phương pháp giải:

Muốn đọc [hoặc viết] số thập phân ta đọc phần nguyên trước, sau đó đọc [hoặc viết]  “phẩy” rồi đọc [hoặc viết] phần thập phân.

Lời giải chi tiết:

a/ Số thập phân gồm hai mươi đơn vị, 3 phần trăm viết là: 20,03

b/ Số 6,75 đọc là: sáu phẩy bảy mươi lăm

Bài 2

Nối [theo mẫu]:

Phương pháp giải:

Dựa vào cách đổi: \[\dfrac{1}{{10}} = 0,1\,\,;  \dfrac{1}{{100}} = 0,01\,\,;  \,\,\,\,\,\,\,\]\[\dfrac{1}{{1000}} = 0,001\,\,;\,\,\,...\]

Lời giải chi tiết:

Bài 3

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

Số liền sau của số 5099 là:

A] 4099                                        B] 5098

C] 5100                                        D] 6099

Phương pháp giải:

Hai số tự nhiên liền nhau hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị.

Lời giải chi tiết:

Số liền sau của số 5099 là 5100.

Chọn C

Bài 4

Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a] \[\dfrac{{23}}{{1000}}\]kg = …….kg

b] \[3\dfrac{{25}}{{100}}\]m = …….m

c] 7,54m = ……. cm

d] 0,35kg = ……. g

Phương pháp giải:

- Dựa vào cách đổi: \[\dfrac{1}{{10}} = 0,1\,\,;  \dfrac{1}{{100}} = 0,01\,\,; \,\,\,\,\,\,\,\]\[\dfrac{1}{{1000}} = 0,001\,\,;\,\,\,...\]

- Dựa vào liên hệ giữa các đơn vị đo khối lượng, giữa các đơn vị đo độ dài.

Lời giải chi tiết:

a/ \[\dfrac{{23}}{{1000}}\]kg = 0,023kg

b/ \[3\dfrac{{25}}{{100}}\]m = 3,25m

c/ 7,54m = 754cm

d/ 0,35kg = 350g

Bài 5

Đúng ghi Đ, sai ghi S:

a] \[2\dfrac{3}{5} \times 3\dfrac{1}{3} = 8\dfrac{2}{3}\]

b] \[6:2\dfrac{2}{3} = \dfrac{9}{4}\]

Phương pháp giải:

Đổi hỗn số thành số thập phân rồi thực hiện phép nhân hoặc chia hai phân số như thông thường.

Lời giải chi tiết:

Ta có:

\[2\dfrac{3}{5} \times 3\dfrac{1}{3} = \dfrac{{13}}{5} \times \dfrac{{10}}{3} = \dfrac{{13 \times 10}}{{5 \times 3}} \]\[=  \dfrac{{13 \times 5 \times 2}}{{5 \times 3}} = \dfrac{{26}}{3} = 8\dfrac{2}{3}\]

\[6:2\dfrac{2}{3} = 6:\dfrac{8}{3} = 6 \times \dfrac{3}{8} = \dfrac{{6 \times 3}}{8}\]\[ = \dfrac{{2 \times 3 \times 3}}{{2 \times 4}} = \dfrac{9}{4}\]

Vậy:

a/ \[2\dfrac{3}{5} \times 3\dfrac{1}{3} = 8\dfrac{2}{3}\]

Đ

b/ \[6:2\dfrac{2}{3} = \dfrac{9}{4}\]

Đ

Bài 6

Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:

Trên một mảnh đất có diện tích 120m2, người ta sử dụng \[\dfrac{3}{5}\] diện tích mảnh đất để xây nhà. Tính diện tích phần đất xây nhà.

Đáp số: …….

Phương pháp giải:

Để tính diện tích phần đất xây nhà ta lấy diện tích mảnh đất nhân với \[\dfrac{3}{5}\].

Lời giải chi tiết:

Diện tích phần đất xây nhà là:

            \[120 \times \dfrac{3}{5} = 72\,\,[{m^2}]\]

                        Đáp số: \[72{m^2}\].

Bài 7

Quy đồng mẫu số các phân số \[\dfrac{3}{5};\dfrac{2}{3}\] và \[\dfrac{13}{30}\].

Phương pháp giải:

Ta thấy \[30:5 = 6\,\,;\,\,\,30:3 = 10\] nên chọn \[30\] là mẫu số chung. Ta quy đồng phân số \[\dfrac{3}{5}\] bằng cách nhân cả tử số và mẫu số với \[6\]; quy đồng phân số \[\] bằng cách nhân cả tử số và mẫu số với \[10\]; và giữ nguyên phân số \[\dfrac{{13}}{{30}}\].

Lời giải chi tiết:

Ta thấy \[30:5 = 6\,\,;\,\,\,30:3 = 10\] nên chọn \[MSC = 30\]

Quy đồng mẫu số các phân số \[\dfrac{3}{5};\dfrac{2}{3}\] và \[\dfrac{{13}}{{30}}\] như sau:

 \[\dfrac{3}{5} = \dfrac{{3 \times 6}}{{5 \times 6}} = \dfrac{{18}}{{30}}\]   ;

 \[\dfrac{2}{3} = \dfrac{{2 \times 10}}{{3 \times 10}} = \dfrac{{20}}{{30}}\]; 

 Giữ nguyên phân số \[\dfrac{{13}}{{30}}\]

Vậy quy đồng mẫu số các phân số \[\dfrac{3}{5};\dfrac{2}{3}\] và \[\dfrac{{13}}{{30}}\]  ta được ba phân số \[\dfrac{{18}}{{30}}\,\,;\,\,\,\dfrac{{20}}{{30}}\]  và \[\dfrac{{13}}{{30}}\].

Bài 8

Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính:

a] \[2\dfrac{1}{3} + 5\dfrac{1}{3} =  \ldots \]

b] \[3\dfrac{2}{5} + 2\dfrac{5}{7} =  \ldots \]

Phương pháp giải:

- Có thể viết hỗn số thành một phân số như sau:

+ Tử số bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ở phần phân số.

+ Mẫu số bằng mẫu số ở phần phân số.

- Thực hiện phép cộng hoặc trừ hai phân số bằng cách quy đồng mẫu số các phân số.

Lời giải chi tiết:

a/ \[2\dfrac{1}{3} + 5\dfrac{1}{3} = \dfrac{7}{3} + \dfrac{{16}}{3} = \dfrac{{23}}{3}\]

b/ \[3\dfrac{2}{5} + 2\dfrac{5}{7} = \dfrac{{17}}{5} + \dfrac{{19}}{7} = \dfrac{{119}}{{35}} + \dfrac{{95}}{{35}}\]\[ = \dfrac{{214}}{{35}}\]

Bài 9

Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:

Mẹ mua 5 chiếc bút chì hết 19 000 đồng. Sau đó mẹ mua thêm 3 chiếc bút chì nữa. Hỏi mẹ mua bút chì hết tất cả bao nhiêu tiền?

Đáp số: …….

Phương pháp giải:

- Tính giá tiền của 1 chiếc bút chì ta lấy giá tiền của 5 chiếc bút chì chia cho 5.

- Tính tổng số bút chì mẹ mua.

- Tính số tiền mẹ phải trả ta lấy giá tiền của 1 chiếc bút nhân với số bút chì mẹ mua.

Lời giải chi tiết:

Mua 1 chiếc bút chì hết số tiền là:

            19 000 : 5 = 3800 [đồng]

Mẹ mua tất cả số chiếc bút chì là:

            5 + 3 = 8 [chiếc]

Mẹ mua bút chì hết tất cả số tiền là:

           3800 × 8 = 30 400 [đồng]

                    Đáp số: 30 400 đồng.

Bài 10

Giải bài toán:

Một cửa hàng vật liệu xây dựng ngày đầu tiên bán đượcc 1,7 tấn thép. Ngày thứ hai bán nhiều hơn ngày đầu là 0,6 tấn thép. Ngày thứ ba bán nhiều hơn ngày thứ hai là 0,3 tấn thép. Hỏi trong ba ngày đó, trung bình mỗi ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu tấn thép?

Phương pháp giải:

- Đổi:  1,7 tấn  = 1700kg; 0,6 tấn = 600kg; 0,3 tấn = 300kg.

- Tính số thép cửa hàng đó bán trong ngày thứ hai ta lấy số thép cửa hàng đó bán trong ngày thứ nhất cộng với 600kg.

- Tính số thép cửa hàng đó bán trong ngày thứ ba ta lấy số thép cửa hàng đó bán trong ngày thứ hai cộng với 300kg.

- Tính số thép trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được ta lấy tổng số thép bán được trong ba ngày chia cho 3.

Lời giải chi tiết:

Ngày thứ hai cửa hàng bán được số tấn thép là:

            1700 + 600 = 2300 [kg]

Ngày thứ ba cửa hàng bán được số tấn thép là:

            2300 + 300 = 2600 [kg]

Trung bình mỗi ngày cửa hàng đó bán được số tấn thép là:

            [1700 + 2300 + 2600] : 3 = 2200 [kg]

            2200kg = 2,2 tấn

                                    Đáp số: 2,2 tấn. 

Xemloigiai.com

Video liên quan

Chủ Đề