Cuộc cách mạng trong quân sự hình thành các binh chủng kỹ thuật

  • Phân tích của Ái Châu
    2022-02-28

Các lệnh trừng phạt của Mỹ, Châu Âu và Nhật khiến Quân đội Việt Nam có thể gặp khủng hoảng về thiết bị, phụ tùng và vũ khí cho các phương tiện chiến đấu chủ lực, vì hầu hết đều mua từ Nga. Mặt khác, nó đẩy nhanh quá trình thế giới bị phân thành hai khối Trung - Mỹ, với mạng lưới tài chính, chuỗi cung ứng, nền tảng kỹ thuật và thị trường tương đối biệt lập.

Việt Nam sẽ phải tính toán cách thức lựa chọn của mình nếu hai khối như thế hình thành. Cách thức lựa chọn càng trở nên quan trọng trong bối cảnh thay đổi gần như cách mạng của kỹ thuật quân sự trên thế giới ngày nay.

Công nghệ cao và Cải cách quân đội ở Trung Quốc

Trước 2016, Trung Quốc tổ chức quân đội theo hai nhánh. Nhánh thứ nhất tổ chức thành các quân khu, phân chia theo vùng địa lý. Nhánh thứ hai là tổ chức thành các đơn vị vũ trang chủ lực [các quân đoàn, sư đoàn thuộc các binh chủng khác nhau, trực thuộc Bộ Quốc phòng].

Yếu tố địa lý rất quan trọng trong chiến tranh truyền thống. Thắng thua trong cuộc chiến nhiều khi được quyết định bởi việc xác định đâu là địa điểm chiến lược, đâu là thứ yếu. Trong chiến tranh công nghệ cao, yếu tố địa lý vẫn quan trọng nhưng không còn vai trò chiến lược, quyết định thắng thua. Tính chất “chiến lược" và “thứ yếu" của địa lý bị vũ khí công nghệ cao hoá giải nhanh chóng.

Tổ chức quân đội theo quân khu cũng làm phát sinh tinh thần lãnh địa, cát cứ của các lãnh đạo quân khu, vốn được chuyển giao quyền lực theo các quan hệ trên dưới trong địa bàn.

Nhánh tổ chức thứ hai, tức tổ chức quân đội thành các quân đoàn, sư đoàn theo từng quân chủng [hải quân, không quân, lục quân]. Các quân chủng này luôn hoạt động riêng rẽ, hoặc có “hiệp đồng binh chủng" thì cũng chỉ là tham gia chung trong một trận đánh hoặc chiến dịch một cách rời rạc.

Lục quân và hải quân [cũng như thuỷ quân] vốn xuất hiện từ lâu trong lịch sử và hoạt động độc lập. Từ thế chiến thứ hai, cùng với sự ra đời của không quân trước đó, với sự phát triển của công nghệ viễn thông, các binh chủng này bắt đầu phối hợp “hiệp đồng” với nhau nhưng vẫn hoạt động rời rạc như những lực lượng đơn lẻ.

Nhưng các công nghệ mới ra đời từ cuối thế kỷ 20 đến nay đã giúp cho tất cả các phương tiện chiến tranh, máy bay, tàu ngầm, chiến hạm, tên lửa, tăng thiết giáp… có thể liên hợp [integration] với nhau trong một mạng lưới thống nhất.

Cuộc cách mạng của công nghệ đã làm cho từng phương tiện chiến tranh đó, khi được liên hợp trong một mạng lưới, có những khả năng chiến đấu không thể có được khi hoạt động rời rạc.

Đối diện với sự tiến bộ này của công nghệ, cũng như sự tích hợp các công nghệ mới này các phương tiện chiến tranh chủ lực nói trên, Trung Quốc từ 2016 đã thực hiện một cuộc cách mạng về tổ chức quân đội.

Họ đã xoá bỏ cả hai nhánh tổ chức trực thuộc Bộ Quốc phòng là các quân khu và các đơn vị tác chiến chủ lực. Họ tái cấu trúc quân đội theo một cơ cấu sao cho các phương tiện chiến tranh tích hợp công nghệ cao có thể phát huy hiệu quả, trong bối cảnh Trung Quốc. Họ phân chia quân đội thành ba tầng: trên đỉnh tháp là “Quân uỷ Trung ương" [trực thuộc Cộng sản Đảng], lớp giữa là các binh chủng và cuối cùng là các đơn vị tác chiến. Bộ Quốc phòng cũng như Bộ Tổng tham mưu sẽ chỉ còn chức năng thứ yếu [như “ngoại giao quốc phòng"]. Và quan trọng nhất, họ xây dựng một thành tố xuyên thấm qua cả ba tầng cấu trúc nói trên, là "Bộ chỉ huy tác chiến liên hợp". Mô hình "tác chiến liên hợp" này cũng được tổ chức cả trong cơ quan truyền thông của quân đội, phục vụ cho "dư luận chiến".

Nếu cần đánh giá về cuộc cải cách quân sự của Tập Cận Bình năm 2016 trong một từ, thì đó là “tốc độ". Tập đã quyết đoán và nhanh không thua gì Quan Vân Trường chém đầu Hoa Hùng khi ly rượu tiễn của Tào Tháo còn chưa nguội.

Cảnh sát biển Việt Nam tham gia tập trận chung cùng Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản ở Đà Nẵng hôm 16/6/2017. AFP

“Hà Nội không vội được đâu"

Dù Trung Quốc đã cải cách quân sự triệt để từ 2016, Sách trắng quốc phòng năm 2019 của Việt Nam chỉ dành vài trang nói về “khoa học công nghệ" một cách chung chung, không nói gì cụ thể về những thay đổi có tính cách mạng trong quân sự trên thế giới đang diễn ra và ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia. Các ý niệm liên quan tới tư duy “tác chiến liên hợp” cũng không xuất hiện trong sách này. Nội dung về quân sự trong các văn kiện Đảng mới nhất cũng vậy.

Quân đội Việt Nam hiện nay vẫn tổ chức theo cách cũ, từ thời Võ Nguyên Giáp, bên trên là Bộ Quốc phòng, bên dưới là hai nhánh: quân khu và các quân đoàn chủ lực. Các binh chủng được tổ chức như những lực lượng độc lập, tuy có thể hiệp đồng tác chiến khi cần thiết.

Khi chưa làm chủ được công nghệ cao ở mức độ có thể triển khai tác chiến liên hợp, cách tổ chức nói trên vẫn là hợp lý nhất. Nhưng cách tổ chức đó chỉ phù hợp với chiến tranh thế kỉ 20.

Sự chênh lệch về đẳng cấp sức mạnh, giữa nguyên lý “hiệp đồng binh chủng” giữa các lực lượng rời rạc với nguyên lý “tác chiến liên hợp” giữa các binh chủng trong một thể thống nhất nhờ tiến bộ của công nghệ cao, cũng tương đương với sự chênh lệch giữa súng thần công bắn ra mảnh sành và pháo bắn đi viên đạn phát nổ, giữa chiến thuyền chèo tay và chiến hạm động cơ, khi nhà Nguyễn đối diện với Pháp thế kỉ 19. 

Trong bối cảnh các đội quân tiên tiến nhất, trong đó có Trung Quốc, đã tái cấu trúc để phát huy tối đa sức mạnh của tác chiến liên hợp dựa trên công nghệ cao, nếu Việt Nam không hiện đại hoá quân đội, nguy cơ tồn vong của dân tộc sẽ là vấn đề cốt tử trong tương lai, dù chưa ai biết chính xác “tương lai" ấy là khi nào.

Trăm mối tơ vò 

Quân đội Việt Nam có mục đích phòng thủ, không tấn công. Điều này đúng. Có mấy câu hỏi đặt ra đối với Việt Nam để thực hiện mục đích này.

Hiện đại hoá quân đội, trong trường hợp Việt Nam, sẽ tăng thêm nguồn lực cho quân đội, và mất nguồn lực cho các lĩnh vực khác. Trong khi đó, Việt Nam có đầu tư cho quân sự bao nhiêu đi nữa cũng không thể chịu đựng một cuộc tấn công từ Trung Quốc. Vì vậy ngoài sức mạnh quân sự, cần thêm sức mạnh kinh tế chính trị.

Ở Mỹ, chiến xa tự hành là phát minh của Bộ Quốc phòng, nhưng phía dân sự nhanh chóng học tập để phát minh xe tự lái với người mở đường Tesla. Ở tầm mức hiện nay, Việt Nam không làm được như thế mà cần một bàn tay vừa đủ nguồn lực vừa đủ năng lực để thực thi, bằng cách phối hợp hai mặt kinh tế và quân sự. Việt Nam đủ khả năng tổ chức để phối hợp nguồn lực ít ỏi của mình, bằng cách gắn kết cả hai mặt kinh tế và kỹ thuật quân sự hay không?

Để hiện đại hoá quân đội, Việt Nam cần công nghệ cao. Khi đã có công nghệ cao, Việt Nam cần thêm lãnh tụ chính trị đủ khả năng thay đổi cấu trúc của một bộ máy quân sự có “truyền thống lịch sử" gần 80 năm.

Xét riêng về công nghệ cao, Việt Nam có thể học được nó từ đâu? Qua các kênh nào? Như thế nào?

Xin Trung Quốc công nghệ cao dùng cho quân sự cũng có nghĩa là trao cho họ khả năng khoá vòi nước trong toilet của chiến hạm Việt Nam từ xa. Và chưa chắc Trung Quốc đã muốn cho Việt Nam.

Xin Hoa Kỳ? Nhật Bản? Châu Âu? Rào cản lớn nhất là chính Việt Nam. Từ nhiều năm trước, có nhiều chuyên gia đã nói Việt Nam cần “Đối mới 2.0”. Đổi mới 2.0 không đơn giản là vấn đề kinh tế. Nó gắn liền với cách tổ chức thể chế. Với thể chế chính trị của mình, Việt Nam là “đồng minh tự nhiên” của Trung Quốc. Nếu giỏi ngoại giao thì có thể mua được từng thiết bị rời rạc của hệ thống, tức là mua cũng vô ích, nhưng không chắc sẽ mua được trọn gói. Và giả sử được mua trọn gói thì có đủ tiền để mua và duy trì hay không?

Việt Nam tự tổ chức để xây dựng năng lực kỹ thuật “tác chiến liên hợp" từng bước một? Đây là điều lý tưởng, nhưng hai chục năm nay, Việt Nam chưa từng thành công ở một dự án kỹ thuật nào cả.

Kỹ thuật không chỉ là kỹ thuật. Nó gắn liền với cách thức tổ chức để sáng tạo, tiếp thu và vận hành nó. Riêng trong trường hợp Trung Quốc, để áp dụng công nghệ cao vào quân sự, xây dựng năng lực tác chiến liên hợp, Tập Cận Bình phải tái cấu trúc quân đội, mà để tái cấu trúc quân đội, ông Tập phải giành hai năm để thực thi chiến dịch chính trị “đả hồ diệt ruồi". Chưa rõ trường hợp Việt Nam thế nào, trong trường hợp Trung Quốc, không “đả hổ diệt ruồi" thì không cải cách quân đội một cách ngoạn mục như Tập đã làm được. [Tôi chỉ nói Tập Cận Bình đã thay đổi triệt để, nhưng không muốn nói cách tái cấu trúc của Tập là đúng hoàn toàn, khi gần như xoá sổ vai trò của Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng Tham mưu, đặt hết quyền điều hành quân đội vào tay tổ chức Đảng.]

Có quá nhiều bài toán ở tầm chiến lược mà Việt Nam muốn giải được thì phải có lãnh đạo đủ tầm, có những “Team" gồm nhiều tướng tài và chuyên gia giỏi để nghiên cứu, hỗ trợ, xử lý tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế, đối ngoại, tổ chức, kỹ thuật… cùng một lúc.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.

[Ảnh minh họa]

Dưới sự lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành,Quân đội nhân dân Việt Namluôn kiên định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đã cùng với nhân dân làm nên những chiến thắng huy hoàng, xứng đáng là công cụ bạo lực sắc bén, lực lượng chính trị trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, làm nòng cốt cho toàn dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.

Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, với 34 chiến sĩ, trang bị vũ khí tuy còn rất thô sơ nhưng đã làm nên chiến thắng Phai Khắt, Nà Ngần, mở ra truyền thống “quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội. Chưa đầy một năm sau, Quân đội nhân dân đã góp phần quan trọng cùng toàn dân làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vĩ đại, giành độc lập dân tộc, tạo tiền đề cho sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa-Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Quân đội ta trưởng thành nhanh chóng, phát triển cả về lực lượng, vũ khí, trang bị và đặc biệt là kinh nghiệm tác chiến. Nhờ đó, trong thế trận chiến tranh nhân dân, Quân đội ta đã tổ chức nhiều chiến dịch với quy mô ngày càng lớn, nhất là cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954, giành thắng lợi quyết định trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Quân đội ta đã xây dựng được các binh chủng, quân chủng với vũ khí trang bị, phương tiện kỹ thuật tương đối hiện đại. Đặc biệt, đến giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến, đã thành lập các quân đoàn chủ lực cơ động. Nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược đã phát triển đến đỉnh cao, nhất là nghệ thuật tác chiến chiến dịch, chiến lược và sự chỉ đạo phối hợp tác chiến giữa các chiến trường. Ở miền Bắc, Quân đội đã tham gia cùng toàn dân xây dựng chủ nghĩa xã hội; đồng thời, đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc “hậu phương lớn” miền Bắc, chi viện cho “tiền tuyến lớn” miền Nam.

Ở miền Nam, quân đội đã phát huy vai trò nòng cốt trong đấu tranh quân sự, kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và đấu tranh trên mặt trận ngoại giao; thực hiện phương thức tác chiến của các binh đoàn chủ lực kết hợp với chiến tranh nhân dân địa phương; tạo thành sức mạnh tổng hợp làm phá sản các chiến lược: “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh”, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Bước vào thời kỳ hòa bình xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước, Quân đội tiếp tục xung kích, đi đầu trong khắc phục hậu quả chiến tranh, tham gia phát triển kinh tế-xã hội; đấu tranh với âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động; cùng toàn dân tộc tiến hành thắng lợi các cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới và làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả.

Phát huy truyền thống, bản chất tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội kế tiếp nhau luôn thực hiện tốt chức năng của đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất, xứng đáng với lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

Trong giai đoạn mới, để cụ thể hóa chủ trương xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, tạo tiền đề vững chắc đến năm 2030 xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong đó lấy xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị và chuẩn mực “Bộ đội Cụ Hồ” làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh, trình độ sẵn sàng chiến đấu.

Toàn quân đã tích cực triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, bước đầu đạt được những kết quả hết sức quan trọng, như: Thực hiện điều chỉnh tổ chức biên chế, giảm quân số ở các cơ quan chiến dịch, chiến lược, ưu tiên quân số cho các đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, tuyến biên giới, hải đảo; huy động tiềm lực quốc phòng, đầu tư, nâng cao sức mạnh cho các quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại; sắp xếp lại các nhà máy sản xuất, cơ sở sửa chữa quốc phòng; điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, biên chế của một số học viện, nhà trường Quân đội…

Những năm tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo; cạnh tranh chiến lược, xung đột thương mại giữa các nước lớn, các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống diễn ra gay gắt hơn; suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định, phát triển của các quốc gia, dân tộc. Cộng đồng ASEAN tiếp tục bị tác động, chi phối và đối mặt với những thách thức mới. Biển Đông và một số địa bàn chiến lược vẫn tiềm ẩn nhân tố gây mất ổn định và diễn biến ngày càng phức tạp, đe dọa hòa bình, ổn định của khu vực và môi trường đầu tư.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ tới mọi mặt đời sống, kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh. Sự nghiệp đổi mới đất nước hơn 35 năm qua, thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay… Tất cả những yếu tố đó đều tác động đến quá trình xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại, theo đó cần nhận thức và giải quyết thành công các vấn đề đặt ra hiện nay, đó là:

Một là, kiên định nguyên tắc xây dựngQuân độivững mạnh về chính trị, giữ vững bản chất cách mạng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của Quân đội. Đây là nội dung có tầm quan trọng chiến lược trong toàn bộ đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân của Đảng.

Trước yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn cách mạng mới, nhất là trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch đẩy mạnh “diễn biến hòa bình”, thực hiện “phi chính trị hóa” Quân đội, việc giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội, là một nguyên tắc bất di, bất dịch, quyết định đến mọi thắng lợi của Quân đội trong suốt 77 năm qua. Để bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp và mọi đảng viên trong Quân đội phải chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm trong tự phê bình và phê bình, tăng cường đoàn kết, nhất trí trong tập thể cấp ủy, người chỉ huy và chính ủy, chính trị viên…

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa kịp thời mọi biểu hiện sai phạm, tham nhũng, lãng phí, xa rời mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, trong nội bộ. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động công tác đảng, công tác chính trị gắn với triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Nghị quyết của Quân ủy Trung ương về “Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới”.

Hai là, thường xuyên quan tâm, chăm lo xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là một trong những đột phá chiến lược, có ý nghĩa quyết định, bảo đảm cho Quân đội tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại. Việc xây dựng nguồn nhân lực cần chú trọng cả về số lượng và chất lượng, đồng bộ theo lộ trình hiện đại hóa vũ khí, trang bị, kỹ thuật của các quân chủng, binh chủng, lực lượng. Tập trung phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học quân sự, các chuyên gia đầu ngành, giảng viên ở các học viện, nhà trường Quân đội; quan tâm phát triển đội ngũ cán bộ quân sự, chính trị chất lượng cao, xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần, kỹ thuật có trình độ, năng lực chuyên môn sâu.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện, diễn tập, đào tạo sát với yêu cầu nhiệm vụ, kế thừa nghệ thuật quân sự độc đáo của ông cha ta trong đánh giặc giữ nước và tinh hoa nghệ thuật quân sự thế giới. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ mô phỏng, trí tuệ nhân tạo, các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong huấn luyện bộ đội. Có chính sách phù hợp để thu hút, phát triển và trọng dụng nhân tài, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Ba là, tiếp tục triển khai hiệu quả đột phá về tổ chức và trang bị. Đây là những nội dung rất quan trọng, quyết định đến sức mạnh sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi của Quân đội. Do đó, phải quán triệt sâu sắc quan điểm Nghị quyết Trung ương 8 [khóa XI] về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI. Tích cực rà soát, điều chỉnh tổ chức Quân đội bảo đảm cơ cấu hợp lý, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện có và nghệ thuật quân sự Việt Nam trong điều kiện mới; xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, chất lượng ngày càng cao; coi trọng xây dựng lực lượng đặc thù, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ tác chiến trong tình hình mới.

Tiếp tục sắp xếp lại các nhà máy quốc phòng, học viện, nhà trường Quân đội phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Chú trọng đón đầu công nghệ mới gắn với đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công nghiệp quốc phòng và chuyển giao công nghệ; đầu tư công nghệ cho các hoạt động nghiên cứu chế tạo, cải tiến vũ khí, khí tài, trang bị kỹ thuật hiện đại, nâng cao tính năng kỹ, chiến thuật của các loại vũ khí trang bị phù hợp điều kiện nền kinh tế đất nước và trong điều kiện tác chiến bằng vũ khí công nghệ cao.

Bốn là, xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng đạt trình độ tiên tiến, hiện đại, trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong thời gian tới, chúng ta phải tận dụng thành tựu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu xây dựng nền công nghiệp quốc phòng độc lập, tự chủ, có tiềm lực ngày càng mạnh, phù hợp với khả năng của nền kinh tế đất nước.

Công nghiệp quốc phòng phải được phát triển theo hướng gắn chặt với công nghiệp dân sinh, có cơ cấu hợp lý trong tổng thể nền công nghiệp quốc gia, ưu tiên hướng tới những công nghệ hiện đại, hiệu quả cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu bảo đảm vũ khí, trang bị kỹ thuật cho lực lượng vũ trang nhân dân. Xây dựng, phát triển nền công nghiệp quốc phòng theo hướng lưỡng dụng, đạt trình độ tiên tiến, hiện đại làm nòng cốt xây dựng các tập đoàn, tổ hợp công nghiệp quốc phòng, bảo đảm cho Quân đội từng bước được trang bị hiện đại, trước mắt tập trung xây dựng lực lượng hải quân, phòng không-không quân, trinh sát điện tử, tác chiến điện tử, trinh sát kỹ thuật, thông tin liên lạc tiến thẳng lên hiện đại.

Năm là, nâng cao hiệu quả công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng. Đây là một bộ phận quan trọng của ba trụ cột đối ngoại Việt Nam, nhằm quán triệt, cụ thể hóa đường lối đối ngoại của Đảng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế. Thông qua công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng tiếp tục xây dựng lòng tin, nâng cao vị thế, uy tín của Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế; đồng thời thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, kỹ thuật quân sự, chia sẻ kinh nghiệm tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, đào tạo cán bộ và đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống.

Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, luôn được Đảng, Nhà nước và nhân dân hết sức quan tâm, chăm lo, dành cho những tình cảm đặc biệt.

Phát huy truyền thống 77 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, cán bộ, chiến sĩ toàn quân nguyện tiếp tục nỗ lực phấn đấu, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy “tinh, gọn, mạnh, hiện đại” như lời phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 3 nhiệm kỳ 2020-2025.

Đại tướng PHAN VĂN GIANG, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Xây dựng Trường Sĩ quan Chính trị chính quy, tiên tiến, mẫu mực, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Video liên quan

Chủ Đề