Đặc điểm cơ bản của chất triết học mác

Triết học mác - xit trên cơ sở tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những di sản lý luận trước đó và những thành tựu của khoa học tự nhiên, xuất phát từ con người hiện thực và hoạt động thực tiễn để xem xét bản chất con người.

Các Mác [1818-1883]

Trong quan niệm của triết học mác - xít, con người là một thực thể trong sự thống nhất biện chứng giữa cái tự nhiên và cái xã hội. Con người sinh ra từ tự nhiên, tuân theo các quy luật tự nhiên, đồng thời con người tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Luận điểm nổi tiếng về con người được C.Mác viết trong Luận cương về Phoi-ơ-bắc [1845]: "Bản chất con người không phải là một cái gì trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội" [1].

Với quan niệm đó, C.Mác chỉ ra rằng bản chất con người không phải là trừu tượng mà là hiện thực, không phải tự nhiên mà là lịch sử. Con người là một thực thể thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội, nhưng yếu tố xã hội mới là bản chất đích thực của con người.

Ở đây, cá nhân được hiểu với tư cách là những cá nhân sống, là người sáng tạo các quan hệ xã hội; sự phong phú của mỗi cá nhân tuỳ thuộc vào sự phong phú của những mối liên hệ xã hội của nó. Hơn thế, mỗi cá nhân là sự tổng hợp không chỉ của các quan hệ hiện có, mà còn là lịch sử của các quan hệ đó.

Thông qua hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi tự nhiên, xã hội, biến đổi chính bản thân mình và đã làm nên lịch sử của xã hội loài người. Vạch ra vai trò của mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành bản chất của con người, quan hệ giữa cá nhân và xã hội là một cống hiến quan trọng của triết học mác - xit.

Kế thừa và quán triệt tư tưởng lý luận của C.Mác, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú ý đến con người. Theo Người "chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người" [2].

Với ý nghĩa đó, khái niệm con người mang trong nó bản chất xã hội, con người xã hội, phản ánh các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng trong đó con người hoạt động và sinh sống.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường đặt mỗi cá nhân con người trong mối quan hệ ba chiều: Quan hệ với một cộng đồng xã hội nhất định trong đó mỗi con người là một thành viên; quan hệ với một chế độ xã hội nhất định trong đó con người được làm chủ hay bị áp bức bóc lột; quan hệ với tự nhiên trong đó con người là một bộ phận không thể tách rời.

Con người trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một chỉnh thể thống nhất giữa thể lực, tâm lực, trí lực và sự hoạt động. Đó là một hệ thống cấu trúc bao gồm sức khoẻ, tri thức, năng lực thực tiễn, đạo đức, đời sống tinh thần...

Người cho con người là tài sản quý nhất, chăm lo, bồi dưỡng và phát triển con người, coi con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển xã hội, nhân tố quyết định thành công của cách mạng.

Nhận thức đúng đắn và khơi dậy nguồn lực con người chính là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, xem con người với tư cách là nguồn sáng tạo có ý thức, chủ thể của lịch sử.

Việc đề cao nhân tố con người, đặt con người vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển là tư tưởng nhất quán của Đảng ta, trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tạo ra cơ sở vật chất và văn hóa tinh thần ngày càng đa dạng, phong phú. Lợi ích cá nhân ngày càng được chú ý, tạo cơ hội mới để phát triển cá nhân.

Tuy nhiên, cơ chế này có thể dẫn tới tuyệt đối hóa lợi ích kinh tế, dẫn đến phân hóa giàu nghèo trong xã hội, chứa đựng những khả năng đối lập giữa cá nhân và xã hội. Do đó, chúng ta cần khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường, phát huy vai trò nhân tố con người, thực hiện chiến lược con người của Đảng ta là một mục tiêu có ý nghĩa quyết định để giải quyết tốt mối quan hệ cá nhân - xã hội: Xây dựng con người Việt Nam có tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, có ý thức tự cường dân tộc, trách nhiệm cao trong lao động, có lương tâm nghề nghiệp, có tác phong công nghiệp, có ý thức cộng đồng, tôn trọng nghĩa tình, có lối sống văn hóa, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội.

Đặc biệt, quán triệt sâu sắc tinh thần Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng đất nước, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm [2021-2030] bổ sung, làm sâu sắc, phong phú hơn quan điểm về nguồn lực con người: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí tự cường và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững. Phải có cơ chế, chính sách phát huy tinh thần cống hiến vì đất nước; mọi chính sách của Đảng, Nhà nước đều phải hướng vào nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc của Nhân dân”[3].

Có thể khẳng định, Luận điểm của C.Mác về bản chất con người đến nay vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn, đó là những bài học hết sức quý báu trong việc phát huy nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, góp phần sớm hiện thực hóa mục tiêu “đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [4].

ThS. Nguyễn Thị Duyên [Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa]

*Ghi chú:

[1]. C.Mác - Ph. Ăngghen [1995], Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [2]. Hồ Chí Minh [1995], Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[3], [4]. Hội đồng Lý luận Trung ương, “Những điểm mới trong các Văn kiện Đại hội XIII của Đảng”, Nxb Lý luận chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội - 2021, tr 83, 84; 27.

ThS. Nguyễn Thị Duyên [Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa]

Theo chủ nghĩa Mac – Lênin thì quy luật lượng chất là một trong ba quy luật cơ bản nhất của phạm trù triết học. Quy luật lượng chất tác động đến toàn bộ quá trình hình thành, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội.

Vậy Quy luật lượng chất là gì? Nội dung quy luật lượng chất gồm những gì? Qua nội dung bài viết dưới đây hãy cùng Luật Hoàng Phi đi tìm hiểu về những vấn đề này.

Quy luật lượng chất là gì?

Quy luật lượng chất là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại, đây là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mac – Lênin.

Theo quan điểm của triết học Mac – Lênin thì mọi sự vật, hiện tượng trên trái đất đều tồn tại hai vật là mặt chất và mặt lượng, trong đó:

Chất là một phạm trù của triết học, dùng để xác định tính quy luật khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng. Hiểu một cách đơn giản thì đó là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, những yếu tố cấu thành lên sự vật, hiện tượng.

Thông qua đó mà nói lên sự vật, hiện tượng đó là gì? Các đặc điểm để phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác.

Theo triết học Mac – Lênin thì chất được coi là cái vốn có của sự vật, hiện tượng, do những thuộc tính hay những yếu tố khác cấu thành quy định. Và theo đó, mỗi sự vật thì đều có rất nhiều các thuộc tính, trong mỗi thuộc tính thì lại biểu hiện ra một chất khác nhau của sự vật.

Lượng cũng vậy, nó cũng được xác định là một phạm trù của triết học dùng để xác định tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô cũng như là trình độ của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính khác của sự vật khác.

Ngoài việc giải đáp cho Qúy khách về nội dung cơ bản của quy luật lượng chất, thì với phần tiếp theo của bài viết dưới đây Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp thêm cho Qúy khách các thông tin khác về nội dung quy luật lượng chất.

Ví dụ quy luật lượng chất

Ví dụ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất: Quá trình học tập học sinh là quá trình dài, khó khăn, cần sự cố gắng không biết mệt mỏi, không ngừng nghỉ của bản thân mỗi học sinh.

Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất thể hiện ở chỗ: học sinh tích lũy lượng [kiến thức] cho mình bằng việc nghe các thầy cô giảng trên lớp, làm bài tập ở nhà, đọc thêm sách tham khảo,… thành quả của quá trình tích lũy đó được đánh giá qua những bài kiểm tra, những bài thi học kỳ và kỳ thi tốt nghiệp.

Khi đã tích lũy đủ lượng tri thức cần thiết, học sinh sẽ được chuyển sang một cấp học mới cao hơn.  Như vậy, quá trình học tập, tích lũy kiến thức là độ, các bài kiểm tra, các kì thi là điểm nút và việc học sinh được sang một cấp học cao hơn là bước nhảy.

Như đã phân tích ở trên, lượng là phạm trù triết học được dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô trình độ của sự vận động và phát triển cũng như là các thuộc tính khác đã cấu thành lên sự vật.

Đặc trưng của lượng sẽ được biểu thị bằng con số hoặc các đại lượng chỉ kích thước dài hoặc ngắn, quy mô, tổng số hay trình độ. Nhưng đối với các trường hợp phức tạp thì không thể chỉ diễn tả bằng những con số đòi hỏi sự chính xác cao mà còn phải được nhận thức bằng khả năng trừu tượng hóa.

Theo Mac – Lênin thì lượng là cái khách quan vốn có bên trong của sự vật. Toàn bộ sự so sánh giữa lượng và chất chỉ là tương đối, không có tuyệt đối.

Chất chính là chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, được coi là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vậy là nó chứ không phải những sự vật khác.

Từ đó có thể thấy chất và thuộc tính không thể đồng nhất với nhau. Bởi mỗi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng rất nhiều thuộc tính, nhưng những thuộc tính này không thể cùng tham gia vào việc quy định chất như nhau, mà chỉ có những thuộc tính cơ bản nhất mới có thể quyết định được bản chất của sự vật.

Do đó, chỉ khi nào những thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của sự vật mới thay đổi theo, đồng nghĩa với việc khi các thuộc tính không cơ bản dù có thay đổi hay không thì cũng không làm biến đổi bản chất của sự vật.

Tuy nhiên các thuộc tính cũng như chất của sự vật sẽ luôn có mối quan hệ cụ thể với nhau, vì vậy việc phân biệt này chỉ mang tính tương đối.

Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

Theo Mac – Lê nin thì chất và lượng là hai mặt đối lập, bản chất của chất thì tương đối ổn định, ngược lại thì lượng thường xuyên biến đổi. Tuy nhiên chúng lại không thể tách rời nhau, đổi lại giữa chúng đều luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau.

Sự thống nhất này được xác định trong một độ nhất định khi sự vật đang tồn tại. Trong đó độ là một phạm trù của triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, được biểu thị ở mức độ sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi cơ bản về chất của sự vật đó.

Đổi lại khi sự vật mới được hình thành thì từ chất mới thì sẽ có một lượng mới phù hợp, từ đó tạo nên sự thống nhất mới giữa lượng và chất, sự tác động này được hiểu thông qua quy mô, nhịp điệu phát triển mới của lượng.

Ý nghĩa của phương pháp luận

Quá trình vận động và phát triển của sự vật diễn ra theo chiều hướng tích lũy về lượng đến một giới hạn nhất định, sau đó sẽ chuyển hóa về chất. Từ đó đã rút ra được những tư tưởng mang tính định hướng, hạn chế được tư tưởng chủ quan, duy ý chí trong việc thực hiện những bước nhảy vọt.

Trong quá trình hoạt động thì con người luôn vận dụng linh hoạt các hình thức khác nhau. Và sự vận dụng này tùy thuộc vào việc phân tích đúng đắn những điều kiện khách quan tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Mặt khác, xã hội loài người đang càng ngày phát triển, đa dạng theo chiều hướng tích cực do rất nhiều yếu tố tác động thành, từ đó ta cần thực hiện đổi mới thành công trên từng lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội để tạo ra các bước nhảy về chất.

Do đó để có thể thực hiện các bước nhảy vọt thì trước hết phải thực hiện các bước nhảy cục bộ để làm thay đổi từng yếu tố của chất.

Với nội dung bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp cho Qúy khách các vấn đề liên quan đến nội dung quy luật lượng chất.

Video liên quan

Chủ Đề