Đại học bách khoa tuyển sinh bao nhiêu điểm năm 2022

Sinh viên Trường đại học Bách khoa Hà Nội - Ảnh: Fanpage nhà trường

Ngày 22-3, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, thầy Nguyễn Phong Điền, phó hiệu trưởng Trường đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết: 

"Trường đại học Bách khoa Hà Nội không có phương thức gì mới so với năm 2020, 2021. Tuyển sinh vẫn là 3 phương thức nhưng dự kiến có sự điều chỉnh về chỉ tiêu. 

Có thể dự kiến chỉ tiêu dành cho THPT là giảm. Năm trước kỳ thi đánh giá tư duy lấy 60%, 15% dành cho xét tuyển hồ sơ tài năng, số còn lại chỉ khoảng 30% nhưng năm ngoái không thi được tư duy, phải bỏ vì COVID-19".

Cũng theo thầy Điền, chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến năm 2022 khoảng 7.400-7.500 thí sinh cho 59 ngành đào tạo. Và cụ thể thay đổi tăng - giảm chỉ tiêu thì nhà trường chờ Bộ Giáo dục và đào tạo chốt. 

Như các năm trước, 3 phương thức mà Trường đại học Bách khoa Hà Nội sử dụng để tuyển sinh đại học năm 2022, đó là:

Xét tuyển tài năng: xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo; xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT, A-Level; xét tuyển dựa trên kết quả và thành tích học tập phổ thông kết hợp phỏng vấn. 

Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy: thí sinh chọn các phần thi tương ứng của bài thi đánh giá tư duy để đăng ký vào các chương trình đào tạo. 

Cụ thể, đăng ký xét tuyển tất cả các chương trình thi: toán, đọc hiểu, tiếng Anh, khoa học tự nhiên; hoặc toán, đọc hiểu, khoa học tự nhiên. 

Nếu đăng ký xét tuyển các ngành Elitech, kinh tế quản lý, đào tạo quốc tế, ngôn ngữ Anh thì thi toán, đọc hiểu, tiếng Anh. [Ngành ngôn ngữ Anh có môn chính là tiếng Anh, khi xét tuyển được tính hệ số 2].

Xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT 2022: phương thức này dành cho một số chương trình đào tạo có tổ hợp xét tuyển A00, A01, A02, B00, D01, D07, D26, D28 và D29.

Được biết, năm 2022, Trường đại học Bách khoa Hà Nội mở kỳ thi đánh giá năng lực. Đến tháng 4, kỳ thi thử lần thứ 2 sẽ diễn ra bằng hình thức trực tuyến. Còn kỳ thi đánh giá chính thức dự kiến tổ chức vào thời điểm sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển năm 2021

THẢO THƯƠNG

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM

Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vừa công bố phương thức tuyển sinh 2022, trong đó dự kiến bổ sung tiêu chí "hoạt động xã hội" của thí sinh.

Tiêu chí 'hoạt động xã hội' được đánh giá ra sao?

Trong năm 2022, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM dự kiến tuyển sinh theo hình thức kết hợp các tiêu chí để đánh giá toàn diện năng lực thí sinh bao gồm: Năng lực học tập, hoạt động xã hội, hoạt động văn thể mỹ, bài luận, thư giới thiệu, phỏng vấn.

PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, cho biết dự kiến đây sẽ là phương thức chủ đạo trong tuyển sinh của trường từ năm 2022.

Cụ thể, năng lực học tập bao gồm: kết quả học THPT, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả kỳ thi đánh giá năng lực… và các chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tuyển sinh quốc tế. Trong đó, kết quả kỳ thi đánh giá năng lực là một thành tố quan trọng khi thí sinh trúng tuyển bằng kết quả kỳ thi này đang thể hiện tốt năng lực học tập tại trường.

Theo ông Thắng, trường cũng tính tới phương án kết hợp nhiều yếu tố để đánh giá toàn diện người học. Bên cạnh năng lực học tập, trường sẽ đánh giá thí sinh thông qua các hoạt động xã hội, đóng góp cộng đồng...

Còn đối với các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh [chất lượng cao, tiên tiến, chuyển tiếp quốc tế], thí sinh dự tuyển phải đạt điều kiện tiếng Anh sơ tuyển tối thiểu IELTS 4.5 hoặc tương đương hoặc vượt qua kỳ thi sơ tuyển tiếng Anh của nhà trường.

Đào tạo cấp bằng kỹ sư-thạc sĩ

Từ năm 2021, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM xây dựng lộ trình đào tạo chuyên sâu đặc thù cấp bằng kỹ sư đồng thời với bằng thạc sĩ. Chương trình được xây dựng từ 180 tín chỉ, với lộ trình đào tạo rút gọn trong khoảng 5 đến 5,5 năm để hoàn tất bằng kỹ sư và bằng thạc sĩ.

Năm 2022, trường xét tuyển hơn 5.000 chỉ tiêu trình độ ĐH chính quy cho 35 ngành đào tạo bao gồm các chương trình đại trà, chất lượng cao, tiên tiến, chuyển tiếp quốc tế, chất lượng cao tăng cường tiếng Nhật, tăng cường tiếng Nhật.

Dự kiến, trường sẽ mở thêm ngành kỹ thuật vật liệu chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh trong năm tới.

Thông tin tuyển sinh dự kiến từng ngành như bảng sau:

Trong năm 2021, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM sử dụng đồng thời nhiều phương thức tuyển sinh, bao gồm: tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD-ĐT, ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM, chứng chỉ tuyển sinh quốc tế hoặc thí sinh người nước ngoài, học lực kết hợp phỏng vấn.

Trong đó, năm 2021 lần đầu tiên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM bắt đầu triển khai phương thức tuyển sinh theo hình thức phỏng vấn. Năm nay, tuyển sinh dựa vào tiêu chí "hoạt động xã hội" cũng lần đầu tiên được trường triển khai.

Tin liên quan

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vừa cho biết, nhà trường đã có dự kiến về cách thức tuyển sinh ĐH chính quy năm 2022, trong đó giảm đáng kể chỉ tiêu cho phương thức dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022, dồn chỉ tiêu chủ yếu cho phương thức dựa vào kỳ thi đánh giá tư duy do trường tổ chức.

Cụ thể, các phương thức mà Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sử dụng để tuyển sinh ĐH năm 2022 như sau:

Sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

Xét tuyển tài năng

Tuyển khoảng 20 - 30% tổng chỉ tiêu, dựa vào một trong số các căn cứ sau: xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ GD-ĐT; xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT, A-Level; xét tuyển dựa trên kết quả và thành tích học tập phổ thông kết hợp phỏng vấn.

Điều kiện dự tuyển là thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT. Ngoài ra, với diện thí sinh dựa vào 2 căn cứ phía sau, các em phải đạt điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và 12 đạt từ 8,0 trở lên. Với thí sinh xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT, A-Level, thí sinh đã tốt nghiệp các năm trước đây đều được xét; thí sinh 2 diện còn lại chỉ xét với những em tốt nghiệp THPT năm 2022.

Đối với hình thức xét tuyển dựa trên kết quả và thành tích học tập phổ thông kết hợp phỏng vấn, những thí sinh sau đây có thể đăng ký dự tuyển:

Được chọn tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia hoặc đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố các môn toán, lý, hóa, sinh, tin, ngoại ngữ [lớp 10, 11, 12].

Được chọn tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia do Bộ GD-ĐT tổ chức.

Học sinh hệ chuyên [gồm chuyên toán, lý, hóa, sinh, tin học, ngoại ngữ] của các trường THPT và THPT chuyên trên toàn quốc, bao gồm các lớp chuyên và hệ chuyên thuộc các trường ĐH, ĐH quốc gia, đại học vùng.

Được chọn tham dự cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia vòng thi tháng, quý, năm.

Các thí sinh có chứng chỉ IELTS [academic] quốc tế 6.0 trở lên [hoặc chứng chỉ tiếng Anh khác tương đương] được đăng ký xét tuyển vào các ngành ngôn ngữ Anh và kinh tế - quản lý.

Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy

Tuyển khoảng 60 - 70% tổng chỉ tiêu. Thí sinh chọn các phần thi tương ứng của bài thi đánh giá tư duy để đăng ký vào các chương trình đào tạo. Đăng ký xét tuyển tất cả các chương trình thì thi toán, đọc hiểu, tiếng Anh, khoa học tự nhiên; hoặc toán, đọc hiểu, khoa học tự nhiên. Đăng ký xét tuyển các ngành elitech, kinh tế quản lý, đào tạo quốc tế, ngôn ngữ Anh thì thi toán, đọc hiểu, tiếng Anh.

Ngành ngôn ngữ Anh có môn chính là tiếng Anh [khi xét tuyển được tính hệ số 2].

Với thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá tư duy, các em phải thỏa mãn điều kiện đảm bảo chất do nhà trường đặt ra [áp dụng cho năm tuyển sinh 2022 và 2023­] là có điểm trung bình chung 6 học kỳ của mỗi môn học ở bậc THPT từ 7.0 trở lên thuộc một trong những tổ hợp môn sau: toán lý hóa, toán lý ngoại ngữ; toán hóa sinh, toán văn ngoại ngữ, toán hóa ngoại ngữ.

Từ năm 2024, xét theo điểm trung bình chung học tập của các môn học ở bậc THPT [trừ các môn giáo dục quốc phòng - an ninh, giáo dục thể chất], mỗi kỳ đạt 7,0 trở lên.

Tuyển khoảng 10 - 20% tổng chỉ tiêu cho một số chương trình đào tạo có tổ hợp xét tuyển A00, A01, A02, B00, D01, D07, D26, D28 và D29.

Điều kiện đảm bảo chất lượng: thí sinh có điểm trung bình chung 6 học kỳ mỗi môn học THPT trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 7,0 trở lên [hoặc tổng điểm trung bình 6 học kỳ của 3 môn học từ 42,0 trở lên], được công nhận tốt nghiệp THPT và có điểm thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển do trường quy định.

Về kỳ thi đánh giá tư duy

Kỳ thi dự kiến tổ chức sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại Hà Nội và một số cơ sở giáo dục ĐH khác. Bài thi đánh giá tư duy có thời lượng tối đa 270 phút, nội dung gồm các phần bắt buộc và tự chọn.

Bắt buộc gồm: toán [trắc nghiệm, tự luận], thời lượng 90 phút; đọc hiểu [trắc nghiệm, thời lượng 30 phút.

Tự chọn gồm: tự chọn 1, hình thức thi là trắc nghiệm, bài thi khoa học tự nhiên [lý, hóa, sinh], thời lượng 90 phút; tự chọn 2, cũng thi hình thức trắc nghiệm, bài thi tiếng Anh, thời lượng 60 phút. Thí sinh có thể chọn 1 hoặc cả 2 phần tự chọn nếu muốn đăng ký xét tuyển với nhiều tổ hợp khác nhau. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ công bố tổ hợp xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá tư duy trong Đề án tuyển sinh năm 2022.

Năm nay, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến tuyển khoảng 7.500 chỉ tiêu, cho 59 chương trình đào tạo. Nếu có các chương trình đào tạo mới, trường sẽ thông báo trong tháng 3.2022.

Thí sinh có chứng chỉ IELTS [Academic] 5.0 trở lên có thể sử dụng để quy đổi điểm tiếng Anh để xét tuyển các tổ hợp A01, D01, D07 và các tổ hợp xét tuyển theo kỳ thi đánh giá tư duy [thông qua hệ thống quy đổi của nhà trường].

Điều kiện ngoại ngữ [tiếng Anh] đối với các chương trình tiên tiến, chương trình đào tạo quốc tế giảng dạy bằng tiếng Anh: sẽ áp dụng chuẩn đầu vào từ năm 2023.

Kỳ thi đánh giá tư duy dự kiến tổ chức tại thời điểm sau kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022. Thí sinh có thể đăng ký thi thử [theo hình thức online tại chỗ hoặc online trên máy tính tại phòng thi] trong khoảng thời gian từ tháng 12.2021 đến tháng 4.2022 [chi tiết sẽ được thông báo sau].

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề