Dấu hiệu thừa canxi ở trẻ nhỏ

Chào chuyên gia! Do ở gần biển nên bữa cơm gia đình tôi từ người già đến trẻ con đều ăn rất nhiều các loại hải sản. Chuyện không có gì to tát cho đến khi tôi thấy mình đang xuất hiện một vài triệu chứng giống như thừa Canxi mà trên tivi có nói. Vậy xin hỏi bác sĩ biểu hiện cụ thể của thừa Canxi là gì? Bệnh này có gây nguy hiểm gì không? [Trần Mạnh, Thanh Hóa, 39 tuổi].

Chào bạn! Phần lớn chúng ta thường quan tâm đến vấn đề thiếu Canxi nhiều hơn so với việc cơ thể bị dư thừa Canxi. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng đã cảnh báo thừa Canxi trong thời gian dài cũng gây hại cho sức khỏe tương tự như thiếu Canxi. Nếu đang băn khoăn mình có dấu hiệu thừa Canxi hay không, bạn có thể tham khảo các biểu hiện thừa Canxi ở cả trẻ nhỏ và người lớn dưới đây để có biện pháp phòng ngừa cho cả gia đình nhé.

1. Biểu hiện thừa Canxi ở trẻ nhỏ

  • Trẻ biếng ăn: Cung cấp quá nhiều Canxi cho trẻ trong một thời gian dài sẽ ức chế hấp thu các khoáng chất khác như sắt, kẽm. Khi cơ thể thiếu các dưỡng chất cần thiết, trẻ sẽ ăn không ngon, lười ăn, biếng ăn dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng. Ngoài ra, thừa Canxi còn gây ra một số vấn đề về tiêu hóa ở trẻ khiến trẻ ốm yếu và khó hấp thu các vitamin và khoáng chất khác.
  • Táo bón: Canxi là khoáng chất rất cần thiết nhưng cơ thể lại khó hấp thụ hết. Thông thường chỉ có khoảng 40 - 60% lượng Canxi cung cấp từ bên ngoài vào được cơ thể “tiêu thụ”. Lượng Canxi còn lại sẽ kết hợp với chất xơ tạo ra kết tủa để đào thải ra ngoài. Do có tính hút nước cao nên khi tới ruột non Canxi sẽ hút hết nước làm phân rắn lại gây nên tình trạng táo bón. Nếu thấy trẻ bị táo bón trong một thời gian dài thì rất có thể trẻ đang có dấu hiệu dư thừa Canxi.
  • Buồn nôn, chóng mặt: Tuyến cận giáp có nhiệm vụ điều tiết và giữ lượng Canxi trong cơ thể ở trạng thái cân bằng. Khi Canxi bị dư thừa trong thời gian dài khiến tuyến cận giáp phải làm việc liên tục gây nên chứng cường giáp. Biểu hiện của chứng cường giáp là gây cảm giác buồn nôn, chóng mặt rất khó chịu. Do vậy đây cũng là dấu hiệu rất điển hình của việc thừa Canxi.
  • Đi tiểu nhiều, tiểu ra máu: Do có tính hút nước cao nên khi thừa Canxi cơ thể trẻ luôn thiếu nước và uống nước nhiều hơn bình thường. Khi đó trẻ sẽ đi tiểu nhiều lần trong ngày dẫn đến tình trạng tiểu rát thậm chí đi tiểu ra máu. 

  • Rối loạn nhịp tim: Khi thừa Canxi, cơ thể sẽ tiết ra nhiều loại hormone khác nhau để điều tiết lượng Canxi dư thừa. Hệ quả là làm cho nhịp tim bị rối loạn. Do vậy những người bị thừa Canxi thường có hệ tim mạch hoạt động không ổn định, tim thường có biểu hiện đập loạn nhịp. Ngoài ra, những người thừa Canxi cũng hay gặp phải chứng huyết áp thấp gây ra tình trạng chóng mặt và mệt mỏi.
  • Đau xương, cơ: Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho xương, răng. Tuy nhiên nếu Canxi dư thừa trong thời gian dài sẽ gây ra đau xương, khớp thậm chí biến dạng cột sống… Nguyên nhân là Canxi dư thừa sẽ đẩy nhanh quá trình vôi hóa xương từ đó dẫn đến các hiện tượng trên. Ngoài ra, hệ khung xương yếu sẽ tăng áp lực lên hệ cơ dẫn đến hệ cơ bị quá tải gây ra các hiện tượng chuột rút, co cơ, đau nhức cơ…
  • Mệt mỏi, chán ăn: Canxi được cung cấp quá nhiều sẽ dẫn đến rối loạn hấp thu các khoáng chất và vitamin làm cho cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi. Dư thừa Canxi còn gây ra một loạt các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón… khiến cơ thể uể oải, chán ăn, ăn không ngon miệng... Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh.

Canxi là khoáng chất thiết yếu, đặc biệt cần thiết đối với cơ thể. Tuy nhiên nếu bổ sung Canxi đến mức dư thừa cũng sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy. Dưới đây là một số vấn đề bạn có thể gặp nếu như cơ thể bị dư thừa Canxi.

3.1. Sỏi thận

Thông thường mỗi ngày có khoảng 10 gam Canxi được lọc thông qua thận. Tỉ lệ 1.5% trong số đó được bài tiết qua nước tiểu và 98.5% được tái hấp thu vào cơ thể. Sỏi thận được hình thành khi các tinh thể Canxi tách ra khỏi nước tiểu và tạo thành một khối cứng. Quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn khi Canxi trong cơ thể dư thừa từ đó đẩy nhanh quá trình hình thành sỏi thận. 

3.2. Cường giáp

Tuyến cận giáp điều tiết giữ cân bằng lượng Canxi trong cơ thể bằng cách tiết ra các hormone. Lượng Canxi duy trì ở mức cao trong một thời gian dài kéo theo tuyến cận giáp phải tiết hormone liên tục để điều tiết lượng Canxi. Hệ quả là gây nên chứng cường giáp với các biểu hiện buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt rất khó chịu. 

3.3. Bệnh tim mạch

Nồng độ Canxi trong máu quá cao sẽ gây ra rối loạn nhịp tim. Nguyên nhân là do lượng Canxi lớn này khiến cơ thể phải giải phóng nhiều loại hormone khác nhau làm ảnh hưởng đến hoạt động của tim mạch. Kết quả khảo sát trên 61.433 phụ nữ Thụy Điển trong vòng 19 năm đã chỉ ra, những người tiêu thụ từ 1.400 miligam Canxi/ngày trở lên có nguy cơ mắc bệnh tim gấp gấp 2 lần so với những người tiêu thụ 600-1.000mg Canxi/ngày.

3.4. Rối loạn tiêu hóa

Các vitamin đường ruột bị ức chế hấp thụ khi Canxi trong cơ thể dư thừa. Hệ quả là gây ra một loạt các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, táo bón… Ngoài ra thừa Canxi còn gây rối loạn hấp thu các chất khoáng khác như kẽm, sắt, magie, phosphat… khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn từ đó làm các vấn đề về tiêu hóa trở nên trầm trọng hơn.

3.5. Vôi hóa tuyến vú

Canxi kết hợp với acid béo sẽ tạo ra sự lắng đọng ở các mô của tuyến vú. Quá trình này sẽ diễn ra mạnh mẽ khi bất kỳ phần nào của vú bị tổn thương do phẫu thuật, chấn thương, nhiễm trùng… Dù hầu hết các trường hợp vôi hóa tuyến vú là lành tính, nhưng cũng có một số trường hợp đi kèm với ung thư vú.

4. Bổ sung Canxi đúng cách

Căn cứ vào độ tuổi, giai đoạn phát triển để bổ sung lượng Canxi cho phù hợp. Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, lượng Canxi bổ sung hàng ngày cho các lứa tuổi như sau:

  • Trẻ sơ sinh từ 0-1 tuổi: cần 400mg – 600mg /ngày.
  • Trẻ từ 1-10 tuổi: cần 800mg /ngày.
  • Người từ 11- 24 tuổi: cần 1200mg /ngày.
  • Người lớn 24 – 50 tuổi: cần 800mg – 1000mg /ngày.
  • Phụ nữ có thai, người cao tuổi: cần 1200 mg – 1500 mg /ngày.

Người không có bệnh tật liên quan đến khả năng hấp thu và chuyển hóa Canxi thì nên bổ sung Canxi thông qua chế độ ăn đa dạng và sử dụng các thực phẩm giàu Canxi.

Không tự ý bổ sung Canxi dưới dạng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Khi có những dấu hiệu thừa Canxi, phải đến các cơ sở y tế để thăm khám, làm các xét nghiệm và được các bác sĩ tư vấn điều trị phù hợp. Những người bị suy thận, sỏi thận, phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, người già, người bị rối loạn nhịp tim… phải có sự hướng dẫn kỹ càng của bác sĩ trước khi sử dụng các dược phẩm bổ sung Canxi.

Sữa và các chế phẩm từ sữa là những thực phẩm giàu Canxi. Khi sử dụng lâu dài cần phải sử dụng đúng hướng dẫn để tránh bổ sung quá mức Canxi gây ra những hệ lụy không mong muốn.

Bổ sung Canxi theo phương pháp tăng cường hấp thu, giảm thiểu thất thoát. Khi bổ sung các thực phẩm giàu Canxi chú ý đến các nhân tố để tăng cường sự hấp thu và tạo sự cân bằng để hiệu quả tối đa.

Phương pháp bổ sung Canxi an toàn, hiệu quả nhất là thông qua các loại thực phẩm giàu Canxi như: Sữa, các chế phẩm từ sữa; các loại đậu; các loại rau màu xanh đậm; cá mòi, cá hồi… Ngoài ra cần tăng cường luyện tập thể chất và tắm nắng để đạt được hiệu quả kép là tăng hấp thu, giảm dư thừa Canxi trong cơ thể.

Với những thông tin trên, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình sử dụng hoặc bổ sung Canxi hàng ngày. 

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Bài viết liên quan:

  • Dấu hiệu thiếu canxi bạn cần biết
  • Nhận biết về tình trạng hạ canxi máu

Để được chuyên gia tư vấn miễn phí về tình trạng thừa canxi - Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử  nhé. 

Video liên quan

Chủ Đề