Dây chuyền công nghệ xử lý hóa lý năm 2024

Nước là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi đất nước, nhưng không phải lúc nào nó cũng được sử dụng trong tình trạng sạch và an toàn. Nhiều quốc gia đang đối mặt với vấn đề về ô nhiễm và khan hiếm nước. Vì vậy, công nghệ xử lý nước đã trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của ngành công nghiệp hiện đại. ETM sẽ cùng bạn tìm hiểu về công nghệ xử lý nước cấp từ nguồn nước mặt - một phương pháp tiên tiến và hiệu quả để giải quyết vấn đề về nước sạch.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung vào xử lý nước cấp từ nguồn nước mặt, phương pháp xử lý phụ thuộc vào thành phần, tính chất, công suất xử lý và điều kiện kinh tế tự nhiên của từng khu vực. Dựa trên các yếu tố trên, ETM sẽ đề xuất phương án thiết kế, xây dựng, công nghệ xử lý nước cấp phù hợp nhất để đảm bảo nguồn nước cung cấp cho mọi người trong một môi trường sạch và an toàn.

Tính chất nguồn nước mặt

Nguồn nước mặt được hình thành từ nước mưa hoặc tuyết tan. Tính chất của nước mặt có thể được mô tả như sau:

  • Chứa khí Oxi hòa tan.
  • Có nhiều chất rắn lơ lửng.
  • Độ đục và độ màu cao.
  • Hàm lượng chất hữu cơ cao.
  • Có sự hiện diện của các vi sinh vật nổi.
  • Chứa nhiều vi sinh vật.

Tính chất nguồn nước mặt

Tất cả các yếu tố này đều làm ảnh hưởng đến chất lượng nước và cần được xử lý trước khi sử dụng để đảm bảo sự an toàn và vệ sinh cho người dùng. Vậy công nghệ xử lý nước cấp từ nguồn nước mặt là gì?

Xem thêm: Các phương pháp khử clo trong nước cấp

Công nghệ xử lý nước cấp từ nguồn nước mặt

Có hai loại dây chuyền công nghệ xử lý nước mặt:

Dây chuyền sử dụng hóa chất

Phương pháp này được sử dụng đặc biệt cho nước mặt có độ đục, độ màu cao [M] và hàm lượng chất hữu cơ cao. Tùy thuộc vào tính chất và công suất xử lý của nước nguồn đầu vào, ETM sẽ tư vấn ứng dụng bể lắng [lắng đưng, lắng ngang, lắng lamen, lắng trong có tầng cặn lơ lửng...] hoặc bể lọc [lọc nhanh, lọc tiếp xúc...] phù hợp.

Trong quá trình xử lý, có thể giảm bớt số lượng bể nhưng vẫn đảm bảo chất lượng nước, tùy thuộc vào tính chất nguồn nước mặt đầu vào và điều kiện kinh tế.

Ưu điểm:

  • Có thể xử lý nước mặt có tính chất đa dạng.
  • Công suất xử lý lớn.

Nhược điểm:

  • Sử dụng hóa chất phải được tính toán và kiểm soát, tránh gây nhiễm thứ cấp.
  • Chi phí xây dựng và vận hành khá lớn, đòi hỏi đội ngũ vận hành có chuyên môn cao.
  • Cần kiểm soát chặt chẽ lượng clo khử trùng đến điểm cuối sử dụng nước cấp, không được vượt quá chuẩn cho phép.

Sơ đồ công nghệ điển hình:

Sơ đồ công nghệ xử lý nước cấp bằng hóa chất

Công nghệ xử lý nước cấp không dùng hóa chất

Công nghệ xử lý không sử dụng hóa chất được áp dụng phổ biến ở các khu vực có quy mô nhỏ, đặc biệt là vùng nông thôn, ngoại ô.

Sơ đồ công nghệ thường được sử dụng:

Sơ đồ không dùng hóa chất

Các ưu điểm của phương pháp xử lý không dùng hóa chất bao gồm: hệ thống đơn giản và dễ dàng lắp đặt hơn, vận hành đơn giản hơn và chi phí xây dựng cũng như vận hành rẻ hơn.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm, bao gồm: không đảm bảo chất lượng vi sinh nếu đường ống vận chuyển không đảm bảo chất lượng và chỉ phù hợp với công suất xử lý nhỏ và mạng lưới không quá lớn.

Xử lý nước thải bằng công nghệ hóa lý dựa trên cơ sở là các phản ứng hoá học, các quá trình lý hoá diễn ra giữa chất ô nhiễm với hoá chất cho thêm vào. Những phản ứng diễn ra có thể là phản ứng oxy hoá khử, các phản ứng tạo chất kết tủa hoặc các phản ứng phân huỷ chất độc hại. Các phương pháp hoá học là oxy hoá, trung hoà và keo tụ [hay còn gọi là đông tụ]. Thông thường đi đôi với trung hoà có kèm theo quá trình keo tụ.

Đặc điểm công nghệ hóa lý:

Sử dụng hóa chất keo tụ, tạo bông, tạo phức kết hợp với chất oxy hóa mạnh nếu cần để loại bỏ [lắng/tuyển nổi] các chất ô nhiễm hoặc kim loại nặng có trong nước thải.

Tham khảo quy trình xử lý nước thải bằng công nghệ AO áp dụng phổ biến cho các loại nước thải có chứa hàm lượng tổng ni-tơ cao, BOD, COD ở mức trung bình

Bể keo tụ, tạo bông

Tại bể này, nước thải được lần lượt cho phản ứng với hóa chất keo tụ và hóa chất tạo bông với nồng độ và liều lượng thích hợp, nhằm làm mất tính ổn định của các hạt keo trong nước thải. Sau đó, chúng sẽ kết cụm lại và hình thành các bông cặn lớn. Việc hình thành các bông cặn lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng tại bể lắng hoặc quá trình tuyển nổi tại bể DAF phía sau. Việc tách các bông cặn khỏi nước thải tại bể lắng hoặc bể DAF được thực hiện thông qua sự khác nhau về tỉ trọng. Công nghệ này thường được áp dụng để khử màu, giảm hàm lượng cặn lơ lửng, một số kim loại nặng cũng như một phần chất ô nhiễm hữu cơ có trong nước thải …

Bể lắng

Bể này được sử dụng để tách các chất rắn/ bông cặn được tạo thành từ quá trình keo tụ, tạo bông theo nguyên lý lắng trọng lực. Bùn lắng trong hố thu bùn sẽ được bơm về hệ thống xử lý bùn trong khi nước sau lắng sẽ tự chảy đến bể xử lý kế tiếp.

Bể tuyển nổi

Nước thải được chuyển đến bể tuyển nổi để tách và loại bỏ các chất rắn hòa tan sau quá trình keo tụ – tạo bông. Các hạt bùn nặng sẽ được lắng xuống đáy bể và chảy về bể chứa bùn cùng với bùn nổi.

Trạm xử lý nước thải nhà máy CP Phú Nghĩa được lắp đặt cụm bể hóa lý phục vụ quy trình xử lý nước thải sản xuất

Ưu và nhược điểm khi áp dụng công nghệ hóa lý

Ưu điểm:

– Loại bỏ phần lớn chất rắn lơ lửng [80-90% TSS], BOD5 [40-70%], COD [30-40%], một phần chất dinh dưỡng [Ni-tơ và Phốt-pho], kim loại nặng và vi sinh vật. – Xử lý được các chất ô nhiễm dạng keo kích thước nhỏ.

Nhược điểm:

– Tạo ra nhiều bùn, lượng bùn cần xử lý lớn. – Tiêu tốn nhiều hóa chất.

Trạm xử lý nước thải nhà máy tôn mạ màu Hòa Phát, Hưng Yên

Áp dụng công nghệ hóa lý trong các trường hợp:

– Trước hoặc sau xử lý sinh học. – Xử lý nước thải công nghiệp nhiều chất ô nhiễm vô cơ, kim loại nặng hoặc chất trơ mà quá trình xử lý sinh học không xử lý được. – Các công trình có công suất từ nhỏ đến lớn.

Tags

Công nghệ xử lý nước tinh khiết

Trước khi trở thành nước tinh khiết, nước sẽ phải được xử lý qua công nghệ phức tạp, nhiều công đoạn để loại bỏ các tạp chất gây hại cho sức khỏe. Hãy cùng Ecoba ENT tìm hiểu nước tinh khiết là gì và những công nghệ phổ biến thường được ứng dụng để xử lý nước tinh khiết.

Công nghệ Xanh: Nguyên lý và Ứng dụng

Công nghệ Xanh đã tạo ra đột phá mới trong thiết kế hệ thống xử lý nước thải, không chỉ giúp nâng cao hiệu quả xử lý và thu gọn diện tích công trình, công nghệ Xanh còn góp phần tiết kiệm chi phí vận hành hơn nhiều lần so với công nghệ truyền thống.

Công nghệ xử lý nước cấp

Tùy từng mục đích sử dụng khác nhau như nước dùng cho ăn uống, nước phục vụ sinh hoạt hay nước phục vụ sản xuất... mà chất lượng nước sạch phải đảm bảo theo các quy chuẩn khác nhau, đảm bảo chất lượng nước sau xử lý đạt yêu cầu cho từng mục đích sử dụng.

Chủ Đề