Để chạy chương trình sau khi biên dịch ta nhấn tổ hợp phím nào? *

Chương trình 1 là chương trình Pascal đầy đủ và hoàn toàn hợp lệ, mặc dù chương trình này chẳng thực hiện điều gì cả. Phần nhất thiết phải có trong chương trình là phần thân chương trình được đảm bảo bằng hai từ begin và end. [có dấu chấm]. Để chạy chương trình thì ta nhấn tổ hợp phímCtrl+F9.

Trắc nghiệm: Để chạy chương trình em nhấn tổ hợp phím:

A. Alt+F9

B. Ctrl+F9

C. Shift+F9

D. Alt+F2

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Ctrl+F9

Để chạy chương trình thì ta nhấn tổ hợp phímCtrl+F9.

Kiến thức tham khảo về làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình.

1. Ví dụ về chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal

2. Ngôn ngữ lập trình gồm những gì?

- Ngôn ngữ lập trình được tạo nên từ bảng chữ cái và các quy tắc. Các câu lệnh chỉ được viết từ những chữ cái đó.

- Khái niệm bảng chữ cái: là tập các kí tự cấu tạo nên các câu lệnh. Thường bao gồm các chữ cái tiếng anh và một số kí hiệu khác như phép toán +, -, ∗, ⁄,…

- Mỗi câu lệnh trong ngôn ngữ lập trình phải tuân thủ 1 quy tắc nhất định, nếu sai quy tắc chương trình sẽ bị lỗi.

3. Từ khóa và tên

a. Từ khóa

- Là những từ dành riêng, không được dùng các từ khóa này cho bất kì mục đích nào khác. Mỗi từ khóa có chức năng riêng biệt.

- Trong hình 2.2, ta có thể thấy các từ khóa: Program, Uses, Begin, Writeln, End.

b. Tên

– Do người lập trình đặt, phải tuân thủ theo những quy tắc của ngôn ngữ lập trình cũng như của chương trình dịch và thỏa mãn nhu cầu :

+ Tên khác nhau tương ứng với những đại lượng khác nhau

+ Tên không được trùng với những từ khóa

+ Ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ .

– Ví dụ : Stamgiac, ban_kinh, …

4. Cấu trúc chung của chương trình

Gồm 2 phần:

- Phần khai báo:

+ Khai báo tên chương trình

+ Khai báo các thư viện.

- Phần thân: chứa các câu lệnh để máy tính cần thực hiện, đây là phần bắt buộc phải có.

Trong hình 2.3, ta thấy:

- Phần khai báo: gồm 2 câu lệnh là khai báo tên chương trình là CT_Dau_Tien và khai báo thư viện Ctr.

- Phần thân: dùng từ khóa begin và end cho biết điểm bắt đầu và kết thúc chương trình và 1 câu lệnh in ra màn hình.

5. Ví dụ về ngôn ngữ lập trình

– Sử dụng thiên nhiên và môi trường lập trình Free Pascal .

– Sử dụng bàn phím để soạn thảo chương trình như dưới đây

– Ấn tổng hợp Alt + F9 để dịch chương trình, nhập tên để lưu chương trình lại cho những lần sử dụng sau này .

– Nhấn tổng hợp Ctrl + F9 để chạy chương trình.

Xem thêm:

>>> Hãy nêu các lợi ích của việc sử dụng biến mảng trong chương trình.

6. Bài tập:

Câu hỏi Trang 13 SGK Tin học 8. Hãy cho biết các thành phần cơ bản của một ngôn ngữ lập trình ?

Trả lời:

Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có ba thành phần cơ bản: bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.

a. Bảng chữ cái: Là tập các kí hiệu dùng để viết chương trình.

- Trong ngôn ngữ Pascal bảng chữ cái gồm: Các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh, các chữ số 0 -> 9 và một số kí tự đặc biệt [SGK]

b. Cú pháp: là bộ qui tắc dùng để viết chương trình.

c . Ngữ nghĩa: xác định ý nghĩa thao tác cần phải thực hiên , ứng với tổ hợp kí tự dựa vào ngữ cảnh của nó

- Cú pháp cho biết cách viết một chương trình hợp lệ , còn ngữ nghĩa xác định ý nghĩa của các tổ hợp kí tự trong chương trình.

- Lỗi cú pháp được chương trình dịch phát hiện và thông báo cho người lập chương trình biết, chỉ có các chương trình không còn lỗi cú pháp mới có thể được dịch sang ngôn ngữ máy.

- Lỗi ngữ nghĩa chỉ được phát hiện khi thực hiện chương trình trên dữ liệu cụ thể .

Câu 1: Cho biết sự khác nhau giữa từ khóa và tên. Cho biết cách đặt tên trong chương trình ?

Trả lời:

- Từ khóa do ngôn ngữ lập trình quy định.

- Tên do con người đặt dùng để phân biệt các đại lượng khác nhau trong chương trình.

Cách đặt tên trong chương trình :

+ Tên khác nhau tương ứng với những đại lượng khác nhau.

+ Tên không được trùng với từ khóa

+ Tên không được bắt đầu bằng chữ số và không được chứa kí tự trống

+ Tên phải ngắn gọn, dễ nhớ và dễ hiểu

Câu 2: Hãy cho biết các thành phần chính trong cấu trúc của chương trình.

Trả lời:

Cấu trúc của chương trình gồm 2 thành phần chính

-Phần khai báothường dùng các câu lệnh dùng để :

+ Khai báo tên chương trình .

+ Khai báo các thư viện và một số khai báo khác

-Phần thâncủa chương trình gồm các câu lệnh mà máy tính cần được thực hiện. Đây là phần bắt buộc phải có.

Câu 3: Các chương trình Pascal sau đây có hợp lệ không, tại sao?

a] Chương trình 1

b] Chương trình 2

program CT_ thu;

writeln['Chao cac ban'];

Trả lời:

a. Chương trình 1 là chương trình Pascal đầy đủ và hoàn toàn hợp lệ, mặc dù chương trình này chẳng thực hiện điều gì cả. Phần nhất thiết phải có trong chương trình là phần thân chương trình được đảm bảo bằng hai từ begin và end.[có dấu chấm].

b.Chương trình 2 là chương trình Pascal không hợp lệ vì câu lệnh khai báo tên chương trình program CT_thu; phần khai báo tên trương trình không được nằm ở phần thân chương trình mà phải nằm ở đầu chương trình.

Phần khai báo có thể có hoặc không. Tuy nhiên nếu có phần khai báo thì nó phải đặt trước phần thân chương trình.

45 điểm

Trần Tiến

Trong Turbo Pascal, để chạy chương trình: A. Nhấn tổ hợp phím Shift + F9 B. Nhấn phím Ctrl + F9 C. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F7

D. Nhấn tổ hợp phím Alt + F9

Tổng hợp câu trả lời [1]

Trả lời: Trong Turbo Pascal, để chạy chương trình ta nhấn tổ hợp phím Ctrl + F9. Để biên dịch ta nhấn Alt + F9. Đáp án: B

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Phát biểu nào dưới đây là đúng trong các phát biểu dưới đây? A. Mỗi ngôn ngữ lập trình bậc cao đều có đúng một chương trình dịch B. Chương trình dịch gồm hợp dịch, thông dịch, biên dịch C. Máy tính chỉ nhận biết được kí tự 0 và kí tự 1 nên chương trình bằng ngôn ngữ máy cũng phải được dịch sang mã nhị phân D. Một ngôn ngữ lập trình bậc cao có thể có nhiều chương trình dịch khác nhau
  • Để tính diện tích S của hình vuông có cạnh A với giá trị nguyên nằm trong phạm vi từ 10 đến 100, cách khai báo S nào dưới đây là đúng và tốn ít bộ nhớ nhất A. Var S : integer; B. Var S : real; C. Var S : longint; D. Var S : word;
  • Tính tống S = 1 + 2 + 3 + … + n + … cho đến khi S>108. Điều kiện nào sau đây cho vòng lặp while – do là đúng: A. While S>=108 do B. While S < 108 do C. While S < 1.0E8 do D. While S >= E8 do
  • Viết chương trình giải phương trình bậc hai với yêu cầu sử dụng các chương trình con để giải quyết các trường hợp xãy ra của delta.
  • Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Phần tên chương trình nhất thiết phải có B. Phần khai báo bắt buộc phải có C. Phần thân chương trình nhất thiết phải có D. Phần thân chương trình có thể có hoặc không
  • Hãy chọn phương án ghép đúng nhất . Để mô tả cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán, nhiều ngôn ngữ lập trình bậc cao dùng câu lệnh IF – THEN, sau IF là . Điều kiện là A. biểu thức lôgic; B. biểu thức số học; C. biểu thức quan hệ; D. một câu lệnh;
  • Biến là … A. Là đại lượng có giá trị không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình B. Là đại lượng có giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình C. Tên không cần theo nguyên tắc đặt tên D. Không cần khai báo trước khi sử dụng
  • Khai báo nào sau đây là đúng về tên chuẩn? A. Tên chuẩn là tên do người lập trình đặt B. Tên chuẩn là tên đã được ngôn ngữ lập trình qui định dùng với ý nghĩa riêng xác định, không được sử dụng với ý nghĩa khác C. Tên chuẩn là tên đã được ngôn ngữ lập trình qui định dùng với ý nghĩa riêng xác định, có thể được định nghĩa lại D. Tên chuẩn là các hằng hay biến
  • Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về biên dịch và thông dịch? A. Chương trình dịch của ngôn ngữ lập trình bậc cao gọi là biên dịch còn thông dịch là chương trình dịch dùng với hợp ngữ B. Một ngôn ngữ lập trình có thể có cả chương trình thông dịch và chương trình biên dịch C. Thông dịch lần lượt dịch và thực hiện từng câu lệnh còn biên dịch phải dịch trước toàn bộ chương trình sang mã nhị phân thì mới có thể thực hiện được D. Biên dịch và thông dịch đều kiểm tra tính đúng đắn của câu lệnh
  • Biến x có thể nhận các giá trị -5, 100, 15, 20. Hãy chọn kiểu dữ liệu phù hợp với biến x? A. Char B. LongInt C. Integer D. Word

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 11 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề