De tài nghiên cứu thói quen đọc sách cho bé mầm non

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Các bậc phụ huynh Việt Nam thường không có thói quen đọc sách cho con hoặc đọc rất ít. Đôi khi, việc đọc sách khiến bố mẹ băn khoăn vì không biết nên bắt đầu khi con ở độ tuổi nào và điều đó có đem lại lợi ích gì cho con không? Trên thực tế, việc đọc sách cho con sẽ giúp cho việc phát triển ngôn ngữ cũng như trang bị cho trẻ những công cụ cần thiết để phát triển các kỹ năng xã hội và cảm xúc. Đây cũng là một trong những phương pháp giáo dục mầm non hiệu quả. 

Tại sao nên đọc sách cho con? 

Theo các chương trình giáo dục mầm non hiện nay thì việc đọc sách cho con sẽ giúp cho trẻ dễ dàng làm quen với các âm thanh và từ ngữ khác nhau. Từ đó, tạo ra niềm yêu thích và đam mê đọc sách trong trẻ. Ngoài ra, việc đọc sách còn giúp cho trẻ kích thích trí tưởng tượng và sự sáng tạo của bản thân cùng với việc tìm hiểu về thế giới xung quanh mình.

Một vài nghiên cứu khoa học cho biết rằng thực tế ngay từ khi sinh ra, trẻ sơ sinh đã bước vào hành trình học nói vô cùng rộng lớn và việc đọc sách cho con chưa bao giờ là quá sớm. Mặc dù chưa biết nói nhưng điều đó không có nghĩa là trẻ không học. 

Vào những năm đầu tiên trong cuộc đời thì não bộ của trẻ sẽ được phát triển hơn bất kỳ giai đoạn nào trong đời. Khi trẻ được nghe đọc thì sẽ học được âm thanh của ngôn ngữ, những ý nghĩa liên quan đến từ vựng và đặc biệt là yếu tố xã hội tuyệt vời trong cuộc sống giao tiếp. 

Hầu hết, các bậc phụ huynh đều biết rằng thói quen là rất quan trọng đối với một đứa trẻ và nó sẽ lập tạo nên giá trị. Vì vậy, việc đọc sách cũng cần phải trở thành thói quen ngay từ khi con còn bé. Đây là một trong những cách tốt nhất mà bố mẹ có thể giúp cho con thành công trong tương lai, không chỉ trong học tập mà còn cả về sức khỏe xã hội và tinh thần.

Bên cạnh đó, những đứa trẻ không được đọc sách thường xuyên thì có khả năng nghe được ít từ vựng hơn. Đáng nói là, trẻ sẽ phát triển kỹ năng nói và ngôn ngữ của mình ở tốc độ chậm hơn. Ngoài ra, không rèn luyện được các kỹ năng đọc viết ngay từ bé sẽ dẫn đến nhiều vấn đề hành vi khi lớn lên. 

Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy rằng những đứa trẻ được đọc sách ngay từ khi còn bé thì có khả năng học cách đọc đúng hơn những đứa trẻ khác.

>>> Xem thêm: Chương trình mầm non tại trường quốc tế Việt Úc – VAS

Khi nào nên bắt đầu đọc cho con?

Theo một số nghiên cứu thì học viện Nhi khoa tại Hoa Kỳ khuyến khích đọc sách cho con ngay sau khi trẻ vừa mới được sinh ra. Vì điều này sẽ giúp cho con có thể nhận biết giọng nói của bố mẹ và học được cách phát âm. Đọc sách cho trẻ sơ sinh không cần nhất thiết chúng phải hiểu hết nhưng trẻ sẽ có nhận ra âm điệu và nhịp điệu. Giọng nói của bố mẹ sẽ giúp cho trẻ sơ sinh có cảm giác an toàn hơn. 

Bạn nên đặt ra thời gian biểu cho việc đọc sách cho trẻ, không cần đọc nhiều nhưng cần thực hiện thường xuyên để tạo thói quen cho trẻ. Nếu như bạn đã bỏ lỡ qua giai đoạn sơ sinh thì cũng không sao, chưa bao giờ là quá muốn để đọc sách cho con. Điều quan trọng đó là bạn nên đọc càng sớm càng tốt để con yêu của mình có thể phát triển một cách tốt nhất. 

Giáo dục mầm non từ giai đoạn từ sơ sinh cho đến 3 tuổi là vô cùng quan trọng đối với ngôn ngữ nói và vốn từ vựng. Hãy đọc sách cho con ngay từ những năm đầu tiên thật to và rõ để có thể xây dựng vốn từ vựng, kiến thức về thế giới xung quanh cũng như âm thanh và ngôn ngữ viết – tất cả những điều này đều tạo nền tảng vững chắc cho khả năng đọc viết của trẻ.

Lợi ích của việc đọc sách cho trẻ sơ sinh

Mặc dù trẻ sơ sinh sẽ không hiểu những gì bạn đang đọc nhưng não bộ của trẻ sẽ được hưởng lợi từ việc đọc bởi một số cách. Những lợi ích mà trẻ sẽ nhận được khi nghe bố mẹ đọc sách: 

  • Giúp trẻ có thêm thông tin về thế giới xung quanh mình. 
  • Học được tầm quan trọng trong giao tiếp. 
  • Rèn luyện các kỹ năng nghe, ghi nhớ và trau dồi vốn từ vựng của mình. 
  • Làm quen và học được chữ số, chữ cái, màu sắc và hình dạng. 

Một số mẹo giúp cho việc đọc sách trở nên thú vị hơn

Bật mí một số tips để bố mẹ có thể tận hưởng khoảng thời gian đọc sách cùng với bé: 

  • Hãy ôm con khi đọc sách. Điều này sẽ tạo cho trẻ cảm giác an toàn và tăng mức độ kết nối với bố mẹ. 
  • Giọng đọc và biểu cảm phù hợp với từng nhân vật khác nhau trong sách để trẻ cảm thấy thú vị với câu chuyện hơn. 
  • Tạo ra những khoảng thời gian để trao đổi với con. Có thể nhận xét và đặt ra câu hỏi về những đoạn trong câu chuyện mà bạn đang đọc cho con. 
  • Thiết lập một không gian đọc sách thật thoải mái, rộng rãi. 
  • Hãy tôn trọng sở thích của con về những cuốn sách. Đừng ngại việc đọc đi đọc lại một quyển sách. 
  • Khuyến khích trẻ chạm vào sách như cầm sách và lật trang sách. Điều này sẽ tạo cho trẻ cảm giác và hình thành thói quen đọc sách cho tới khi lớn hơn. 

>>> Xem thêm: Phụ huynh có nên cho con học trường quốc tế?

Kết, 

Đọc sách không chỉ để học mà còn là một khoảng thời gian thư giãn dành cho cả trẻ nhỏ lẫn người lớn. Do đó, với phương pháp giáo dục mầm non trên hi vọng bố mẹ có thể áp dụng việc đọc sách cho trẻ tại nhà ngay bây giờ. Thói quen đọc sách cũng là một nền tảng tạo nên thành công cho con trong tương lai đấy nhé! 

Giáo dục mầm non từ lâu được biết là bước giáo dục cơ bản quan trọng nhất trong nền giáo dục của mỗi quốc gia, chất lượng giáo dục tốt ảnh hưởng đến cả một con người và cả xã hội. Các đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non từ đó cũng trở thành chủ đề được nhiều sự quan tâm. Những đề tài nghiên cứu khoa học mẫu bên dưới sẽ được Luận Văn Việt giới thiệu để bạn cùng tham khảo.

1. Hướng dẫn cách làm đề tài nghiên cứu khoa học mầm non

Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học mầm non là một trong những cách tốt nhất để nuôi dạy trẻ, đưa chúng vào từng câu chuyện, ý nghĩa từng chủ đề cho trẻ những cách tiếp cận tốt nhất toàn vẹn nhất. 

Ngoài ra, các đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non cũng chính là kim chỉ nam có thể áp dụng cho kế hoạch bài học cũng như chương trình giảng dạy mầm non có thể được sử dụng cho cả cựu giáo viên, phụ huynh tại nhà và giáo viên mới ít kinh nghiệm.

Cũng giống như bất kỳ bài nghiên cứu khoa học nào, nghiên cứu giáo dục mầm non cũng cần có một quy trình để có được bài nghiên cứu tốt nhất:

Bước 1: Lập danh sách ý tưởng

Danh sách ý tưởng giúp bản thân người nghiên cứu định hình lại nội dung tổng quát nổi trội mà có khả năng trở thành đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non độc đáo, hiệu quả.

Các ý tưởng đề tài này bạn có thể tham khảo từ thầy cô, các học viên cũ hay nguồn thông tin trên các kênh truyền thông, kinh doanh khác nhau.

Bước 2: Định hướng phương pháp nghiên cứu phù hợp

Xác định rõ phương pháp nghiên cứu giúp bạn có lộ trình rõ ràng và định hướng nghiên cứu cụ thể cho đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non của mình. Đồng thời định hướng phương pháp nghiên cứu phù hợp sẽ giúp cho bạn tối ưu hóa được nội dung bài nghiên cứu của mình, hạn chế tối đa nhất những ý tưởng không phù hợp.

Tìm hiểu: Phương pháp luận là gì? Ý phương pháp luận

Bước 3: Tìm kiếm thông tin, tài liệu

Khâu tìm kiếm thông tin, tài liệu cho bài nghiên cứu khoa học giúp bạn chuẩn hóa được nội dung mà bạn chuẩn bị trình bày, đồng thời là một bước gạn lọc nhỏ để thông tin cuối cùng mà bạn gửi đến hội đồng chấm được chính xác và đầy đủ.

Bước 4: Chọn đề tài nghiên cứu cuối cùng

Sau khi hoàn thành tất cả các bước trên, bạn nên chọn và chốt đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non cuối cùng. Tổng hợp lại tất cả những yếu tố nghiên cứu đó, bạn sẽ có được một đề tài nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh đảm bảo tính thực tiễn và chu đáo.

Bước 5: Thực hiện nghiên cứu

  • Lập đề cương chi tiết cho bài nghiên cứu: Đề cương là khung sườn của nghiên cứu, nó sẽ giúp bạn hình dung một cách tổng quát về các nội dung mà mình sẽ cần phải làm để hoàn thành bài nghiên cứu.
  • Tổng hợp và chắc lọc thông tin: Những thông tin được chắt lọc một cách tập trung và nhất định sẽ là cơ sở nghiên cứu đầy đủ cho đề tài.
  • Làm bài nghiên cứu ngay sau khi đã chuẩn bị hết tất cả các nội dung trên, đồng thời tuân thủ deadline đặt ra để bài làm có kết quả tốt nhất.

2. Tổng hợp các đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non

Các đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non là những đề tài có tính thời đại và thu hút được sự quan tâm của các em học sinh mầm non, đồng thời chính là những góc sáng tạo để dạy dỗ và bồi dưỡng tâm hồn của trẻ em.

Các chủ đề được sử dụng như:

  1. Đề tài miêu tả bản thân: Trẻ em có gì khác so với người lớn, những điểm mạnh, yếu của em là gì?
  2. Một số kinh nghiệm gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi học hoạt động âm nhạc.
  3. Một số kinh nghiệm gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi học các hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh.
  4. Đề tài miêu tả về các thành viên trong gia đình của em
  5. Đề tài nghiên cứu: Miêu tả người bạn mà em thích nhất trong lớp
  6. Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú với hoạt động khám phá khoa học.
  7. Một số biện pháp giáo dục tính tự lập ở trẻ 3-4 tuổi.
  8. Gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi học tốt môn kể chuyện.
  9. Một số kinh nghiệm giảng dạy giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển vốn từ.
  10. Một số thủ thuật gây hứng thú trong giờ học khám phá môi trường xung quanh cho trẻ 3-4 tuổi.
  11. Một số kinh nghiệm dạy trẻ trong việc học các bài múa hát tập thể
  12. Các phương pháp kích thích trẻ nói chuyện và giao tiếp với bạn bè
  13. Nghiên cứu chất lượng giáo dục trẻ em mầm non trên địa bàn huyện X tỉnh Y và các đề xuất cải tiến
  14. Sáng kiến kinh nghiệm giúp trẻ 3-4 tuổi học tốt môn âm nhạc.
  15. Sáng kiến kinh nghiệm trong việc dạy trẻ 3- 4 tuổi học tốt môn toán
  16. Biện pháp rèn luyện kỹ năng ca hát tự tin cho trẻ 3-4 tuổi.
  17. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện.
  18. Sáng kiến kinh nghiệm giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn vẽ
  19. Các đề xuất thay đổi cách dạy học từ thụ động thành chủ động cho trẻ em mầm non
  20. Các đề xuất giúp trẻ em tăng kỹ năng đoàn kết đối với bạn bè trong hoạt động ngoại khóa
  21. Một số biện pháp gây hứng thú đến lớp cho trẻ mầm non 3-4 tuổi.
  22. Sáng kiến kinh nghiệm mầm non giúp trẻ 3-4 tuổi đọc thơ, đọc truyện diễn cảm.
  23. Kế hoạch tổ chức hoạt động nặn đất sét nhằm phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3-4 tuổi.
  24. Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động xé dán con vật.
  25. Rèn luyện kỹ năng đi học đúng giờ cho trẻ em mầm non
  26. Nghiên cứu tâm lý trẻ em mầm non các giai đoạn: Mới vào lớp học – giữa buổi học – cuối giờ học
  27. Rèn luyện thói quen đọc chữ cái và phát âm tiếng Việt cho trẻ mầm non
  28. Rèn luyện nề nếp, tác phong học tập ban đầu tại trường mầm non cho trẻ 3-4 tuổi.
  29. Các phương pháp nâng cao tinh thần làm việc nhóm cho trẻ
  30. Các phương pháp nâng cao lòng biết ơn cho trẻ mầm non
  31. Một số biện pháp nâng cao kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi.
  32. Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở độ tuổi 3-4 tuổi.
  33.  Phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em mầm non
  34. Một số biện pháp chống béo phì cho trẻ em mầm non
  35. Đề tài nghiên cứu về bảng chữ cái và cách phát âm bảng chữ cái
  36. Đề tài nghiên cứu thói quen đọc sách cho bé mầm non
  37. Đề tài về trò chơi teamwork cho trẻ em mầm non
  38. Rèn luyện tư duy phân tích cho trẻ em mầm non qua trò chơi xếp hình
  39. Kế hoạch tổ chức các chương trình dã ngoại cho trẻ em từ 4-5 tuổi có gia đình đi theo
  40. Đề tài nghiên cứu về Ngày Trái Đất – Làm gì để bảo vệ màu xanh Trái Đất. 
  41. Đề tài nghiên cứu về tình trạng đánh nhau của trẻ mầm non nam so với trẻ nữ trong khoảng 3 – 5 tuổi
  42. Đề tài nghiên cứu thay đổi cách dạy âm nhạc cho trẻ em mầm non nhằm tăng kỹ năng cho trẻ
  43. Đề tài nghiên cứu về tình cảm gia đình và cách trẻ em mầm non thể hiện cảm xúc với bố mẹ
  44. Kế hoạch tổ chức Halloween cho các lớp học mầm non
  45. Các trò chơi tăng sự chia sẻ và lòng tốt cho trẻ mầm non
  46. Đề tài nghiên cứu về thói quen tham dự các hoạt động hè của trẻ em mầm non
  47. Kế hoạch tổ chức cho trẻ em mầm non đi thăm nhà thờ trong ngày Lễ Tạ ơn
  48. Đề xuất trò chơi diễn tập: “Lớn lên em sẽ làm nghề gì?”
  49. Đề xuất phát triển kỹ năng mềm cho trẻ em mầm non thông qua các lớp học vui nhộn
  50. Một số giải pháp giúp trẻ mầm non nội trú ăn ngon hơn

Một số hướng dẫn viết đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non và những chủ đề tham khảo ở trên, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm thông tin và sự chuẩn bị tốt nhất cho bài nghiên cứu sắp tới của mình. 

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì, bạn vui lòng liên hệ với trang Luận Văn Việt của chúng tôi qua số điện thoại: 0915 686 999 hoặc qua email:

Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi!

Hiện tại tôi đang đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Luận Văn Việt. Tất cả các nội dung đăng tải trên website của Luận Văn Việt đều được tôi kiểm duyệt và lên kế hoạch nội dung. Tôi rất yêu thích việc viết lách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và đến nay thì tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài.

Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích về tất cả các chuyên ngành, giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất!

Video liên quan

Chủ Đề