Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn văn 2022

Sở GD Bắc Ninh tổ chức thi giữa kì II năm học 2021 - 2022, dưới đây là đề thi môn Văn lớp 7 theo hình thức tự luận.

Đề thi giữa kì 2 lớp 7 môn Văn 2022 - Sở GD Bắc Ninh

[Ngữ văn 7, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam]

a] Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

b] Xác định và cho biết công dụng của trạng ngữ có trong câu văn in đậm.

c] Nêu nội dung của đoạn văn trên.

Câu 2. [2,0 điểm]

Xác định và nêu tác dụng của câu đặc biệt trong các ngữ liệu sau:

Theo TTHN

Xem thêm tại đây: Đề thi giữa kì 2 lớp 7

1.279 lượt xem

Chúng tôi xin giới thiệu Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn năm 2021 - 2022 là tài liệu giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng giải đề thi, biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý. Mời các bạn cùng tham khảo.

Câu 1 [0,5 điểm]: Đoạn trích trên sử dụng PTBĐ chính nào?

Câu 2 [0,5 điểm]: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên

Câu 3 [1 điểm]: Chỉ ra một BPTT và phân tích tác dụng của BPTT đó trong câu văn sau:

“Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới dạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ.”

Câu 4 [0,5 điểm]: Bài học mà em rút ra cho bản thân qua đoạn trích trên.

Phần 2: Làm văn

Câu 1: Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tình yêu thiên nhiên của con người.

Câu 2: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ có chí thì nên .

C. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU [3.0 điểm]

Phần I: đọc- hiểu

Câu

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

ĐIỂM

1

- PTBĐ: Nghị luận

0.5

2

Nội dung: - Đoạn trích trình bày về vấn đề “ô nhiễm môi trường”

0.5

3

- BPTT: Liệt kê: “ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ.”

- Tác dụng:

+ Làm cho câu văn sinh động, hấp dẫn, hình ảnh phong phú, gây ấn tượng.

+ Nhấn mạnh vấn đề ô nhiễm môi trường sống tồn tại ở nhiều dạng và là hiện tượng biến đổi khí hậu của toàn cầu. Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng được cả thế giới quan tâm, chung tay hành động.

+ Thể hiện thái độ: Phê phán, lên án những hành động phá hoại môi trường thiên nhiên và kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường, thiên nhiên.

0.25

0.25

0.25

0,25

4

- Yêu thiên nhiên.

- Bảo vệ môi trường, thiên nhiên.

- Phê phán, tố cáo những hành động phá hoại môi trường, thiên nhiên hoặc tiếp tay phá hoại môi trường, thiên nhiên.

0.5

0.5

Phần II. Tạo lập văn bản [7 điểm]

Câu 1: [1 điểm]:

Điểm

a. Hình thức, kĩ năng [0,25đ]

- Học sinh viết được một đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí theo đúng cấu trúc, đảm bảo dung lượng 200 chữ, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lời văn trong sáng, ít lỗi chính tả.

- Trình bày nội dung đoạn văn theo cách diễn dịch

0,25

b. Nội dung, kiến thức [0,75đ]

Đây là câu hỏi mở, GV cần linh hoạt khi cho điểm học sinh. Có thể gợi ý như sau:

-Thiên nhiên là tất cả những gì ở bên ngoài con người, xung quanh con người, không do bàn tay của con người làm nên.

-Nói một cách cụ thể, thiên nhiên là bầu trời, là rừng, là biển, là sông, là suối, là cây cỏ, chim muông…

-Thiên nhiên có vai trò quan trọng đối với đời sống con người, là nguồn sống vô tận của con người.

-Cuộc sống của con người không thể thiếu thiên nhiên. Bởi thiên nhiên giúp con người có nơi ăn chốn ở, có nước, có không khí, có lương thực, thực phẩm để tồn tại phát triển.

-Thiên nhiên trong sạch sẽ đem lại sự bình yên giúp con người sẽ cảm thấy sảng khoái, tâm hồn thư thái hơn, mọi lo toan ưu sầu có thể biến mất. Thiên nhiên là là người bạn tri âm, tri kỉ của con người, là nguồn sống bất tận. Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên. Bởi bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

0,25 đ

0,25

0,25

Câu 2 [ 6đ]

Về hình thức

- Đảm bảo kĩ năng viết bài văn nghị luận: đủ 3 phần, xây dựng được hệ thống luận điểm, luận cứ và dẫn chứng để giải thích rõ vấn đề.

- Chữ viết sạch đẹp, khoa học, không mắc chính tả, dung từ đặt câu.

0,5 điểm

Về nội dung

Mở bài

- Câu tục ngữ là lời khuyên của ông cha muốn nói với con cháu phải biết kiên trì, nỗ lực thì mới thành công.

0,5 điểm

Thân bài

- Giải thích câu tục ngữ:

· "Chí": Tức là ý chí, nghị lực của con người.

· "Nên": làm nên việc, ở đây là thành công mà con người đạt được trong cuộc sống.

=> "Có chí thì nên": Câu tục ngữ khuyên nhủ con người cần phải biết giữ vững ý chí, sự quyết tâm và lòng kiên trì để thực hiện mục tiêu đã đặt ra.

- Tại sao nói "có chí thì nên"?

· Khi bạn có ý chí thì bạn sẽ có động lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong quá trình tiến bước tới thành công.

· Có ý chí, có mơ ước làm "nên" thì sẽ biết tìm tòi, khám phá và biết vạch rõ con đường để tới được mục tiêu của mình.

· Có ý chí thì sẽ có được sự kiên trì, quyết tâm và nỗ lực tới cùng để thực hiện mơ ước của mình.

- Làm thế nào để thực hiện câu tục ngữ "Có chí thì nên"?

· Phải xây dựng cho mình một mục tiêu phấn đấu. Có lý tưởng, có mơ ước thì mới bắt tay thực hiện giấc mơ của mình được.

· Phải lập ra những kế hoạch nhỏ, những công việc nhỏ làm bước tiến dần tới mục tiêu lớn hơn cũng như tiến dần tới mơ ước của mình.

· Phải luôn luôn tự mình nỗ lực trước mọi khó khăn sóng gió và thử thách, luôn kiên trì, quyết tâm thì sẽ thành công.

- Dẫn chứng:

· Trên thế giới: Nhà bác học Edison, Abraham Lincoln...

· Ở Việt Nam: Mạc Đĩnh Chi, Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh...

- Ý nghĩa của câu tục ngữ đối với mỗi người trong xã hội: Cần phải biết phấn đấu trong sự nghiệp học hành để lớn lên giúp ích cho xã hội.

1,0

1,25

1,25

1,0đ

Kết bài

c. Kết bài:

· Khẳng định lại bài học mà câu tục ngữ khuyên dạy chúng ta.

· Là thế hệ con cháu chúng ta cần làm gì cho xứng đáng với lời dạy của cha ông.

0,5 điểm

Kì thi giữa kì 2 sắp tới, chúng tôi xin giới thiệu đến các em 2 bộ đề thi giữa kì 2 môn Văn lớp 7 - Phần 1 năm 2022 có lời giải chi tiết. Nội dung bám sát theo chương trình học trong nhà trường. Giúp các bạn học sinh ôn tập và luyện tập làm quen với nhiều dạng đề, đồng thời cũng chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới của mình. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022 - Đề số 1

I. Đọc hiểu

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới

BÀN TAY YÊU THƯƠNG

"Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì đã làm các em thích nhất trong đời.

Cô thầm nghĩ: “Chắc rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem, hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của em học sinh tên Douglas: Bức tranh vẽ một bàn tay.

Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em đoán:

- Đó là bàn tay bác nông dân.

Một em khác cự lại:

- Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ giải phẫu.

Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Doulas cười ngượng nghịu:

- Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!

Cô giáo ngẩn người ngỡ ngàng, cô nhớ lại những lúc ra chơi cô thường dùng bàn tay để dắt Doulas bước ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như các em khác, gia cảnh từ lâu lâm vào cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra tuy cô vẫn làm điều đó tương tự với các em khác nhưng hóa ra đối với Doulas bàn tay cô mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương."

Câu 1. Nhận biết - Trong câu chuyện trên, cô giáo yêu cầu học sinh vẽ theo chủ đề nào?

Câu 2. Nhận biết - Tại sao cô giáo lại ngạc nhiên khi Douglas vẽ một bàn tay?

Câu 3. Thông hiểu - Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất từ câu chuyện trên.

II. Tạo lập văn bản

Câu 1:

Hãy viết đoạn văn khoảng 15-20 dòng trình bày suy nghĩ của mình về tôn sư trọng đạo trong xã hội ngày nay.

Câu 2:

Ít lâu nay, trong lớp có một số bạn lơ là học tập. Em hãy viết 1 bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ, ta không chịu khó học tập thì lớn lên chẳng làm được việc gì có ích!

Đáp án đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn 2022 [Đề số 1]

I. Đọc hiểu

Câu 1. Yêu cầu: vẽ điều gì làm em thích nhất trên đời.

Câu 2. Bởi vì cô nghĩ: chắc học sinh sẽ vẽ những món quà, những li kem, những món đồ chơi, quyển truyện tranh.

Câu 3. Bài học rút ra: Tình yêu thương có thể sưởi ấm tâm hồn con người.

II. Tạo lập văn bản

Câu 1:

1. Giải thích thế nào là “Tôn sư trọng đạo”?

- “Tôn sư”: Tôn trọng thầy cô giáo

- “Trọng đạo”: Coi trọng đạo lí

⇒ “Tôn sư trọng đạo”: Cần ghi nhớ công ơn, tôn trọng ân nghĩa của thầy cô giáo, coi trọng đạo lí, khắc sâu ơn nghĩa của những người đã dìu dắt, dạy dỗ học trò trong sự nghiệp trồng người.

- "Tôn sự trọng đạo" chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người.

2. Bàn luận

* Cần biết ơn thầy cô bởi:

- Thấy cô nâng đỡ, truyền đạt tri thức, chắp cánh nâng đỡ con người trong hành trình dài rộng của cuộc đời

- Thầy cô dạy ta cách sống, cách làm người, hướng con người tới những giá trị sống tốt đẹp

- ….

* Ngày nay, truyền thống ấy vẫn được thể hiện một cách đa dạng dưới nhiều hình thức:

    + Học sinh gửi những lời tri ân tới thầy cô nhân ngày 20/11.

    + Học hành chăm chỉ, lễ phép, ngoan ngoãn với thầy cô giáo…

3. Mở rộng vấn đề

- Ngày nay có rất nhiều người học trò đang ngồi trên ghế nhà trường, được học nhiều bộ môn của các thầy cô giảng dạy nhưng họ không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. Điều ấy có nghĩa là đạo lí truyền thống không được tôn trọng, học tập...

- Bên cạnh những biểu hiện thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” vẫn còn những con người bất kính, vô ơn với thầy cô:

    + Hỗn láo với thầy cô.

    + Bày trò chọc phá thầy cô.

    + Làm những hành vi sai trái khiến thầy cô phiền lòng.

⇒ Hành vi, việc làm như vậy phải bị phê phán.

4. Liên hệ bản thân và tổng kết

- Điều tuyệt với nhất để đền đáp công ơn thầy cô là học hành chăm chỉ cần cù, mang những kiến thức mà thầy cô đã truyền dạy xây dựng tương lai bản thân và làm giàu cho đất nước.

- Cố gắng trở thành con người sống đẹp, sống có đạo đức, có tài để không phụ công lao dạy dỗ của thầy cô.

- Bản thân cần ý thức trách nhiệm và việc làm của mình sao cho xứng đáng với những gì thầy cô truyền đạt.

Câu 2: 

1. Mở bài: Giới thiệu chung

2. Thân bài

* Giải thích: học là gì?

- Học là con đường tiếp thu tri thức, là quá trình lâu dài giúp mỗi chúng ta chiếm lĩnh tri thức của thế giới để làm giàu học thuật cho chính mình và để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.

* Ý nghĩa của việc học:

- Đối với bản thân: Học tập là chìa khóa giúp con người mở cánh cửa tương lai, giúp con người làm giàu vật chất lẫn tinh thần….

- Đối với xã hội: Học tập là động lực phát triển xã hội.

* Nêu một số dẫn chứng chứng minh tinh thần học tập

- Truyền thống hiếu học của dân tộc từ thời Mạc Đỉnh Chi, Cao Bá Quát đến vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh: vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn để học vì học tập là con đường duy nhất để cứu nước.

- Một số tấm gương tiêu biểu cho những người thành công vì cố gắng học: Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay viết chữ bằng chân mà vẫn thành nhà văn, thầy giáo, bác sĩ Huỳnh Minh Toán chuyên khoa Nhi ở bệnh viện Nhi Cà Mau phấn đấu tự học, rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp để phụng sự cho nhân dân…

* Phản đề: nêu lên thực trạng hiện nay có nhiều học sinh lơ là học tập

- Lí do: Chưa ý thức được vai trò của việc học; lối sống thực dụng, quá đầy đủ về vật chất nên hình thành thói ỷ lại; không xác định được định hướng học tập để làm gì; bị cám dỗ vào những trò chơi, thói hư, tật xấu…

- Biểu hiện: Học qua loa, đối phó cha mẹ, thầy cô; đến trường để chưng diện, đua đòi và gặp bè bạn vui chơi; chơi game, nghiện mạng xã hội, sống ảo; tham gia các trò quậy phá làm mất trật tự an ninh; sa ngã vào thuốc lắc, vũ trường, hút chích…

- Hậu quả của việc không cố gắng học tập: Hình thành thói quen lười biếng, ỷ lại; không làm được việc gì lớn lao có ích; nếu tham gia vào các trò nguy hiểm sẽ trở thành tệ nạn xã hội, gánh nặng cho gia đình, xã hội…

- Lời cảnh tỉnh các bạn ngay từ bây giờ hãy cố gắng học tập để sau này không hối hận.

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề

Đề thi môn Văn giữa học kì 2 lớp 7 năm 2022 - Đề số 2

Câu 1: 

     Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói, bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”… Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó  lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

[Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam]

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?

b. Xác định nội dung của đoạn văn trên.

Câu 2: 

a. Xác định câu rút gọn trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của việc rút gọn đó.

Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở.

[Minh Hương, Sài Gòn tôi yêu, Ngữ văn 7, tập 1]

b. Chỉ ra trạng ngữ trong hai câu sau và cho biết trạng ngữ đó bổ sung nội dung gì cho câu.

- Ở nhà, bạn ấy rất chăm chỉ và ngoan ngoãn nên mọi người luôn yêu mến.

- Sắp vào hè, hoa phượng lại đua nhau khoe sắc thắm.

Câu 3: 

Từ văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ hãy chứng minh: Bác Hồ sống thật giản dị.

Đáp án đề thi giữa kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn 2022 [Đề số 2]

Câu 1:

a.

- Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ [Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại]

- Tác giả: Phạm Văn Đồng

b.

- Nội dung: đức tính giản dị của Bác trong lời nói, bài viết

Câu 2:

a.

- Câu rút gọn: Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở.

- Tác dụng: Thông tin nhanh, tránh lặp từ xuất hiện phía trước.

b.

- Trạng ngữ: Ở nhà => Địa điểm

- Trạng ngữ: Sắp vào hè => Thời gian

Câu 3:

1. Mở bài: Khẳng định sự giản dị của Bác Hồ trong bữa ăn, căn nhà, việc làm, quan hệ với mọi người, lời nói, bài viết.

2. Thân bài

* Giản dị trong bữa ăn:

- Chỉ vài ba món giản đơn.

- Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.

- Ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch, thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất.

* Giản dị trong căn nhà:

- Vẻn vẹn có 3 phòng.

- Lộng gió và ánh sáng.

* Giản dị trong việc làm:

- Thường tự làm lấy, ít cần người phục vụ.

- Gần gũi, thân thiện với mọi người: thăm hỏi, đặt tên...

* Trong quan hệ với mọi người:

- Viết thư cho một đồng chí.

- Nói chuyện với các cháu miền Nam.

- Đi thăm nhà tập thể của công nhân.

* Giản dị trong lời nói, bài viết:

- Câu “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”

- “Nước Việt Nam là một...”

3. Kết bài: Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày này.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về 2 bộ đề thi môn Văn giữa kì 2 lớp 7 - Phần 1 năm 2022 có lời giải chi tiết, đây đủ nhất file tải PDF hoàn toàn miễn phí!

Page 2

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM

Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Copyright © 2020 Tailieu.com

Video liên quan

Chủ Đề