Di biến là gì

Xem các khái niệm biến dị khác tại Biến dị [định hướng].

Biến dị sinh học là những biến đổi mới mà cơ thể sinh vật thu được do tác động của các yếu tố môi trường và do quá trình tái tổ hợp di truyền.

Các loại biến dị[sửa | sửa mã nguồn]

  • Biến dị không di truyền [gọi Thường biến]: là những biến đổi liên quan đến kiểu hình, không liên quan gì tới vật chất di truyền.
  • Biến dị di truyền: là những biến đổi có liên quan tới vật chất di truyền, gồm:
    • Biến dị đột biến: những biến đổi có tính chất hoá học vật liệu di truyền.
    • Biến dị tái tổ hợp: những tổ hợp sắp xếp gen mới mà đời con thu được khác với bố mẹ do sự phân ly độc lập và sự trao đổi chéo của các gen.
    • Biến dị cá thể: là mức phản ứng của các tính trạng di truyền trong vòng sống cá thể [có thể là thường biến hoặc đột biến]
    • Biến dị tổ hợp: là loại biến dị liên quan đến vật chất di truyền, là kết quả của sự tái tổ hợp vật chất di truyền

Lịch sử và một số học thuyết[sửa | sửa mã nguồn]

  • Jean-Baptiste Lamarck là nhà tự nhiên học người Pháp [thế kỷ 19] có công lao chống lại thuyết sinh vật bất biến. Theo ông các điều kiện môi trường bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể sinh vật và gây nên những biến dị và có thể di truyền cho đời sau.
  • Charles Darwin [người Anh] đặt nền móng cho lý luận tiến hóa, ông đã nghiên cứu rất nhiều biến dị ở các loài khác nhau. Theo ông có hai loại biến dị: biến dị xác định và biến dị không xác định. Quá trình phát sinh biến dị: do điều kiện môi trường và bản chất bên trong cơ thể, trong đó bản chất cơ thể là nhân tố quan trọng nhất, còn điều kiện môi trường chỉ đóng vai trò kích thích sự xuất hiện biến dị.

biến di là một trong những cơ chế phức tạp của cơ thể sống

Hai thuyết này mới chỉ phản ánh hiện tượng biến dị chứ chưa vạch ra được bản chất của biến dị.

1856-1865 phát hiện ra quy luật Mendel. 1903 Hugo de Vries đưa ra khái niệm đột biến để chỉ những biến đổi xảy ra đột ngột của tính trạng di truyền và xây dựng thuyết đột biến trên cơ sở nghiên cứu các loài thuộc Oenothera.

Nhiều nghiên cứu về sau đã phát hiện tác dụng gây đột biến của các tia phóng xạ và nhiều chất hóa học. Các đột biến nhân tạo cũng đã thúc đẩy phát triển di truyền học và ứng dụng trong chọn giống.

Bài viết về chủ đề sinh học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

Trong khi hệ thống của bộ Công an ghi rõ cụm từ “Khai báo di chuyển nội địa” thì từ ngày 14.8, một số tờ báo và trang mạng xã hội đã đăng tải các tin tức ghi nhận ngày đầu tiên TP.HCM áp dụng khai báo đi lại của người dân với từ rất lạ là "Di biến động dân cư". Nhưng có thật đây là từ Hán Việt chính xác, rõ nghĩa để có thể sử dụng trong thông tin dư luận như vậy?

Không ít nhà nghiên cứu ngôn ngữ, giảng viên bộ môn Văn, và cả một số nhà báo kỳ cựu đã tỏ ra băn khoăn khi thấy xuất hiện một cụm từ Hán Việt mới, mà tra cứu tự điển thế nào cũng không nhận dạng được.

Có nhà nghiên cứu đã bày tỏ trên mạng xã hội, rằng cấu trúc ghép từ Hán Việt “di+biếnđộng+dâncư” không thuộc trường phái quy tắc nào trong quy ước ngữ pháp tiếng Việt lâu nay. Việc ghép hai từ “di động” và “biến động” để tạo ra từ mới “di biến động” là phi ngữ pháp.

Với một số người làm công tác biên dịch, phiên dịch, cụm từ này cũng mới lạ và… không rõ nghĩa. Khi thử tra theo các công cụ trực tuyến, cụm từ Di biến động dân cư [移變動民居] dùng trong tiếng Trung Quốc hiện đại, sẽ cho kết quả có phần gượng ép là… tái định cư, tương đương với từ An trí [安置] của Trung văn, có nghĩa là bố trí [chỗ ở] an toàn.

Mà kể cả có dùng nghĩa này đi, thì với ngữ cảnh khai báo đi lại của người dân, một cụm từ về “tái định cư” chắc chắn không bao giờ phù hợp được.

Cho nên, ngay với tiếng Trung Quốc hiện đại, cũng sẽ không ai dùng cụm từ "Di biến động dân cư" cả.

Trong khi đó, chỉ cần đơn giản đăng nhập vào hệ thống của bộ Công an, ai cũng thấy rõ cụm từ “Khai báo di chuyển nội địa”, để chỉ rõ nội hàm vấn đề cần thực hiện là gì.

Chỉ cần theo nội dung này, báo chí có thể dùng các cụm từ “khai báo đi lại”, “khai báo di chuyển” là rõ nghĩa rồi. Xem ra, không có lý do gì để báo chí lại sử dụng một cụm từ hoàn toàn rối nghĩa và tối nghĩa như vậy.

Không ít người cho rằng, lâu nay việc dùng tiếng Việt tại nhiều cơ quan, văn bản hành chính khá lỏng lẻo, từ đó đã tạo ra những “từ mới” không nằm trong dữ liệu ngôn ngữ tiếng Việt truyền thống.

Đơn cử những từ “thanh kiểm tra” ghép lại bởi hai từ “thanh tra” và “kiểm tra”; hay từ “phối kết hợp” ghép lại bởi “phối hợp” và “kết hợp”. Đến khi báo chí sử dụng những từ này vào thông tin chính thống, sẽ dễ tạo ra những ảnh hưởng sai lệch, nhầm lẫn và làm tối nghĩa, rối nghĩa tiếng Việt trong cộng đồng xã hội.

Rõ ràng với trách nhiệm “làm trong sáng tiếng Việt”, những kiểu “tạo từ mới” không có căn cứ khoa học, không có logic ngữ pháp, cần phải được chấn chỉnh và loại trừ.

Mong sao báo chí chính thống đừng lạm dụng khi dùng những từ ngữ phái sinh này nữa, để không làm rối nghĩa tiếng Việt hơn.

Chủ Đề