Đi vào đường cấm tải phạt bao nhiêu

Thời gian qua, thực trạng xe tải trọng nặng [xe tải ben chở đất đá, xe bồn, xe tải quá khổ] lưu thông vào các tuyến đường dân sinh trên địa bàn tỉnh khiến người dân vô cùng bức xúc

Thời gian qua, thực trạng xe tải trọng nặng [xe tải ben chở đất đá, xe bồn, xe tải quá khổ] lưu thông vào các tuyến đường dân sinh trên địa bàn tỉnh khiến người dân vô cùng bức xúc. Chỉ vì muốn rút ngắn quãng đường di chuyển, trốn trạm thu phí hoặc trạm cân mà nhiều xe tải trọng nặng đi vào các tuyến đường dân sinh vừa không đảm bảo an toàn giao thông, vừa dễ làm hư hỏng đường.

Chẳng hạn như, ngày 24-5, người dân tại KP.Tân Cang [P.Phước Tân, TP.Biên Hòa] chặn một xe tải ben chở đá lưu thông trên đường Đinh Quang Ân do tài xế cố tình lưu thông vào tuyến đường đã có biển báo cấm các loại xe trọng tải nặng. Dù đã có biển cấm nhưng mỗi ngày vẫn có rất nhiều xe tải ben chở vật liệu xây dựng từ khu vực mỏ đá Tân Cang lưu thông qua tuyến đường này, nhằm rút ngắn quãng đường so với đi đường chuyên dùng, vừa không phải đóng phí qua lại.

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định, đường cấm là tuyến đường không cho phép một, một số hoặc toàn bộ các loại phương tiện tham gia lưu thông. Đường cấm chia làm 2 loại gồm: đường cấm theo giờ và đường cấm theo phương tiện. Người điều khiển phương tiện đi vào đường cấm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, tùy vào từng trường hợp sẽ có mức xử phạt khác nhau.

Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30-12-2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, đối với xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu cấm xe ô tô. Ngoài ra, còn bị tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.

Để hạn chế xe trọng tải nặng đi vào đường cấm, cơ quan chức năng cần tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các vi phạm. Đồng thời, rà soát đặt biển cấm xe trọng tải nặng ở những tuyến đường dân sinh, nơi người dân thường phản ảnh về tình trạng xe trọng tải nặng lưu thông để đảm bảo an toàn giao thông, bảo vệ các tuyến đường dân sinh không bị hư hỏng, xuống cấp.

Xe tải là phương tiện chở hàng hóa phổ biến ở Việt Nam với các mức tải trọng đa dạng, từ 990kg cho đến 34 tấn [đối với xe tải thân liền], mạng lưới đường giao thông dày đặc cho phép sự đa dạng về các loại xe tải ở các vùng kinh tế, đây cũng là sinh kế của nhiều người dân, doanh nghiệp, là một mắt xích quan trọng của nền kinh tế thị trường trong thời đại hiện nay.

Xe đầu kéo CAMC

Việc di chuyển của xe tải cần phải tuân thủ luật Giao thông đường bộ, các quy chuẩn chi tiết nằm trong quy chuẩn 41:2019 sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về luật, đặc biệt là các loại biển báo, vạch kẻ đường, biển cấm…Đây là kiến thức rất quan trọng giúp cho lái xe tự tin khi di chuyển trên đường đặc biệt là vào các con đường vành đai, trong thành phố nơi mà có các biển phân làn, biển cấm tải trọng, cấm theo giờ cắm dày đặc.

Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số biển cẩm xe tải thường gặp

Các loại biển cấm xe tải phổ biến hiện nay

Biển cấm xe tải là loại biển báo mà trên đó ký hiệu quy định cấm tất cả các loại xe tải, cấm xe tải theo tải trọng, hoặc cấm xe tải theo giờ.

Theo quy chuẩn 41:2019 thì các loại biển cấm đã được quy định rất rõ ràng , dễ hiểu hơn rất nhiều so với trước đây. Chúng tôi xin trích dẫn một số biển báo cấm xe tải thường gặp như sau:

1 – Biển “Đường cấm”

Biển này cấm tất cả các loại phương tiện đi vào từ cả hai hướng, trừ các xe được ưu tiên theo quy định.

2 – Biển cấm đi ngược chiều

Biển này cấm các loại xe, bao gồm xe cơ giới và xe thô sơ đi vào theo chiều đặt biển, trừ các loại xe ưu tiên theo quy định.

3. Biển cấm xe ô tô

Cấm loại xe ô tô con, ô tô tải…

4. Biển Cấm xe ô tô rẻ phải, rẽ trái

5. Biển cấm xe ô tô và xe máy

6. Biển Cấm xe ô tô tải và Cấm xe chở hàng nguy hiểm

Biển số P.106a cấm các loại xe ô tô, trừ các loại xe ưu tiên theo quy định

Biển số P106b cấm các loại xe ô tô tải có khối lượng chuyên chở theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện lớn hơn giá trị chữ số ghi trong biển [ví dụ trong hình là xe tải có tải trọng chở trên 2500kg sẽ bị cấm di chuyển vào]

Biển số P.106c cấm các xe chở hàng nguy hiểm

7. Biển Cấm rẽ trái, cấm rẻ phải những được phép quay đầu

8. Biển cấm quay đầu

Đối với biển cấm quay đầu có các biển chi tiết như trên

Biển P.124c: Cấm rẽ trái và quay đầu

Biển P.124d: Cấm rẽ phải và quay đầu

Biển P.124e: Cấm ô tô rẽ trái và quay đầu

Biển P.124f: Cấm ô tô rẽ phải và quay đầu

9. Biển cấm xe khách và xe taxi

Biển P107a cấm ô tô chở khách đi qua, không cấm xe buýt, nếu cấm xe khách theo số chỗ ngồi thì sử dụng biển phụ ghi số chỗ ngồi đối với các xe cần cấm.

Biển P107b: Cấm xe ô tô taxi đi lại, trường hợp cấm xe theo giờ thì đặt biển phụ ghi giờ cấm.

10. Biển cấm các loại xe sơ-mi-rơ-mooc

Biển P108a cấm các loại xe đầu kéo, xe kéo sơ-mi-ro-mooc trừ các xe được ưu tiên.

11. Biển cấm ô tô vượt nhau

Biển P125 cấm xe cơ giới vượt nhau có tác dụng với tất cả các loại xe cơ giới là ô tô, được phép vượt xe hai bánh, xe gắn máy.

Biển hết hiệu lực cấm khi có biển số P133 [Hết cấm vượt] hoặc đến vị trí cắm biển số P135 “Hết tất cả các lệnh cấm” thì tất cả các biển cấm trước đó hết tác dụng.

12. Biển cấm các loại xe ô tô tải vượt các loại xe cơ giới khác

Biển cấm P.126 để cấm các loại xe ôtô tải vượt các loại xe cơ giới khác. Biển có hiệu lực cấm các loại ôtô tải có khối lượng chuyên chở [theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ] lớn hơn 3.500 kg kể cả xe được ưu tiên theo quy định vượt xe cơ giới khác. Được phép vượt xe máy hai bánh, xe gắn máy. Biển không có giá trị cấm các loại xe cơ giới vượt nhau và vượt ôtô tải.

Biển hết hiệu lực cấm khi có biển “Hết cấm vượt” hoặc đến vị trí cắm biển “Hết tất cả các lệnh cấm” nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng.

Cần lưu ý rằng biển cấm P.126 chỉ có hiệu lực với các loại xe tải có khối lượng chuyên chở trên 3.500kg, các loại xe tải có khối lượng chuyên chở ít hơn không chịu sự quy định của biến cấm này.

Về xử phạt lỗi xe ô tô đi vào đường cấm, Nghị định 100/2019 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định: Phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô đi vào khu vực cấm, đường cấm. Người vi phạm nếu gây tai nạn giao thông sẽ bị xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng GPLX từ 2 – 4 tháng.

Nghị định 100/2019 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định: Phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt [đối với loại phương tiện đang điều khiển].

13. Biển quy định tốc độ tối đa/hết hạn chế tốc độ theo làn đường và chủng loại xe

Mức phạt cho việc vượt quá tốc độ là rất cao theo quy định của nghị định 100/2019, chi tiết xem tại: //xetrungquoc.vn/quy-dinh-toc-do-xe-o-to.html

Trên đây là một số biển cấm xe tải chúng ta thường gặp nhất và mức phạt mà lái xe tải cần phải nắm được để di chuyển an toàn đúng theo luật giao thông đường bộ.

Những thông tin bổ sung chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật trong các bài viết mới, chúc quý bạn đọc thượng lộ bình an.

Chủ Đề