Địa lí 9 bài 9 câu hỏi và bài tập

Hướng dẫn giải bài tập SGK bài 9 Địa lý 9. Tổng hợp nội dung trọng tâm của bài học và lời giải hay của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong nội dung chương trình giảng dạy bộ môn Địa lớp 9. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây.

  • Giải bài tập SGK Địa 9 bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp
  • Giải bài tập SGK Địa 9 bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp
  • Giải Địa 9 bài 13: Vai trò đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ

Bài 9 địa lí 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp và thủy sản

Gợi ý trả lời câu hỏi giữa bài

Dựa vào bảng 9.1, hãy cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta.

Trả lời:

- Trong tổng diện tích rừng gần 11,6 triệu ha, có khoảng 6/10 là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, 4/10 là rừng sản xuất.

Dựa vào bảng 9.1, hãy cho biết rừng phòng hộ chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích rừng cả nước và đóng vai trò quan trọng như thế nào?

Trả lời:

- Rừng phòng hộ chiếm khoảng 46,6% diện tích rừng cả nước.

- Ý nghĩa: Phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường [chống lũ, bảo vệ đất chống xói mòn, bảo vệ bờ biển, chống cát bay,...].

Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì? Tại sao chúng ta phải vừa khai thác vừa bảo vệ rừng?

Trả lời:

- Lợi ích:

+ Cung cấp gỗ, củi; cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; cho dược liệu,...

+ Góp phần điều hoà môi trường sinh thái.

+ Góp phần phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường [chống lũ, bảo vệ đất chống xói mòn, bảo vệ bờ biển, chống cát bay,...].

+ Bảo tồn nguồn gen, các hệ sinh thái tự nhiên,...

- Con người không thể dừng việc khai thác rừng vì những lợi ích của mình. Nhưng đi đôi với khai thác là phải bảo vệ rừng để tránh cạn kiệt rừng, đảm bảo lợi ích cho cả thế hệ hiện tại và cho các thế hệ mai sau.

Hãy cho biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra cho nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.

Trả lời:

- Bão và gió mùa Đông Bắc làm biển động đã hạn chế ngày ra khơi, nhiều khi gây thiệt hại về người và của.

- Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm khá mạnh.

Hãy so sánh số liệu nảm 1990 và năm 2002, rút ra nhận xét về sự phát triển của ngành thuỷ sản.

Trả lời:

Trong giai đoạn 1990 - 2002:

- Sản lượng thuỷ sản tăng nhanh [gần 3 lần].

- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh [5,2 lần] hơn sản lượng thuỷ sản khai thác [gần 2,5 lần].

- Trong cơ cấu giá trị sản lượng thuỷ sản, tỉ trọng của thuỷ sản khai thác chiếm 68%.

Gợi ý thực hiện câu hỏi và bài tập cuối bài

Hãy xác định trên hình 9.2 các vùng phân bố rừng chủ yếu.

Trả lời:

- Tây Nguyên.

- Bắc Trung Bộ.

- Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Đông Nam Bộ.

Hãy xác định trên hình 9.2 các tỉnh trọng điểm nghề cá.

Trả lời:

Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ [dẫn đầu là các tỉnh, Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận].

Căn cứ vào bảng 9.2 [trang 37 SGK], hãy vẽ biểu đồ cột chồng biểu diễn sản lượng thuỷ sản của các năm 1990 và 2002.

Hướng dẫn:

Vẽ biểu đồ cột ghép: Có hai nhóm cột trên biểu đồ. Một nhóm của năm 1990 và một nhóm của năm 2002. Mỗi nhóm có hai cột, một cột thể hiện sản lượng thuỷ sản khai thác và một cột thể hiện sản lượng thuỷ sản nuôi trồng. Chiều cao của mỗi cột ứng với giá trị của sản lượng thuỷ sản khai thác hay thuỷ sản nuôi trồng của từng năm. Chú ý, lấy tỉ lệ phù hợp với tờ giấy vẽ [Ví dụ: Ứng với 400 tấn = lcm].

- Trục hoành thể hiện năm [hai năm 1990 và 2002], trục tung thể hiện giá trị sản lượng [nghìn tấn].

- Tên biểu đồ là: Biểu đồ sản lượng thuỷ sản năm 1990 và 2002.

File tải miễn phí bài tập bản đồ 9 bài 9:

CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải lời giải bài tập địa 9 bài 9 chi tiết, ngắn gọn bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Ngoài nội dung trên, các em xem và tham khảo thêm các môn học khác được chia theo từng khối lớp tại chuyên trang của chúng tôi.

Lý thuyết Địa lý lớp 9 bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp và thủy sản tổng hợp phần lý thuyết cơ bản được học trong chương trình Địa lí 9 bài 9, kèm câu hỏi trắc nghiệm đi kèm giúp các em ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

A. Giải bài tập Địa 9 bài 9

  • Giải SGK Địa lý 9 bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp và thủy sản
  • Giải SBT Địa lý 9 bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản

B. Lý thuyết Địa lí 9 bài 9

1. Lâm nghiệp

  1. Tài nguyên rừng.

- Tài nguyên rừng đang bị cạn kiệt. Năm 2000, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm tỉ lệ thấp [gần 11,6 triệu ha] tài nguyên nhân chủ yếu do con người khai thác bừa bãi.

- Rừng nước ta gồm có: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Trong đó diện tích chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

+ Rừng sản xuất chủ yếu ở miền núi thấp và trung du, có vai trò cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

+ Rừng phòng hộ phân bố ở đầu nguồn các con sông hoặc các vùng ven biển có tác dụng hạn chế thiên tai, lũ lụt, chắn cát, chắn sóng…

+ Rừng đặc dụng là các vườn quốc gia, các khu dự trữ thiên nhiên [Vườn quốc gia: Cúc Phương, Cát Bà, Ba Bể, Cát Tiên…].

  1. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp.

- Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản được phát triển gắn với các vùng nguyên liệu.

- Hiện nay, mô hình nông - lâm kết hợp đang được phát triển góp phần bảo vệ rừng và nâng cao đời sống cho nhân dân.

- Để bảo vệ tài nguyên rừng cần khai thác hợp lý kết hợp với trồng mới và bảo vệ rừng.

2. Ngành thủy sản

Có ý nghĩa to lớn về kinh tế - xã hội và góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển của nước ta.

  1. Nguồn lợi thủy sản.

- Thuận lợi:

+ Nước ta có nhiều ngư trường lớn thuận lợi cho đánh bắt thủy sản.

Bốn ngư trường trọng điểm là: Cà Mau – Kiên Giang, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, Hải Phòng – Quảng Ninh, Hoàng Sa – Trường Sa.

+ Ven biển có nhiều bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn, vũng, vịnh và nhiều đảo thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn.

+ Nước ta còn có nhiều sông, hồ… có thể nuôi cá, tôm nước ngọt.

- Khó khăn:

+ Ảnh hưởng của thiên tai như bão, gió mùa đông bắc.

+ Nhiều vùng biển bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản suy giảm.

+ Quy mô ngành thủy sản còn nhỏ, thiếu vốn đầu tư.

  1. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản.

- Khai thác thủy sản:

+ Sản lượng tăng khá nhanh, chủ yếu do tăng số lượng tàu thuyền và công suất tàu.

+ Phát triển nhất ở vùng duyên hải NamTrung Bộ và Nam Bộ. Các tỉnh dẫn đầu là Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận.

- Nuôi trồng thủy sản:

+ Phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

+ Các tỉnh dẫn đầu là Cà Mau, An Giang, Bến Tre.

+ Nuôi trồng thủy sản có tốc độ tăng nhanh hơn khai thác.

Hiện nay, sản xuất thủy sản phát triển mạnh mẽ, xuất khẩu thủy sản tăng vượt bậc, thị trường mở rộng.

+ Rừng nước ta cần được khai thác hợp lí đi đôi với trồng mới và bảo vệ rừng.

+ Sản xuất thủy sản phát triển mạnh mẽ, xuất khẩu thủy sản tăng vượt bậc.

C. Trắc nghiệm Địa lí 9 bài 9

Câu 1: Loại rừng nào có thể tiến hành khai thác gỗ đi đôi với trồng mới?

  1. Rừng sản xuất.
  1. Rừng phòng hộ.
  1. Rừng đặc dụng.
  1. Tất cả các loại rừng trên.

Rừng sản xuất cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho xuất khẩu. Vừa có thể khai thác, vừa trồng mới được.

Đáp án: A.

Câu 2: Lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội và có vai trò

  1. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
  1. Giữ gìn môi trường sinh thái.
  1. Bảo vệ con người và động vật.
  1. Thúc đẩy sự phát triển ngành chăn nuôi.

Lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội và có vai trò giữ gìn môi trường sinh thái.

Đáp án: B.

Câu 3: Nước ta gồm những loại rừng nào?

  1. Rừng sản xuất, rừng sinh thái và rừng phòng hộ
  1. Rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh và rừng đặc dụng
  1. Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất
  1. Rừng sản xuất, rừng quốc gia và rừng phòng hộ

Nước ta gồm có 3 loại rừng, đó là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

Đáp án: C.

Câu 4: Cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho sản xuất là

  1. Rừng sản xuất
  1. Rừng đặc dụng
  1. Rừng nguyên sinh
  1. Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất là rừng cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho sản xuất.

Đáp án: A.

Câu 5: Các khu rừng đầu nguồn, các cánh rừng chắn cát bay ven biển,… thuộc loại rừng nào?

  1. Rừng sản xuất.
  1. Rừng đặc dụng.
  1. Rừng nguyên sinh.
  1. Rừng phòng hộ.

Rừng phòng hộ là các khu rừng đầu nguồn các con sông, các cánh rừng chắn cát bay dọc theo dải ven biển miền Trung, các dải rừng ngập mặn ven biển.

Đáp án: D.

Câu 6: Nước ta có mấy ngư trường lớn trọng điểm

  1. 1
  1. 2
  1. 3
  1. 4

Nước ta có 4 ngư trường trọng điểm, đó là ngư trường Cà Mau – Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.

Đáp án: D.

Câu 7: Nước ta có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước mặn là do

  1. Nước ta có nhiều cửa sông rộng lớn
  1. Nước ta có những bãi triều, đầm phá
  1. Có nhiều đảo, vũng, vịnh
  1. Có nhiều sông, hồ, suối, ao,…

Nguyên nhân chủ yếu nước ta có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước mặn là do nước ta có nhiều đảo, vũng, vịnh,…

Đáp án: C.

Câu 8: Nghề cá ở nước ta phát triển mạnh ở

  1. Trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
  1. Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ
  1. Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ
  1. Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Nghề cá ở nước ta phát triển mạnh ở các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

Đáp án: C.

Câu 9: Sản lượng thủy sản nước ta tăng khá mạnh do

  1. Tăng số lượng tàu thuyền và tăng công suất tàu.
  1. Tăng người lao động có tay nghề.
  1. Tăng cường đánh bắt xa bờ.
  1. Tăng số làng nghề làm tàu, thuyền và dụng cụ bắt cá.

Sản lượng thủy sản nước ta tăng khá mạnh do tăng số lượng tàu thuyền và tăng công suất tàu. Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác như Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận,…

Đáp án: A.

Câu 10: Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác hải sản là

  1. Ninh Thuận, Bình Thuận, Long An, Quảng Ninh.
  1. Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Cà Mau.
  1. Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang, Ninh Thuận.
  1. Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận.

Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác hải sản là: Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận.

Đáp án: D.

Câu 11: Hiện nay vùng phát triển ngành thủy sản mạnh nhất nước ta là

  1. Đồng bằng sông Hồng
  1. Đồng bằng sông Cửu Long
  1. Duyên hải Nam Trung Bộ
  1. Cả ba vùng trên

Đáp án: B

Câu 12: Kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản nước ta [năm 2002] đạt gần 2014 triệu USD. So với ngành dầu khí, may mặc, giầy da thì kim ngạch ngành thủy sản đứng thứ

  1. Nhất
  1. Nhì
  1. Ba

Đáp án: C

Câu 13: Giá trị khoa học của vườn quốc gia là

  1. Nơi bảo tồn nguồn gen
  1. Cơ sở nhân giống, lai tạo giống
  1. Phòng thí nghiệm tự nhiên
  1. Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

Câu 14: Tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác hải sản trong cả nước là

  1. Kiên Giang, Cà Mau
  1. Bà Rịa - Vũng Tàu
  1. Bình Thuận
  1. Tất cả đều đúng

Đáp án: D

Câu 15: Tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất nước ta là

  1. Cà Mau
  1. An Giang
  1. Bến Tre
  1. Tất cả đều đúng

Đáp án: D

Câu 16: Ngành đánh bắt thủy hải sản nước ta còn hạn chế là do

  1. Thiên nhiên nhiều thiên tai
  1. Môi trường bị ô nhiễm, suy thoái
  1. Thiếu vốn đầu tư
  1. Ngư dân ngại đánh bắt xa bờ.

Đáp án: B

Câu 17: Vùng có tỉ lệ che phủ rừng lớn nhất nước ta là

  1. Bắc Trung Bộ
  1. Nam Trung Bộ
  1. Tây Nguyên
  1. Tây Bắc

Đáp án: A

.............................

Để xem thêm những bài tiếp theo, mời các bạn vào chuyên mục Lý thuyết Địa 9 trên VnDoc nhé. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm Địa lý lớp 9, Giải bài tập Địa lí 9, Giải tập bản đồ Địa lí 9, Giải bài tập Địa Lí 9 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 9, Tài liệu học tập lớp 9 được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt môn Địa lí hơn.

Chủ Đề