Điểm cộng thi đại học 2017 năm 2022

Thứ sáu, ngày 24/06/2022 - 09:39

Ảnh: THUỶ NGUYÊN

Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành phân chia các khu vực tuyển sinh gồm: Khu vực 1 [KV1] là các xã khu vực I, II, III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Khu vực 2 nông thôn [KV2-NT] gồm các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3.

Khu vực 2 [KV2] gồm các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương [trừ các xã thuộc KV1].

Khu vực 3 [KV3] các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương.

Mức điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học theo các khu vực như sau: KV1 cộng 0,75 điểm; KV2-NT cộng 0,5 điểm; KV2 cộng 0,25 điểm; KV3: không được tính điểm ưu tiên.

Khu vực tuyển sinh của mỗi thí sinh được xác định theo địa điểm trường mà thí sinh đã học lâu nhất trong thời gian học cấp THPT [hoặc trung cấp]; nếu thời gian học [dài nhất] tại các khu vực tương đương nhau thì xác định theo khu vực của trường mà thí sinh theo học sau cùng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, tiếp thu ý kiến của các bên liên quan trong quá trình xây dựng và hoàn thiện dự thảo Quy chế tuyển sinh, để bảo đảm công bằng và quyền lợi của thí sinh trên mặt bằng chung của toàn hệ thống, Quy chế quy định từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT [hoặc trung cấp] và một năm kế tiếp để xét tuyển vào đại học, cao đẳng.

  • Bốn nhóm đối tượng được xét tuyển thẳng vào đại học năm 2022

Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định như sau:

     Khu vực 1 [KV1]: Cộng ưu tiên 0,75 điểm
Khu vực 1 là các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành tương ứng với thời gian học THPT hoặc trung cấp của thí sinh; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

     Khu vực 2 [KV2]: Cộng ưu tiên 0,25 điểm
Khu vực 2 là các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương [trừ các xã thuộc KV1].

     Khu vực 2 nông thôn [KV2-NT]: Cộng ưu tiên 0,5 điểm
Khu vực 2 nông thôn bao gồm các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3.

     Khu vực 3: Không được công điểm ưu tiên
Khu vực 3 là các quận nội thành của thành phố trực thuộc trung ương.

Thông tin chi tiết:

Có 3 diện thí sinh được cộng điểm ưu tiên

Cụ thể, điểm ưu tiên, xét công nhận tốt nghiệp THPT tính theo 3 diện [Diện 1, Diện 2, Diện 3]; trong đó, thí sinh Diện 1 là những thí sinh bình thường không được cộng điểm ưu tiên; thí sinh Diện 2 và Diện 3 được cộng điểm ưu tiên như sau:

Diện 2: cộng 0,25 điểm đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng sau:

- Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81% [đối với GDTX];

- Con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động;

- Người dân tộc thiểu số;

- Người Kinh, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên [tính đến ngày tổ chức kỳ thi] ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135; ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ; ở thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Ủy ban Dân tộc, học tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương ít nhất 2 phần 3 thời gian học cấp THPT;

- Người bị nhiễm chất độc màu da cam; con của người bị nhiễm chất độc màu da cam; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người được cơ quan có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt hoặc lao động do hậu quả của chất độc hoá học;

- Có tuổi đời từ 35 trở lên, tính đến ngày thi [đối với GDTX].

Diện 3: cộng 0,5 điểm đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng sau:

- Người dân tộc thiểu số, bản thân có hộ khẩu thường trú ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135; ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ; ở thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Ủy ban Dân tộc, đang học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú hoặc các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương;

- Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên [đối với GDTX];

- Con của liệt sĩ; con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Thí sinh có nhiều tiêu chuẩn ưu tiên chỉ được hưởng theo tiêu chuẩn ưu tiên cao nhất. Những diện ưu tiên khác đã được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành sẽ do Bộ trưởng Bộ GDĐT xem xét, quyết định.

Học sinh giỏi được cộng 2,0 điểm

Đối với cộng điểm khuyến khích, người học tham gia các cuộc thi và các hoạt động dưới đây được cộng điểm khuyến khích để xét công nhận tốt nghiệp THPT với mức điểm như sau:

Đoạt giải cá nhân trong kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn văn hoá lớp 12:

- Đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh: cộng 2,0 điểm;

- Giải khuyến khích trong kỳ thi quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh: cộng 1,5 điểm;

- Giải ba cấp tỉnh: cộng 1,0 điểm.

Đoạt giải cá nhân và đồng đội trong các kỳ thi thí nghiệm thực hành môn Vật lí, Hoá học, Sinh học; thi văn nghệ; thể dục thể thao; hội thao giáo dục quốc phòng; cuộc thi khoa học kỹ thuật; viết thư quốc tế do ngành Giáo dục phối hợp với các ngành chuyên môn từ cấp tỉnh trở lên tổ chức ở cấp THPT:

- Giải cá nhân:

+ Đoạt giải nhất, nhì, ba quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh hoặc Huy chương Vàng: cộng 2,0 điểm;

+ Giải khuyến khích quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh hoặc Huy chương Bạc: cộng 1,5 điểm;

+ Huy chương Đồng: cộng 1,0 điểm;

- Giải đồng đội:

+ Chỉ cộng điểm đối với giải quốc gia;

+ Số lượng cầu thủ, vận động viên, diễn viên của giải đồng đội từ 02 đến 22 người theo quy định cụ thể của Ban Tổ chức từng giải;

+ Mức điểm khuyến khích được cộng cho các cá nhân trong giải đồng đội được thực hiện như đối với giải cá nhân quy định tại điểm này;

- Những người học đoạt nhiều giải khác nhau trong nhiều cuộc thi chỉ được hưởng một mức cộng điểm của loại giải cao nhất.

Học sinh Giáo dục THPT, học viên GDTX trong diện xếp loại hạnh kiểm, học viên GDTX tham gia học đồng thời chương trình trung cấp kết hợp với chương trình văn hóa theo chương trình GDTX cấp THPT có Giấy chứng nhận nghề do sở GDĐT hoặc các cơ sở giáo dục đào tạo và dạy nghề do ngành Giáo dục cấp trong thời gian học THPT được cộng điểm khuyến khích căn cứ vào xếp loại ghi trong Giấy chứng nhận nghề như sau:

- Loại giỏi: cộng 2,0 điểm;

- Loại khá: cộng 1,5 điểm;

- Loại trung bình: cộng 1,0 điểm.

Học viên GDTX có chứng chỉ ngoại ngữ hoặc tin học được cấp theo quy định của Bộ GDĐT trong thời gian học cấp THPT: cộng 1,0 điểm đối với mỗi loại chứng chỉ.

Nếu thí sinh đồng thời có nhiều loại giấy chứng nhận để được cộng điểm khuyến khích theo quy định tại khoản này cũng chỉ được hưởng mức điểm cộng thêm nhiều nhất là 4,0 điểm.

Ngoài ra, điểm khuyến khích quy định theo quy định trên được bảo lưu trong toàn cấp học và được cộng vào điểm bài thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh.

Theo Dân trí 

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2023 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Nguyễn Phương Anh [sinh năm 2003] là một thí sinh tự do tại tỉnh Phú Thọ năm nay dự định xét tuyển đại học lại. Gia đình của Phương Anh ở huyện Lâm Thao, nhưng do khoảng cách địa lý và theo nguyện vọng cá nhân, năm lớp 10, nữ sinh theo học tại Trường THPT Việt Trì. Theo quy định của Bộ GDĐT, thí sinh học liên tục và tốt nghiệp tại khu vực nào sẽ được hưởng ưu tiên theo khu vực đó. TP.Việt Trì là khu vực 2 nên Phương Anh được cộng 0,25 điểm ưu tiên.

Chia sẻ với Dân Việt, Phương Anh cho biết, năm 2021, nữ sinh nộp hồ sơ xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT vào ngành Kế toán của Đại học Giao thông Vận tải với tổ hợp xét tuyển là A00, tổng điểm của Phương Anh là 25,15. Kể cả điểm cộng ưu tiên khu vực, Phương Anh được 25,40 trong khi điểm trúng tuyển là 25,50, nữ sinh đã trượt rất đáng tiếc.

"Nếu em học ở địa bàn huyện Lâm Thao - khu vực 2 nông thôn -  thì có lẽ em đã vừa đủ điểm trúng tuyển. Chỉ hơn kém nhau 0,25 điểm thôi cũng là hai mốc khác biệt có sự cạnh tranh rất khốc liệt", nữ sinh này bùi ngùi nói.

Năm ngoái, Phương Anh đỗ một ngành khác ở một trường tại Hà Nội, tuy nhiên, nữ sinh quyết định ôn tập lùi lại một năm và bất ngờ khi nhận được thông tin theo dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học năm 2022, thí sinh tự do sẽ không được cộng điểm ưu tiên khu vực.

"Nếu Bộ GDĐT công bố quy chế đúng theo dự thảo, các thí sinh tự do như em khó "có cửa" vào đại học dù em cũng đã gửi hồ sơ xét tuyển học bạ và đang đợi kết quả", Phương Anh cho hay.

Giám thị kiểm tra thông tin của thí sinh trước giờ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Ảnh: Tuệ Mẫn

Phạm Tiến Tài, học sinh lớp 12 tại một trường THPT ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho rằng, hiện nay, các thí sinh ở khu vực 3 không được cộng điểm ưu tiên, như vậy là rất thiệt thòi trong xét tuyển đại học.

"Em có tham gia trại hè với nhiều bạn cùng tuổi ở các tỉnh khác, gia đình các bạn ấy rất khá giả, học trường loại tốt không thua kém gì chúng em nhưng kỳ tuyển sinh đại học năm nay theo quy chế các bạn ấy chắc chắn vẫn được cộng điểm ưu tiên. Em nghĩ quy định về điểm ưu tiên chưa hợp lý, chỉ nên cộng điểm cho những bạn có hoàn cảnh thực sự khó khăn ở vùng sâu vùng xa, và đúng người được hưởng điểm ưu tiên chứ không nên cộng chung theo khu vực", Tài cho biết.

Điểm cộng ưu tiên khu vực vẫn gây nhiều tranh cãi

Điểm cộng ưu tiên khu vực đã được điều chỉnh theo nhiều giai đoạn. Trước năm 2003, thí sinh được cộng nhiều nhất 3 điểm ưu tiên khu vực. Từ năm 2004 đến 2017, thí sinh được cộng tối đa là 1,5 điểm. Và từ 2018, điểm ưu tiên khu vực cao nhất là 0,75 .

Theo dự thảo do Bộ GDĐT công bố, mức điểm cộng ưu tiên khu vực vẫn giữ nguyên: thí sinh khu vực 1 được cộng 0,75 điểm; khu vực 2 nông thôn là 0,5 điểm; khu vực 2 là 0,25 điểm. Tuy nhiên, dự thảo quy định chỉ cộng điểm ưu tiên khu vực với thí sinh tốt nghiệp THPT năm nay.

Quy định điểm cộng ưu tiên khu vực đã gây tranh cãi trong nhiều năm, và đến nay, vẫn có những ý kiến trái chiều do quy định đối tượng hưởng điểm còn bất cập, chưa hợp lý.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại điểm thi Trường phổ thông Duy Tân, TP.Tuy Hòa, Phú Yên. Ảnh: T.H

Theo các chuyên gia tuyển sinh, việc cộng điểm ưu tiên theo kiểu đại trà dễ dẫn tới bỏ sót người tài thực sự, ưu tiên không đúng người.

"Trong bối cảnh xã hội có nhiều thay đổi, mặc dù quy định về điểm cộng ưu tiên khu vực đã được điều chỉnh nhưng vẫn có những bất cập cần chỉnh sửa thêm. Với phổ điểm như năm ngoái có thể thấy, việc cạnh tranh vào đại học là khá lớn. Với các trường top trên, thí sinh chỉ 0,1 điểm cũng có thể quyết định đỗ hay không", một chuyên gia tuyển sinh nói với Dân Việt.

Còn theo TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Phó chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, tại Việt Nam, sự thụ hưởng từ phúc lợi xã hội còn chưa đồng đều. Chính sách cộng điểm ưu tiên nhằm khuyến khích, hỗ trợ các thí sinh vùng nông thôn, điều kiện học tập khó khăn hơn thành thị và chỉ nên bỏ điểm ưu tiên khi đã đảm bảo được sự bình đẳng, công bằng giữa các vùng miền, khu vực.

Mới đây, chia sẻ với báo chí, Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn cho biết qua phân tích dữ liệu thi và kết quả học tập, phổ điểm 4 khu vực tuyển sinh của thí sinh, bộ đã nhận ra một số bất hợp lý trong việc cộng điểm ưu tiên khu vực, trong đó diện được ưu tiên chiếm đa số, trong khi diện không được ưu tiên [khu vực 3] chiếm thiểu số. Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cũng cho hay bộ đang cân nhắc việc cho phép thí sinh được hưởng ưu tiên theo lần hay theo năm. Nếu theo lần, thí sinh chỉ được hưởng một lần ưu tiên. Nếu theo năm, bộ sẽ quy định thí sinh chỉ được hưởng điểm ưu tiên trong 2 năm liên tiếp, kể từ năm các thí sinh tốt nghiệp THPT. Song nếu thực hiện, quy định này sẽ bắt đầu từ kỳ tuyển sinh năm 2023.

Tuyển sinh đại học 2022 - Nhiều điểm mới mà phụ huynh, sĩ tử cần nhớ. Clip: VTC Now

Video liên quan

Chủ Đề