Điểm cực Bắc của Việt Nam bao nhiêu độ?

Việt Nam có 6 điểm cực, trong đó 4 điểm đất liền và 2 điểm trên biển. Trong 4 điểm đất liền, có điểm cực Bắc [Lũng Cú, Hà Giang] và điểm cực Tây [A Pa Chải, Điện Biên] nằm trong đất liền. Điểm cực Nam [Đất Mũi, Cà Mau] và điểm cực Đông [Mũi Đôi, Khánh Hòa] tiếp cận biển.

Các điểm cực trị địa lý [gọi tắt là điểm cực] của Việt Nam là các địa điểm có tọa độ xa nhất về phía Bắc, Nam, Đông và phía Tây của Việt Nam, khi so với bất kỳ vị trí nào khác trên lãnh thổ của đất nước. Việt Nam có 6 điểm cực, trong đó 4 điểm đất liền và 2 điểm trên biển. Trong 4 điểm đất liền, có điểm cực Bắc [Lũng Cú, Hà Giang] và điểm cực Tây [A Pa Chải, Điện Biên] nằm trong đất liền. Điểm cực Nam [Đất Mũi, Cà Mau] và điểm cực Đông [Mũi Đôi, Khánh Hòa] tiếp cận biển.

2 cực trên biển là Hòn Đá Lẻ [Cà Mau] và hải đăng đảo Tiên Nữ [Khánh Hòa] nằm ở biển Tây Nam và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Các PV Thanh Niên đã dành nhiều thời gian thực tế, tìm hiểu và giới thiệu các điểm cực của đất nước Việt Nam.

Điểm cực Bắc của Việt Nam hiện nay ở xã Lũng Cú, H.Đồng Văn, Hà Giang. Tuy nhiên để xác định chính xác điểm, thì không hề đơn giản.

Cột cờ quốc gia Lũng Cú ở xã Lũng Cú, H.Đồng Văn, Hà Giang. Ảnh: Mai Thanh Hải

Tháng 4.2016, UBND H.Đồng Văn khởi công xây dựng “công trình cực Bắc Tổ quốc” [kinh phí 12 tỉ đồng, gồm lầu vọng cảnh và một số hạng mục công trình phụ trợ], ở điểm cao nhìn xuống dòng sông Nho Quế, thuộc khu vực Tò Mông [thôn Cẳng Tằng, xã Lũng Cú], cách cột cờ Lũng Cú khoảng 2,5 km theo đường chim bay.

Tháng 8.2018, công trình hoàn thành và đặt bảng ghi chữ “điểm đầu cực Bắc; Lũng Cú - Đồng Văn”, đặt bia đá khắc chữ “Lũng Cú 23˚ 22' 59" vĩ độ Bắc - 105˚ 19' 21" kinh độ Đông”…

Điều này khiến nhiều người nhầm tưởng đó là cực Bắc.

Tấm bảng đá ghi tọa độ Lũng Cú. Ảnh: Mai Thanh Hải

 Bảng chữ khiến nhiều du khách nhầm tưởng khu vực lầu vọng cảnh là cực Bắc. Ảnh: Mai Thanh Hải

Thực tế, điểm cực Bắc của Việt Nam là mỏm đá nhô ra trên bờ sông Nho Quế [điểm phân định biên giới Việt Nam - Trung Quốc là đường trung tuyến giữa dòng sông], thuộc địa giới hành chính thôn Séo Lủng, xã Lũng Cú, H.Đồng Văn, Hà Giang. Phía bên kia bờ sông là thôn Mê Do thuộc trấn Mộc Ương, H.Phù Ninh, Vân Nam, Trung Quốc. Điểm cực Bắc này cách cột cờ Lũng Cú khoảng 3,3 km theo đường chim bay.

Điểm cực Bắc bên bờ sông Nho Quế [Séo Lủng, Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang]. Ảnh: Vũ Quỳnh

Từ điểm cực Bắc bên bờ sông Nho Quế lên đến “công trình cực Bắc” của UBND H.Đồng Văn khoảng 1,05 km theo đường chim bay, nhưng thời gian xuống tới nơi khoảng 2 tiếng đồng hồ do phải đi theo đường mòn, qua các ruộng nương và luồn rừng dọc bờ sông Nho Quế.

Điểm cực Bắc nằm dưới bờ sông Nho Quế. Ảnh: Mai Thanh Hải

Rất nhiều người hoạt động trong ngành du lịch, tài nguyên - môi trường và đam mê xê dịch… đều có chung nguyện vọng: Các ngành chức năng của tỉnh Hà Giang nhanh chóng xác định, có hình thức định danh - định vị chính xác điểm cực Bắc bên bờ sông Nho Quế, để du khách không hiểu nhầm và cũng tạo thêm tour - tuyến mới cho du lịch Hà Giang [còn tiếp].

 

Xã địa đầu Lũng Cú nằm trên đỉnh cao nguyên Đồng Văn, cách trung tâm H. Đồng Văn khoảng 26 km về phía bắc, cách TP. Hà Giang khoảng 156 km. Cả 3 hướng Tây, Bắc, Đông của xã Lũng Cú giáp trấn Mộc Ương, H.Phú Ninh, Vân Nam, Trung Quốc với đường biên giới dài khoảng 16,5 km. Phía Nam của xã giáp với xã Ma Lé [H.Đồng Văn].

Lũng Cú là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số như: Mông, Tày, Lô Lô, Pu Péo, Giáy, Hoa… ở 9 thôn bản trong xã.

Lũng Cú có cột cờ quốc gia với lá cờ rộng 54 m2, đại diện cho tinh thần đoàn kết của 54 dân tộc anh em, được xây dựng trên đỉnh núi Rồng từ nhiều năm trước, trên độ cao 1.468,73 m so với mực nước biển.

Ở Lũng Cú, có 1 địa danh khác cũng rất đặc biệt. Đó là cột mốc 428. Đây là mốc địa đầu cực Bắc trên đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc, đánh dấu điểm đầu tiên của sông Nho Quế từ Trung Quốc đổ vào Việt Nam, từ đó chảy qua H.Mèo Vạc [Hà Giang] sang tỉnh Cao Bằng. Mốc 428 nằm cách điểm cực Bắc [bên bờ sông Nho Quế] khoảng 1,8 km theo đường chim bay và thuộc địa giới hành chính của thôn Séo Lủng.

* Mũi Cà Mau là điểm đầu cùng phía Nam [cực Nam] đất liền Việt Nam. Xin cho hỏi, ba điểm còn lại [cực Bắc, cực Đông, cực Tây] ở vị trí nào trên bản đồ đất nước? [Hoàng Ngọc Quang, Hải Châu, Đà Nẵng].

 

- Đối với nước ta, cực Bắc đất liền nằm ở đỉnh Lũng Cú, cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Nơi đây có cột cờ Lũng Cú, từ lâu đã trở thành hình ảnh thiêng liêng trong lòng mỗi người con đất Việt.
Cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là núi Rồng [Long Sơn], có độ cao khoảng 1.470m so với mực nước biển, có tọa độ 23°21’ vĩ Bắc, 105°18’ kinh Đông, được cho là điểm cực Bắc Việt Nam. Thực ra, theo số liệu địa lý đo đạc được, điểm cực Bắc nước ta còn nằm cách cột cờ Lũng Cú khoảng 2km nữa [ở tọa độ: 23°22’ vĩ Bắc, 105°20’ kinh Đông], nhưng trước nay cột cờ quốc gia này vẫn luôn tồn tại trong tâm thức người Việt như một biểu tượng thiêng liêng về chủ quyền quốc gia.

Về cực Đông đất liền, có nhiều cuộc tranh cãi rằng giữa Mũi Đôi [tỉnh Khánh Hòa] và Mũi Điện [dưới chân ngọn hải đăng Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên] đâu mới là điểm cực Đông của Việt Nam. Nhiều nhóm du lịch đã đến Mũi Đôi, sử dụng những thiết bị định vị GPS và phần lớn mọi người thừa nhận rằng Mũi Đôi của tỉnh Khánh Hòa mới chính là nơi đón ánh nắng đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam [phần đất liền]. Bởi nói về phần đất liền, Mũi Đôi là điểm đầu cùng về phía Đông của Việt Nam có độ kinh Đông 109°27’55” xa hơn về phía Đông hơn so với Mũi Điện có độ kinh Đông 109o27’06”. Website của HĐND tỉnh Khánh Hòa cũng khẳng định về điều này: “Phía Đông giáp biển Đông, điểm cực Đông: 109 độ 27’55” kinh độ Đông; tại mũi Hòn Đôi trên bán đảo Hòn Gốm huyện Vạn Ninh, cũng chính là điểm cực đông trên đất liền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Cực Tây đất liền Việt Nam tại A Pa Chải, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, có tọa độ 22°25’ vĩ Bắc, 102°11’ kinh Đông. Nơi đây có cửa khẩu A Pa Chải, là ngã ba biên giới ba nước Việt - Lào - Trung.

Cột mốc đánh dấu điểm cực tây của Việt Nam là cột mốc biên giới hình tam giác, có 3 mặt ghi bằng tiếng Việt - Lào - Trung, do Trung quốc xây dựng. Cột mốc được đặt tại bản Tá Miếu, xã Sín Thầu.

Điểm cực Nam đất liền của Việt Nam nằm ở Mũi Cà Mau. Mũi Cà Mau hướng về phía Tây, thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau hơn 100km. Trong khuôn viên khu du lịch Mũi Cà Mau có hai công trình đánh dấu vị trí của mũi đất này, là mốc tọa độ quốc gia [GPS 0001] và biểu tượng mũi Cà Mau với hình con tàu lướt sóng hướng ra biển. Trên cánh buồm của con tàu có ghi tọa độ 8°37’30” vĩ độ Bắc và 104°43’ kinh độ Đông [ảnh 1, nguồn Internet].

Tuy nhiên, theo bài viết “Mũi Cà Mau: Nơi con tàu Việt Nam tiến ra biển” đăng trên //infonet.vn ngày 10-10-2016, nếu xét về mặt địa lý thì mũi Cà Mau không phải là điểm cực Nam trên đất liền của Việt Nam, mà chỉ nằm ở vùng cực Nam của Việt Nam. Điểm cực Nam trên đất liền của tỉnh Cà Mau [và của Việt Nam] nằm ở xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, có tọa độ 8°30’ vĩ Bắc. Điều này được minh chứng bởi hình ảnh trích xuất từ Google Earth: Mũi Cà Mau [điểm có biểu tượng máy ảnh] nằm chếch về hướng Tây Nam bán đảo Cà Mau, không phải là điểm cực Nam trên đất liền của Việt Nam. Điểm cực Nam mới nằm xa hơn về phía Nam so với Mũi Cà Mau .

Cực Bắc của Việt Nam bao nhiêu độ?

Địa điểm cực trị.

Đâu là điểm cực bắc của Việt Nam?

Việt Nam có 6 điểm cực, trong đó 4 điểm đất liền và 2 điểm trên biển. Trong 4 điểm đất liền, có điểm cực Bắc [Lũng Cú, Hà Giang] và điểm cực Tây [A Pa Chải, Điện Biên] nằm trong đất liền. Điểm cực Nam [Đất Mũi, Cà Mau] và điểm cực Đông [Mũi Đôi, Khánh Hòa] tiếp cận biển.

Điểm cực nam của nước ta nằm ở đâu?

Điểm cực Nam của Tổ quốc nằm tại xã Đất Mũi [huyện Ngọc Hiển, Cà Mau] cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 110 km. Điểm cực Nam, mũi Cà Mà với biểu tượng con thuyền hướng ra biển.

Điểm cực Nam là gì?

Nam Cực hay Cực Nam Địa lý là điểm có vĩ độ bằng -90 độ trên Trái Đất. Nó là điểm cực nam trên bề mặt Trái Đất và nằm ở phía đối diện với Bắc Cực. Không có điểm nào trên Trái Đất nằm ở phía Nam của Nam Cực và không có quốc gia thuộc Nam Cực. Nam Cực là điểm giao nhau giữa trục tự quay và bề mặt phía nam của Trái Đất.

Chủ Đề