Điểm đánh giá năng lực đại học Sư phạm TPHCM 2022

Thí sinh được phổ biến quy chế, hướng dẫn trả lời trên máy tính trước khi làm bài - Ảnh: LÊ MẠNH

Chiều 8-6, ông Nguyễn Ngọc Trung - phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - cho biết trường đã hoàn thành sơ bộ công tác chấm thi các bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt.

Tổng số lượt thí sinh đến dự thi là 1.978, chiếm 94,64%.

Kết quả ban đầu cho thấy bài thi môn toán có 2 điểm 10. Bài thi môn hóa học và môn vật lý điểm cao nhất là 9,3. Bài thi môn sinh học điểm cao nhất là 8,7. Bài thi môn ngữ văn điểm cao nhất là 8,2. Bài thi tiếng Anh cao nhất là 9,8 điểm.

Trên 25% thí sinh dự thi bài thi tiếng Anh có điểm từ 8 trở lên. Đây cũng là bài thi có điểm trung bình cao nhất.

"Trường đang tiếp tục kiểm dò điểm thi. Theo lịch là ngày 15-6 trường công bố điểm thi, nhưng với việc hoàn thành sớm khâu chấm thi nên có thể sẽ công bố sớm hơn", ông Trung cho biết thêm.

Kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt được tổ chức thông qua 6 bài thi đánh giá năng lực: toán học, vật lý học, hóa học, sinh học, ngữ văn và tiếng Anh. Tham dự kỳ thi này, thí sinh làm bài trên máy tính nhưng vẫn có nội dung tự luận.

Thí sinh có thể lựa chọn đăng ký một hoặc nhiều bài thi trong số các bài thi ở trên để đăng ký xét tuyển vào các ngành học có áp dụng phương thức tuyển sinh theo hình thức xét tuyển dựa trên đề án tuyển sinh của trường.

Trong tuyển sinh năm nay, với một số ngành học của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, thí sinh dự thi cần có những năng lực chuyên biệt cụ thể, phù hợp với tính chất của ngành học.

Chẳng hạn, thí sinh dự thi vào ngành sư phạm toán học thì cần được đánh giá năng lực toán học để khẳng định mức độ phù hợp với ngành học cũng như khả năng tiếp thu các kiến thức ngành trong quá trình học tập ở bậc đại học. Tương tự như với các ngành khác như hóa học, vật lý học, sinh học, các ngành ngoại ngữ…

Theo nhà trường, việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt nhằm thực hiện mục tiêu đa dạng hóa các phương thức tuyển sinh, đồng thời hướng đến việc tuyển chọn được những thí sinh có năng lực chuyên biệt phù hợp với yêu cầu đầu vào của các ngành học mang tính đặc thù của trường.

Dùng máy quét an ninh kiểm tra thí sinh vào thi năng lực chuyên biệt

TRẦN HUỲNH

Dự kiến trong năm 2022, trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức kỳ thi ĐGNL chuyên biệt để sử dụng như một phương thức tuyển sinh của trường.

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM công bố kỳ thi riêng

Xem thêm: Điểm chuẩn ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2021

Đặc biệt, kết quả thi ĐGNL chuyên biệt này có thể bảo lưu để xét tuyển trong vòng 2 năm. Kỳ thi nhằm phục vụ cho tuyển sinh của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, được sử dụng xét tuyển theo phương thức kết hợp với kết quả học tập THPT. Cụ thể:

1. Về số lượng bài thi:

Kỳ thi ĐGNL chuyên biệt bao gồm 6 bài thi: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn và tiếng Anh. Thí sinh có thể lựa chọn một hoặc một số bài thi tùy theo ngành học mình mong muốn xét tuyển.

2. Về các bài thi:

Các bài thi Toán học, Vật lý học, Hóa học, Sinh học gồm 50 câu hỏi [35 câu trắc nghiệm 4 lựa chọn, 15 câu trả lời ngắn] trong thời gian 90 phút. Riêng bài thi Ngữ Văn bao gồm 20 câu trắc nghiệm 4 lựa chọn và 1 câu nghị luận xã hội độ dài khoảng 600 từ trong thời gian 90 phút,

Bài thi Đánh giá năng lực tiếng Anh gồm 4 phần ứng với 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết trong thời gian làm bài 180 phút. Bài thi sử dụng hình thức đánh giá năng lực tiếng anh từ bậc 3 đến bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam.

3. Về nội dung bài thi:

Nội dung kiến thức các bài thi sẽ bám sát chương trình THPT hiện hành, kiến thức lớp 12 chiếm tỉ lệ 70-80%, phần còn lại là kiến thức thuộc phạm vi lớp 10, 11.

Đặc biệt với bài thi tiếng Anh, các chủ đề được lấy đa dạng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, cung cấp các dự liệu, số liệu nhằm đánh giá năng lực suy luận, giải quyết vấn đề của thí sinh chứ không yêu cầu khả năng học thuộc lòng.

Ngoài ra, bài thi ĐGNL chuyên biệt được quy về thang điểm 10, điểm số tính lẻ đến 0,1 điểm.

4. Về hình thức thi:

Bài thi Toán học, Vật lý học, Hóa học, Sinh học được thực hiện trên máy tính, hình thức chấm tự động nên thí sinh có thể biết điểm ngay sau khi kết thúc bài thi.

Đối với phần viết luận của bài thi Ngữ Văn, bài thi được chấm với sự hỗ trợ của phần mềm để giám khảo chấm thi trên máy tính, tổ chức 2 vòng chấm thi độc lập. Kết quả dự kiến được công bố không quá 15 ngày kể từ ngày thi.

Với bài thi tiếng Anh, phần Nghe, Đọc được chấm tự động. Phần thi Nói, Viết được chấm bởi ban giám khảo theo 2 vòng chấm thi độc lập. Kết quả dự kiến được công bố không quá 15 ngày kể từ ngày thi.

Các ngành dự kiến xét tuyển dựa trên bài thi đánh giá năng lực

5. Về hình thức xét tuyển:

Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng bài thi đánh giá năng lực tương ứng với ngành học mình lựa chọn.

Cũng theo Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Trung: “Các học sinh lớp 11 hoàn toàn có thể đăng ký dự thi để làm quen với tiếp cận theo hướng đánh giá năng lực người học, đồng thời có thể được bảo lưu kết quả sử dụng xét tuyển cho năm sau đó”.

6. Địa điểm và thời gian đăng ký và tổ chức thi

Theo kế hoạch của ĐH Sư phạm TP.HCM, kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 sẽ được diễn ra trong các ngày từ 1/6 – 3/6 tại địa chỉ: 280 An Dương Vương, phường 4, quận 5, TP.HCM.

Thí sinh đăng ký dự thi đánh giá năng lực chuyên biệt của ĐH Sư phạm TP.HCM đợt 1 từ ngày 25/4 – 15/5 bằng hình thức trực tuyến tại địa chỉ //dkdgnl.hcmue.edu.vn/.

Lệ phí đăng ký: môn Toán học, vật lý, hóa học, sinh học: 200.000 đồng/bài thi; môn Ngữ văn: 300.000 đồng/bài thi; môn Tiếng Anh: 500.000 đồng/bài thi.

Từ ngày 20 đến 25/5, thí sinh sẽ nhận giấy báo dự thi qua email.

Từ ngày 15 đến 20/6, trường công bố kết quả thi đợt 1.

Dự kiến đợt 2 của kỳ thi diễn ra vào tháng 7/2022 tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và các tỉnh lân cận.

Như vậy, kỳ thi ĐGNL chuyên biệt của ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh xét tuyển đại học. Hy vọng các em tìm được hình thức thi phù hợp với bản thân.

Tham khảo đề minh họa năm 2022 của trường:

[Theo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM]

Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Ngọc Trung - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TPHCM - cho biết trường đã hoàn thành sơ bộ công tác chấm thi các bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt và dự kiến sẽ công bố vào ngày 15.6 theo đúng kế hoạch.

Đánh giá sơ bộ, ông Trung cho hay kỳ thi diễn ra thành công, an toàn, thu hút được tỉ lệ thí sinh đến dự thi cao. Kết quả sơ bộ cho thấy đề thi tốt, có tính phân loại cao, có nhiều học sinh có năng lực giỏi lựa chọn thi bài thi này.

Cụ thể, tổng số lượt thí sinh đến dự thi là 1.978, chiếm 94,64%. Kết quả ban đầu cho các bài thi, bài thi Toán có 2 điểm 10. Bài thi Hóa và bài thi Vật lí có điểm cao nhất là 9,3. Bài thi Sinh học có điểm cao nhất là 8,7. Bài thi Ngữ văn điểm cao nhất là 8,2. Bài thi tiếng Anh có điểm cao nhất là 9,8 điểm.

Thống kê sơ bộ, có trên 25% thí sinh dự thi bài thi Tiếng Anh có điểm từ 8 trở lên. Đây cũng là bài thi có điểm trung bình cao nhất. Trường tiếp tục kiểm dò điểm thi và sẽ công bố điểm trong một vài ngày tới, ông Trung chia sẻ.

Kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt lần đầu tiên được Trường Đại học Sư phạm TPHCM tổ chức đã thu hút gần 2.000 thí sinh đăng ký dự thi.

Thí sinh được chọn một trong sáu bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt để xét tuyển vào 21 ngành đào tạo. Kết quả bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt sẽ được sử dụng để xét tuyển theo phương thức kết hợp cả kết quả học tập THPT và bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt. Theo đó, điểm xét tuyển là tổng điểm bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt nhân hệ số 2, cộng với điểm trung bình sáu học kỳ THPT hai môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển.

Ngày 22/7, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM thông báo kết quả xét tuyển ĐH chính quy năm 2022 diện tuyển thẳng và các phương thức xét tuyển sớm như ưu tiên xét tuyển và xét tuyển thí sinh là học sinh lớp chuyên; xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT đối với ngành Giáo dục mầm non và Giáo dục thể chất; xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT kết hợp thi đánh giá năng lực chuyên biệt.

Cụ thể, đối với phương thức tuyển thẳng theo các tiêu chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh tra cứu danh sách đủ điều kiện trúng tuyển tại xettuyen.hcmue.edu.vn.

Đối với phương thức ưu tiên xét tuyển và xét tuyển thí sinh là học sinh lớp chuyên, thí sinh tra cứu danh sách đủ điều kiện trúng tuyển [trừ điều kiện tốt nghiệp THPT] tại xettuyen.hcmue.edu.vn.

Riêng phương thức xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT [đối với ngành Giáo dục mầm non và Giáo dục thể chất], điểm trúng tuyển như sau:

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM hướng dẫn cách tính điểm đối với ngành Giáo dục thể chất: điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình của môn Ngữ văn hoặc Toán trong 6 học kỳ ở THPT [theo tổ hợp môn đăng ký xét tuyển] với điểm thi 2 môn thi năng khiếu do trường tổ chức cộng điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được làm tròn đến hai chữ số thập phân.

ĐXT = ĐM + ĐNK1 + ĐNK2 + ĐUT

Trong đó: ĐXT: điểm xét tuyển, được làm tròn đến hai chữ số thập phân; ĐM: điểm trung bình 6 học kỳ ở THPT của môn Ngữ văn hoặc Toán theo tổ hợp xét tuyển; ĐNK1, ĐNK2 : điểm môn thi năng khiếu do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức; ĐUT: điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đối với ngành Giáo dục mầm non: điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình của môn Ngữ văn và Toán trong 6 học kỳ ở THPT với điểm thi môn năng khiếu do trường tổ chức cộng điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được làm tròn đến hai chữ số thập phân.

ĐXT = ĐM1 + ĐM2 + ĐNK + ĐUT

Trong đó: ĐXT: điểm xét tuyển, được làm tròn đến hai chữ số thập phân; ĐM1, ĐM2: điểm trung bình 6 học kỳ ở THPT của môn Ngữ văn và Toán theo tổ hợp xét tuyển; ĐNK: điểm môn thi năng khiếu do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức; ĐUT: điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thí sinh tra cứu danh sách đủ điều kiện trúng tuyển [trừ điều kiện tốt nghiệp THPT] tại xettuyen.hcmue.edu.vn.

Đối với phương thức xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT kết hợp thi đánh giá năng lực chuyên biệt, điểm trúng tuyển như sau:

Điểm xét tuyển được xác định: tổng điểm bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt do trường tổ chức của môn chính [được nhân hệ số 2], cộng với điểm hai môn còn lại trong tổ hợp là điểm trung bình môn trong 6 học kỳ ở THPT. Tổng điểm này được quy đổi về thang điểm 30 và cộng điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được làm tròn đến hai chữ số thập phân.

ĐXT = [2xĐMC + ĐM1 + ĐM2] x 0.75 + ĐUT

Trong đó: ĐXT: điểm xét tuyển, được làm tròn đến hai chữ số thập phân; ĐMC: điểm môn chính được lấy từ kết quả thi đánh giá năng lực chuyên biệt do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức; ĐM1, ĐM2: điểm trung bình 6 học kỳ ở THPT của hai môn còn lại theo tổ hợp xét tuyển; ĐUT: điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa tổ chức lễ tốt nghiệp cho sinh viên trong năm 2022. Ảnh: HCMUE

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho biết, thí sinh sẽ được công nhận trúng tuyển chính thức khi thỏa các điều kiện sau: Được công nhận tốt nghiệp THPT năm 2022; Có điểm xét tuyển đạt từ mức điểm trúng tuyển trở lên theo từng ngành, từng phương thức; Có thực hiện đăng ký nguyện vọng trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc trên Cổng dịch vụ công Quốc gia từ ngày 22/7/2022 đến 17h00 ngày 20/8/2022 và có tên trong danh sách trúng tuyển chính thức sau khi kết thúc quá trình lọc ảo chính thức theo kế hoạch chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Video liên quan

Chủ Đề