Điều kiện miễn thi ngoại ngữ thạc sĩ

1. Miễn thi môn ngoại ngữ đối với các trường hợp sau:

– Viên chức tính đến ngày 31 tháng 12 của năm tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp có tuổi đời từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 50 tuổi trở lên đối với nữ;

– Viên chức có bằng tốt nghiệp đại học thứ hai là bằng ngoại ngữ;

– Viên chức tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài.

– Đối với viên chức dự thi kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế từ hạng III lên hạng II của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được miễn thi ngoại ngữ nếu đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền hoặc viên chức là người dân tộc thiểu số đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số.

2. Miễn thi môn tin hc:

Miễn thi môn tin học đối với viên chức đã tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên.

Về tương đương trình độ ngoại ngữ, tin học

1. Về việc tính tương đương trình độ ngoại ngữ đối với viên chức dự thi thăng hạng từ hạng II lên hạng I:

– Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam. Việc xác định chứng chỉ ngoại ngữ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam thực hiện theo quy định tại Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 và Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 04/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ; Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ [sau đây viết tắt là Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT và Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Công văn số 3755/BGDĐT-GDTX ngày 03/8/2016 và Công văn số 6089/BGDĐT-GDTX ngày 27/10/2014 về việc quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ [sau đây viết tắt là Công văn số 3755/BGDĐT-GDTX và Công văn số 6089/BGDĐT-GDTX].

– Có bằng tốt nghiệp tiến sĩ, tính từ ngày 22/6/2009 trở lại đây [theo quy định tại Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ và Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT, trước khi bảo vệ luận án phải có chứng chỉ ngoại ngữ tương đương cấp B2 hoặc bậc 4 trở lên theo khung Châu Âu].

2. Về việc tính tương đương trình độ ngoại ngữ đối với viên chức dự thi thăng hạng từ hạng III lên hạng II:

– Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam. Việc xác định chứng chỉ ngoại ngữ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam thực hiện theo quy định tại Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT và Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Công văn số 3755/BGDĐT-GDTX và Công văn số 6089/BGDĐT-GDTX.

– Có bằng tốt nghiệp thạc sĩ, tính từ ngày 15/4/2011 trở lại đây [theo quy định tại Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, trước khi bảo vệ luận án phải có chứng chỉ ngoại ngữ tương đương cấp B1 hoặc bậc 3 trở lên theo khung Châu Âu].

– Có bằng tốt nghiệp tiến sĩ, tính từ ngày 22/6/2009 trở lại đây;

3. Về việc tính tương đương trình độ tin học

Có chứng chỉ tin học với trình độ tương đương trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền Thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. Việc xác định chứng chỉ tin học tương đương trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Công văn số 3755/BGDĐT-GDTX và hướng dẫn của Bộ Thông tin và truyền thông tại Công văn số 3562/BTTTT-CNTT ngày 03/11/2015 và Công văn số 3656/BTTTT-CNTT ngày 15/12/2014 hướng dẫn việc quy đổi chứng chỉ tin học khi cán bộ, công chức, viên chức dự thi nâng ngạch công chức và thăng hạng viên chức.

Vừa qua bà Nguyễn Thị Hoàng Yến [Hà Nội] tham gia kỳ thi tuyển lớp cao học của Đại học Y Hà Nội. Dù bà đã đủ điều kiện xét tuyển của Trường, nhưng kết quả cuối cùng vẫn đang bị bỏ ngỏ vì theo Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30/8/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ, có hiệu lực từ ngày 15/10/2021 thì người thi phải có chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.

Do ngày bắt đầu kỳ thi tuyển trước ngày Thông tư có hiệu lực, nên tất cả quy chế thi của Trường vẫn theo quy định cũ, bà Yến và các thí sinh tham gia kỳ thi tiếng Anh tại Trường mà không cần có chứng chỉ tiếng Anh từ trước.

Theo bà Yến, việc áp dụng chuẩn đầu vào thạc sĩ theo Thông tư mới là hợp lý. Tuy nhiên, sẽ là bất hợp lý nếu được áp dụng không đúng thời điểm. Kể từ ngày ban hành Thông tư cho đến khi có hiệu lực là 45 ngày. Vậy 45 ngày để hàng ngàn thí sinh như bà Yến tham gia các kỳ thi chứng chỉ tiếng Anh thì có hợp lý không, nhất là trong mùa dịch.

Trong giai đoạn dịch bệnh căng thẳng, Bộ Y tế đã có công văn chỉ đạo các bác sĩ tạm dừng mọi hoạt động học tập, nghiên cứu để phục vụ cho công tác chống dịch. Hàng ngàn bác sĩ đã lên đường chống dịch, rất nhiều trong số đó đã kịp trở về từ miền Nam trước ngày đi thi. Vậy nếu chỉ vì chưa có chứng chỉ tiếng Anh Bậc 3/6 mà lý do chủ yếu lại là vì quy định đưa ra quá gấp, gần như không có cơ hội để chuẩn bị mà các bác sĩ mất đi cơ hội được học tập thì có công bằng hay không?

Qua Cổng TTĐT Chính phủ, bà Yến đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, tháo gỡ vướng mắc này.

Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời vấn đề này như sau:

Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30/8/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo [Quy chế 23] thực hiện theo tinh thần nâng cao quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học theo Luật Giáo dục đại học hiện hành.

Quy chế 23 hướng đến sự bình đẳng, công bằng và chuẩn mực chung trong hệ thống. Quy chế chỉ đưa ra các quy định khung để quản lý chất lượng và giao cơ sở đào tạo quy định cụ thể hơn với các yêu cầu bằng hoặc cao hơn các quy định tại Quy chế [Điều 17 Quy chế 23].

Về việc bảo đảm năng lực ngoại ngữ đầu vào theo Điểm b Khoản 1 Điều 5, cơ sở đào tạo có quyền chủ động trong việc yêu cầu ứng viên dự tuyển về năng lực ngoại ngữ đầu vào tại Quy chế của cơ sở đào tạo [Khoản 5 Điều 6].

Theo Quy chế 23, yêu cầu ngoại ngữ đầu vào là từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cơ sở đào tạo có thể yêu cầu ứng viên chứng minh năng lực ngoại ngữ đầu vào là văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ của ứng viên theo Điểm a, b và c Khoản 3 Điều 5; hoặc cơ sở đào tạo tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu vào theo quy chế của cơ sở đào tạo [Điểm b Khoản 5 Điều 6].

Cơ sở đào tạo và người học lưu ý: Quy chế 23 quy định yêu cầu ngoại ngữ để công nhận tốt nghiệp và cấp bằng [chuẩn ngoại ngữ đầu ra] phải là văn bằng hoặc chứng chỉ để minh chứng về trình độ ngoại ngữ đạt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Quy chế không cho cơ sở đào tạo tự đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu ra mà phải sử dụng văn bằng hoặc chứng chỉ tối thiểu như quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 12.

Trên đây là trả lời của Bộ Giáo dục và Đào tạo về câu hỏi của bà Nguyễn Thị Hoàng Yến và đề nghị bà tham khảo Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ của Trường Đại học Y Hà Nội cho trường hợp cụ thể tại câu hỏi của bà về việc áp dụng chuẩn đầu vào ngoại ngữ trong tuyển sinh trình độ thạc sĩ của Trường.

Chinhphu.vn


Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30/08/2021 là văn bản mới nhất quy định quy chế đào tạo thạc sỹ mới nhất. Theo quy chế đào tạo thạc sỹ năm 2021 thì chuẩn đầu ra ngoại ngữ thạc sỹ của Bộ Giáo dục là chứng chỉ ngoại ngữ bậc 4 [chứng chỉ tiếng Anh B2] theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.  Như vậy để đủ điều kiện tốt nghiệp thạc sĩ thì học viên sau đại học cần phải thi lấy chứng chỉ tiếng Anh B2 hay bằng B2 tiếng Anh của Bộ Giáo dục.

Ngoài ra, học viên có thể minh chứng trình độ tiếng Anh B2 bằng một trong các chứng chỉ sau: -    Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngôn ngữ nức ngoài -    Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác nhưng học bằng tiếng nước ngoài

-    Có một số chứng chỉ ngoại ngữ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam như trong bảng phía dưới.

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi Ngày hỏi

Ngày hỏi:14/08/2018

 Trình độ thạc sĩ  Tuyển sinh thạc sĩ

Theo quy định thì thí sinh dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ có năng lực ngoại ngữ đúng với yêu cầu môn thi ngoại ngữ của cơ sở đào tạo thuộc một số trường hợp cụ thể. Vậy cho tôi hỏi, các trường hợp đó là các trường hợp nào? Mong giải đáp sớm cho tôi nhé. Cảm ơn!

Nội dung này được Ban biên tập LawNet tư vấn như sau:

  • Theo quy định tại Điều 5 Quy chế Đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT thì thí sinh dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ có năng lực ngoại ngữ đúng với yêu cầu môn thi ngoại ngữ của cơ sở đào tạo thuộc một trong các trường hợp sau được miễn thi môn ngoại ngữ:

    - Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;

    - Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao [PFIEV] được ủy ban bằng cấp kỹ sư [CTI, Pháp] công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng;

    - Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài;

    - Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ được quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 27 Quy chế Đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT hoặc tương đương [Phụ lục II] trong thời hạn 2 năm từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi, được cấp bởi một cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoặc công nhận. Thủ trưởng cơ sở đào tạo phải thẩm định và chịu trách nhiệm về tính xác thực của chứng chỉ ngoại ngữ trước khi công nhận tương đương theo Phụ lục II.

    Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

    Trân trọng!


Video liên quan

Chủ Đề