Định hướng xây dựng chiến lược STP cho tiềm cà phê

30/12/2020

Kinh doanh quán cafe là một trong số những lĩnh vực kinh doanh đem lại nhiều tiềm năng tuy nhiên mức độ cạnh tranh cao. Hầu hết quán cafe sau khi mở được bài tháng, thậm chí là 1 - 2 năm thì đóng cửa. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc quán cafe bị đóng cửa trong đó có marketing. Đừng vội vàng đổ tiền vào quảng cáo trong khi bạn chưa có chiến lược marketing quán cafe rõ ràng, cụ thể. 

Do đó, để quá trình kinh doanh được thành công thì điều quan trọng là hãy lập kế hoạch marketing cho quán cafe của mình. Vậy các bước làm sao để quán cafe đông khách bao gồm những gì.

1. Xác định mục tiêu marketing

Bước đầu tiên trong việc lập chiến lược marketing cho quán cafe chính là xác định mục tiêu. Đây được xem là kim chỉ nam cho các phương pháp marketing của bạn sau này. 

Việc xác định được mục tiêu marketing ngay từ ban đầu sẽ giúp cho hoạt động quảng bá quán cafe đi đúng hướng, giúp đem lại hiệu quả và có được thành công nhất định trong quá trình kinh doanh quán cafe của mình. 

Thông thường mục tiêu marketing sẽ được xác định dựa trên mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Một khi đã xác định được mục tiêu kinh doanh và marketing thì việc đánh giá thị trường mục tiêu sẽ trở nên dễ dàng hơn, quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh cũng chính xác hơn. 

Ngoài ra, bạn còn có thể xã định được doanh số, thị phần để từ đó có được nguồn lực và ngân sách hiệu quả nhất. 

Xem thêm: Cách lập kế hoạch kinh doanh quán cafe từ A-Z

2. Phân tích thị trường

Bạn có biết:

Các quán cà phê độc lập, không thuộc chuỗi là lựa chọn phổ biến nhất. Nữ lựa chọn quán cà phê dạng chuỗi trong khi tỉ lệ nam lựa chọn các quán bình dân cao hơn.

Những thông tin này có được nhờ các chuyên gia phân tích thị trường.

Sau khi đã xác định được mục tiêu marketing, bạn cần nghiên cứu và phân tích thị trường để có thể nắm được nhu cầu của khách hàng mình là gì, những điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh hay những yếu tố tác động đến dịch vụ hoặc mặt hàng của quán cafe bạn.

Phân tích thị trường giúp hiểu rõ hơn về đối thủ cạnh tranh, từ đó có được kế hoạch kinh doanh hiệu quả, lấy điểm yếu của đối thủ để làm điểm mạnh của mình. Thay vì đi theo con đường của đối thủ đã thất bại thì bạn có thể chuyển hướng kinh doanh để có được thành công hơn. 

Ngoài ra, sau khi tiến hành phân tích thị trường bạn có thể dễ dàng xác định thị trường mục tiêu mà quán cafe của mình sẽ hướng đến. Việc nắm rõ đối tượng của quán cafe là điều rất cần thiết.

Điều hiển nhiên là quán cafe của bạn không thể chiều lòng được tất cả khách hàng. Vậy nên, việc lựa chọn phân khúc thị trường, đối tượng mục tiêu cụ thể để có được một kế hoạch marketing đi đúng hướng cũng như đem lại hiệu quả. 

Theo Báo cáo Sở thích và thói quen tới các quán cà phê của người Việt Nam [1]

3. Xác định khách hàng mục tiêu

Để có thể xác định khách hàng mục tiêu bạn cần phân khúc thị trường của mình theo từng tiêu thứ nhỏ như: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vị trí địa lý, thói quen, mô hình quán cafe,… hoặc kết hợp nhiều tiêu thức với nhau để phân nhóm khách hàng cụ thể. 

Việc chia nhỏ theo từng tiêu thức hay kết hợp nhiều tiêu thức với nhau sẽ là các giúp bạn xác định được, đâu là phân khúc khách hàng phù hợp với quán cafe của mình. 

Hiện tại, đối tượng khách hàng mà các quán cafe hướng đến sẽ nằm trong độ tuổi từ 18 - 40. Trong số lượng khách hàng lớn này chúng ta tiến hành chia lại thành những nhóm nhỏ hơn theo nghề nghiệp. 

Các nhóm như: sinh viên, dân văn phòng, những người yêu thích cafe, người làm việc tự do, hội nhóm bạn bè, những người cần sử dụng wifi,... 

Mỗi phân khúc thị trường đều có những đặc điểm khác nhau. Cách làm cho quán cafe đông khách không có nghĩa là bạn nên chọn 1 lúc nhiều phân khúc.

Trong quá trình xác định khách hàng mục tiêu bạn cần lưu tâm đến một số vấn đề như:

  • Phân khúc khách hàng có phù hợp với những lợi thế hiện có của quán cafe?
  • Khả năng và chi phí tiếp cận khách hàng trong phân khúc đó như thế nào?
  • Phân khúc khách hàng có đủ lớn để mang lại lợi nhuận?
  • Phân khúc khách hàng có khả năng tăng trưởng hay không?
  • Phân khúc khách hàng đó có nhiều đối thủ hay không? Đó là những đối thủ nào?

Khi đã xác định được khách hàng mục tiêu thì việc tiếp theo chính là tìm hiểu nhu cầu, thói quen, sở thích của nhóm khách hàng phù hợp với quán cafe của bạn. Hay nói cách khác là hoàn thiện chân dung khách hàng mục tiêu cho quán. 

Chỉ khi bạn hiểu rõ khách hàng của mình cần gì? Muốn gì? Điều gì ảnh hưởng đến hành vi của họ? Họ đến quán cafe để làm gì?,.. thì bạn mới có thể có được kế hoạch marketing cho quán cà phê hoàn hảo nhất. 

Ngoài việc nghiên cứu khách hàng như quan sát, khảo sát, thu thập thông tin từ nguồn bên ngoài,... thì bạn cũng có thể sử dụng những dữ liệu khách hàng cũ của quán, đây sẽ là những đại diện tiêu biểu cho nhóm khách hàng mục tiêu của bạn.

Đừng bỏ qua bất cứ cơ hội nào để có thể nắm được khách hàng mục tiêu của mình. Do đó, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về khách hàng và xác định được khách hàng mục tiêu cho chính mình nhé.  

Xem thêm: Kinh nghiệm hợp tác mở quán cafe đắt giá

4. Lựa chọn phân khúc khách hàng để marketing

Khi đã xác định được khách hàng mục tiêu của quán cafe thì bước tiếp theo mà bạn cần phải làm là lựa chọn phân khúc khách hàng thích hợp. Hãy chắc chắn việc lựa chọn phân khúc đó lôi cuốn và có thể tiếp xúc trao đổi mà không gặp nhiều trở ngại.

Nếu bạn nghĩ rằng khách hàng mục tiêu của bạn là dành cho mọi người thì sẽ không có ai là khách hàng của quán bạn. Bởi hiện nay trên thị trường đầy rẫy đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp thì thế đây sẽ là mối đe dọa cho chính công việc kinh doanh quán cafe.

Vậy nên hãy chia nhỏ thị trường ra nhiều phân khúc khác nhau để có thể hướng thế mạnh của bạn vào đó, khi đã nắm rõ thị trường của mình rồi mới tiến hành mở rộng thị trường để kinh doanh. 

5. Xây dựng thông điệp marketing quảng cáo

Một trong những phần không thể thiếu trong quá trình lập kế hoạch marketing là xây dựng thông điệp marketing riêng cho quán cafe của mình. Đây là cách giúp cho khách hàng thấy được triển vọng của quán.

Khi xây dựng thông điệp marketing bạn cần dựa vào 2 yếu tố:

  • Thứ nhất là ngắn gọn và nêu bật được điểm chính trong chính thông điệp marketing quán cafe của bạn. Từ thông điệp bạn sẽ trả lời được cho câu hỏi bạn đang làm gì.
  • Thứ hai, thông điệp marketing phải hỗ trợ được tất cả nguồn lực của quán và được đẩy mạnh nhờ quảng cáo.

Để có được một thông điệp marketing quán cafe hấp dẫn và thuyết phục cần tuân thủ các yếu tố sau:

  • Thể hiện được triển vọng của quán đối với vấn đề nào đó
  • Chỉ ra rằng vấn đề đó rất quan trọng, cần phải giải quyết ngay và không được trì hoãn 
  • Nhấn mạnh được lý do tại sao quán của bạn là nơi duy nhất có thể thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng. 
  • Nhấn mạnh được lợi ích khách hàng, khách hàng sẽ nhận được gì khi sử dụng dịch vụ của quán cafe. 

6. Lựa chọn kênh truyền thông thu hút khách hàng quán cafe

Sau khi đã xây dựng được thông điệp marketing phù hợp cho quán thì bước tiếp theo chính là lựa chọn kênh truyền thông. Việc lựa chọn kênh truyền thông sẽ giúp cho bạn tiếp cận với khách hàng mục tiêu của mình dễ dàng hơn. 

Phương tiện marketing sẽ là công cụ hiệu quả, giúp bạn truyền đạt thông điệp marketing của quán cafe đến khách hàng một cách dễ dàng nhất. Việc lựa chọn rất quan trọng bởi nó giúp bạn đạt được kết quả cao từ chính số tiền mà bạn đã đầu tư. 

Dưới đây là một số kênh truyền thông hiệu quả mà bạn có thể tham khảo cho cách thu hút khách quán cafe của mình, cụ thể:

  • Tờ rơi: Chi phí thấp, dễ làm
  • Băng rôn: Chi phí cao hơn tờ rơi những vẫn thấp, dễ làm
  • Poster: Tương tự như băng rôn, cần nơi treo phù hợp
  • Tổ chức các sự kiện roadshow: Cần đầu tư kỹ lưỡng, chi phí cao
  • Quảng cáo Facebook Ads, Google Ads: Không mấy hiệu quả, chi phí cao
  • Các kênh truyền thông mạng xã hội như facebook, youtube, tiktok, instagram, linkedin,...: Cần chăm chỉ thực hiện đăng bài, đăng hình, seeding. Gần đây kênh tiktok ẩm thực mang đến hiệu quả cao.
  • Giới thiệu quán thông qua KOLs: Nếu ứng dụng tốt sẽ mang lại hiệu quả cao
  • Các trang chuyên review ẩm thực: Dễ làm, hiệu quả tốt
  • Google maps, google my business: Càng ngày càng phổ biến. Bước cuối để dẫn khách hàng đến quán của bạn

Tùy vào nhu cầu của chủ quán mà việc lựa chọn kênh truyền thông nào cho phù hợp với khách hàng mục tiêu của quán. Đừng chỉ tập trung vào mỗi quảng cáo facebook trong khi khách hàng bạn hướng đến cho quán cafe của mình là những người bận rộn. 

Vì thế mà bạn cần sử dụng đúng phương tiện để đem đến thông điệp phù hợp, giúp quá trình tiếp thị hiệu quả hơn.

7. Dự toán chi phí marketing quán cafe

Tùy vào từng mục tiêu đề ra mà bạn có thể xây dựng được kế hoạch chi phí cho kế hoạch marketing quán cafe theo nhiều cách thức khác nhau. Tuy nhiên, cho dù bạn xây dựng theo các nào đi chăng nữa cũng cần dự toán chi phí mà mình bỏ ra sẽ là bao nhiêu. 

Khi xây dựng bản dự toán ngân sách marketing quán cafe của mình bạn nên cho mục như: tổng ngân sách dành cho marketing, phân chia ngân sách cho từng kênh truyền thông, dự kiến chi phí mang về từ mỗi khách hàng, phân chia ngân sách cho từng kênh, dự kiến chi phí trên mỗi khách hàng mang về, các khoản dự phòng. 

Theo nghiên cứu thì chi phí marketing cho quán cafe mới mở chiếm khoảng từ 8 - 10% chi phí đầu tư ban đầu, vào những giai đoạn cần đẩy mạnh marketing thì chi phí có thể tăng lên 15% tùy vào từng chủ quán. 

Trong quá trình dự toán ngân sách cần đưa ra mức dự toán phù hợp với mục tiêu marketing: Hãy chỉ rõ bạn cần ngân sách bao nhiêu để đạt được mục tiêu? Nếu khả năng tài chính không cho phép bạn sẽ phải cân chỉnh lại mục tiêu sao cho phù hợp. 

Xem thêm: 10 Loại chi phí khi mở quán cà phê

8. Xây dựng chiến lược giá

Giá cả là yếu tố quan trọng quyết ddingj việc khách hàng có lựa chọn sản phẩm của bạn hay là không. Hãy xây dựng cho mình một chiến lược giá cụ thể để đảm bảo tối ưu hóa lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo được khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. 

Mức giá không được cao hơn hay thấp hơn so với đối thủ, hãy tính mức giá phù hợp cho các loại đồ uống của quán mình. Để xây dựng được chiến lược giá cho quán cafe bạn cần dựa vào các tiêu chí sau:

  • Chính sách giá phải linh hoạt 
  • Chính sách giá theo chu kỳ sản phẩm 
  • Chính sách giá phải theo khu vực
  • Chính sách giảm giá
  • Chính sách giá theo nhóm, đối tượng khách hàng của quán.

9. Kế hoạch đo lường hiệu quả chiến lược marketing cho quán cafe

Nếu bạn muốn biết được chiến lược marketing của quán cafe mình có đem lại hiệu quả hay không thì hãy dùng phương pháp đo lường. 

Vậy nên, khi tiến hành lập kế hoạch marketing cho quán cafe bạn nên chỉ rõ từng hoạt động, từng kênh truyền thông để có thể đo lường, đánh giá hiệu quả bằng nhiều phương pháp khác nhau. 

Khi thực thi kế hoạch bạn cần thường xuyên theo dõi thông quá các phương pháp đo lường như thế bạn sẽ có được cái nhìn rõ nét về hoạt động marketing từ đó biết được cái nào mang lại hiệu quả, kênh truyền thông nào cho thấy khả năng tiếp cận tốt,...

Sau khi thực hiện đo lường bạn sẽ có được những thay đổi, điều chỉnh sao cho phù hợp nhất để từ đó đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra. 

Những cách bạn có thể đo lường sự thành công của một chiến dịch marketing bao gồm:

  • Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ mà quán cafe đem lại.
  • Theo dõi doanh thu và số lượng khách hàng đến quán.
  • Đo lường hiệu quả, lợi nhuận thu được trên mỗi hoạt động marketing.

Qua bài viết trên mà chúng tôi chia sẻ chắc rằng bạn đã biết được việc làm thế nào để quán cafe đông khách bao gồm những bước nào. Từ đó bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng những gì trước khi bắt đầu việc lập kế hoạch marketing cho quán của mình. 

Một lưu ý nhỏ cho bạn là chỉ nên triển khai kế hoạch quảng cáo quán cafe của bạn đã thực sự sẵn sàng về cả chất lượng và dịch vụ . Vì truyền thông chính là con dao 2 lưỡi, nếu chất lượng dịch vụ của bạn không tốt sẽ khiến quán cafe của bạn mang tiếng xấu khắp nơi. Do đó hãy thực hiện khi tất cả mọi thứ đã thực sự sẵn sàng. 

Tài liệu tham khảo:

  • Bài giảng chiến lược định giá [2]
  • 5 Tips for Coffee Shop Marketing [3]

Video liên quan

Chủ Đề