Định nghĩa tai nạn thương tích là gì

Thực hiện Kế hoạch số 384/KH-UBND ngày 04/10/2023 của UBND Quận Long Biên về Kế hoạch triển khai công tác Y tế trường học năm học 2023-2024 trên địa bàn quận Long Biên; Thực hiện Kế hoạch số 24/KH-PGD&ĐT ngày 25/10/2022 của Phòng GD&ĐT Quận Long Biên về Kế hoạch xây dựng trường học an toàn - Phòng, chống tai nạn thương tích trong các trường học - Năm học 2023-2024; Hiện nay vấn đề tai nạn thương tích đang được toàn xã hội quan tâm, đặc biệt là tai nạn thương tích đối với trẻ em do tính phổ biến cũng như mức độ trầm trọng của nó. Sáng ngày 27/11/2023, trong tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, đ/c Bích- NV y tế trường THCS Sài Đồng đã tuyên truyền các kiến thức phòng chống tai nạn thương tích [ TNTT] cho CB-GV-NV và học sinh toàn trường.

Đ/c Bích - NV y tế tuyên truyền các kiến thức về cách phòng tránh TNTT

Học sinh toàn trường lắng nghe các nội dung kiến thức phòng tránh TNTT

1. Tai nạn thương tích là gì? - Tai nạn thương tích là một sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn do một tác nhân bên ngoài gây nên các tổn thương, thương tích cho cơ thể về thể chất hay tâm hồn của nạn nhân. -Có hai loại tai nạn thương tích: + Loại 1: “Tai nạn không chủ định” thường không có nguyên nhân rõ ràng, khó có thể đoán trước được như ngã, bỏng, ngộ độc, chết đuối… + Loại 2: “Tai nạn có chủ định” như chiến tranh, bạo lực, tự tử, bạo hành…thường có nguyên nhân rõ ràng và có thể phòng tránh được. -Tai nạn thương tích thường bất ngờ xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi, không có nguyên nhân rõ ràng và gây ra những thương tổn trên cơ thể người, nhất là ở lứa tuổi học sinh. 2. Một số tai nạn thương tích thường gặp ở học sinh Tai nạn thương tích xảy ra với nhiều tình huống khác nhau, sau đây là một số trường hợp tai nạn thương tích mà học sinh dễ mắc phải như: -TNTT do giao thông: Đây là loại tai nạn thương tích phổ biến, hay xảy ra ở học sinh, nhất là với các trường nằm gần đường quốc lộ hoặc các trường có nhiều học sinh sử dụng xe máy, xe máy điện đi học. -Đuối nước: Đây cũng là loại thương tích thường gặp ở học sinh, nhất là đối với các em học sinh THCS, đặc biệt là trong các dịp nghỉ lễ dài ngày, nghỉ hè. -Bạo lực học đường: Là những xích míc, mất đoàn kết, mất kiểm soát về cảm xúc, lời nói, hành động,... trong môi trường giáo dục dẫn đến hành vi bạo lực. - Điện giật: Là những trường hợp sử dụng điện không an toàn hoặc không may tiếp xúc với nguồn điện bị hở,... gây nên hậu quả bị thương hay tử vong. - Ngộ độc: Là những trường hợp do hít vào, ăn vào, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cần có chăm sóc của y tế [do thuốc, do hóa chất]. -Do bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da do tiếp xúc với chất lỏng nóng, lửa, các tia cực tím, phòng xạ, chất hóa học, hoặc tổn thương phổi do khói xộc vào phổi. - Động vật cắn: Là các trường hợp do động vật cắn, húc, đâm phải… 3. Một số biện pháp tuyên truyền phòng tránh tai nạn thương tích cho học sinh

  1. Phòng ngừa tai nạn giao thông: Học sinh được giáo dục thường xuyên, liên tục và đầy đủ các kiến thức về an toàn giao thông như: luật giao thông, các kĩ năng tham gia giao thông an toàn, xử lí tình huống khi tham gia giao thông, văn hóa giao thông,... Nhà trường – học sinh và phụ huynh học sinh đã kí cam kết tuân thủ nghiêm chỉnh luật giao thông, đồng thời ban hành qui chế xử lý cán bộ, giáo viên, học sinh vi phạm qui định về an toàn giao thông. Xung quanh trường có hệ thống tường rào, cổng chắc chắn và có bộ phận bảo vệ quản lý để học sinh không chơi, đùa ngoài đường.
  2. Phòng tránh đuối nước: Nhà trường thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức cho học sinh, phụ huynh học sinh về công tác phòng chống đuối nước và tầm quan trọng của việc biết bơi bằng các hình thức như: thông qua tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, nói chuyện chuyên đề, tiểu phẩm, qua các cuộc họp phụ huynh học sinh. Phối hợp và nhắc nhở phụ huynh học sinh kiên quyết không cho con, em tắm biển, sông, hồ, ao,... khi không có người lớn kèm, không tắm tại nơi có cảnh báo nguy hiểm. - Cùng với việc dạy cho học sinh kỹ năng bơi, các giáo viên bộ môn thể dục còn cung cấp cho học sinh kỹ năng cứu hộ và kiến thức về an toàn dưới nước.
  3. Phòng ngừa bạo lực học đường: Nhà trường chú trọng xây dựng môi trường học tập lành mạnh, thân thiện. Quan tâm giáo dục tình đoàn kết trong học sinh bằng các buổi hoạt động ngoại khóa, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Nghiêm cấm học sinh mang đến trường các vật sắt nhọn nguy hiểm như dao, kéo, chất nổ, chất độc, hại và các hung khí. Đồng thời kiên quyết xử lý triệt để các mâu thuẫn trong học sinh để không có các vụ đánh nhau trong trường học gây tai nạn thương tích.
  4. Phòng tránh điện giật: Hệ thống điện trong trường, lớp được bố trí an toàn : không có dây trần, dây điện hở, bảng điện để cao. Các thầy cô chủ nhiệm luôn nhắc nhở học sinh sử dụng điện an toàn.
  5. Phòng ngộ độc thức ăn, phòng ngừa bỏng, nhiễm độc: Thông qua các buổi chào cờ, nhà trường nhắc nhở học sinh ăn thức ăn chín, uống sôi, không ăn quà vặt, thức ăn chưa biết rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng. Đồng thời nhà trường cũng kiểm soát các mặt hàng bày bán trong căn tin nhà trường về chủng loại, giá cả, nguồn gốc xuất sứ, vệ sinh an toàn thực phẩm. Phòng học, phòng thí nghiệm và các phòng chức năng khác luôn có nội qui hướng dẫn sử dụng an toàn hóa chất, an toàn điện cho học sinh. Phòng tránh tai nạn thương tích cho học sinh luôn là công việc cần được chú trọng trong các cơ sở giáo dục. Trường THCS Sài Đồng đã và đang chú trọng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vì một trường học an toàn, hạnh phúc. Đ/c Bích hướng dẫn học sinh thực hiện các kỹ thuật sơ cấp cứu
  • Băng bó vết thường cầm chảy máu: vết thương nhỏ; vết thương sâu, rộng
  • Kỹ thuật ép tim thổi ngạt cấp cứu ngừng tuần hoàn

Dưới sự hướng dẫn của Đ/c Bích y tế - Học sinh thực hiện các thao tác sơ cứu

Học sinh thực hiện sơ cứu vết thương nhỏ ở cẳng tay

Học sinh thực hiện sát khuẩn và băng bó cầm máu vết thương sâu, rộng

Học sinh thực hiện thao tác đấm thức tỉnh tim

Học sinh thực hiện thao tác thổi ngạt

Thế nào là tai nạn thương tích trong trường học?

Các nguyên nhân thương tích thường gặp đối với học sinh là tai nạn giao thông, té ngã, đuối nước, bỏng, điện giật, ngộ độc do hóa chất, thực phẩm, vật sắc nhọn đâm, cắt, đánh nhau, bạo lực hoặc do tiếp xúc với các vật nổ như pháo và bao gồm cả trường hợp thương tích do hành động tự tử gây ra.

Tai nạn là như thế nào?

Tai nạn, còn gọi là chấn thương không chủ ý hoặc có chủ ý, là một sự kiện không mong muốn, ngẫu nhiên và không biết trước, dẫn đến thiệt hại cho người và vật.

Em cần làm gì để phòng ngừa tai nạn giao thông trong học đường?

Để phòng ngừa tai nạn giao thông, tại khu vực trường học cần có biển báo trường học cho các loại phương tiện cơ giới ở khu vực gần trường học. Trong giờ học, giờ giải lao phải đóng cổng trường, giám sát việc ra vào của học sinh khi đến trường để đảm bảo an toàn.

Thương tích có nghĩa là gì?

Còn "thương tích" có nghĩa là tổn thương thực thể của cơ thể do phải chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu đựng của cơ thể hoặc rối loạn chức năng do thiếu yếu tố cần thiết cho sự sống như không khí, nước, nhiệt độ phù hợp.

Chủ Đề