Đơn vị tính: 1000đ là gì

  • Đơn vị tính sử dụng trong kế toán được quy định tại Điều 10 Luật kế toán 2015 như sau:

    - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là đ, ký hiệu quốc tế là VND. Trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ, thì đơn vị kế toán phải ghi theo nguyên tệ và Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam.

    Đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng một loại ngoại tệ thì được tự lựa chọn loại ngoại tệ đó làm đơn vị tiền tệ để kế toán, chịu trách nhiệm trước pháp luật và thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Khi lập báo cáo tài chính sử dụng tại Việt Nam, đơn vị kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    - Đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động sử dụng trong kế toán là đơn vị đo pháp định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp đơn vị kế toán sử dụng đơn vị đo khác thì phải quy đổi ra đơn vị đo pháp định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    - Đơn vị kế toán được làm tròn số, sử dụng đơn vị tính rút gọn khi lập hoặc công khai báo cáo tài chính.

    - Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này.

    Như vậy, việc viết ký hiệu là "đ" hay "VND" là tùy thuộc người viết đang sử dụng ký hiệu quốc gia hay ký hiệu quốc tế.

    Trên đây là quy định về đơn vị tính sử dụng trong kế toán. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Luật kế toán 2015.

    Trân trọng!

Video liên quan

Chủ Đề