Động vật giáp xác là gì năm 2024

Tại bàn ăn của chúng ta, sớm hay muộn sẽ có các hải sản nhồi các vi phân tử nhựa độc hại. Chế độ ăn của sinh vật biển đã thay đổi – tôm cá bắt đầu phải hấp thụ các vi hạt vật chất hầu như không tiêu từ nhựa tổng hợp. Đó là cảnh báo của các nhà khoa học Nga và Mỹ sau cuộc điều tra động vật chung ở Thái Bình Dương.

Hệ sinh thái các đại dương đã thay đổi đáng kể, các nhà khoa học từ Viện Hải dương Scripps [California] và Viện Hải dương học của Nga mang tên Shirshov [Moscow] khẳng định. Trong một dự án chung, họ nghiên cứu tình trạng của các loài động vật Thái Bình Dương trong những khu vực ô nhiễm nhất - ví dụ, ở Bắc Thái Bình Dương hiện nay. Hóa ra, các nạn nhân chính của thói vô trách nhiệm của con người là động vật giáp xác - mực, tôm hùm và hàu. Dĩ nhiên, khi ăn các hải sản này, con người có thể bị ảnh hưởng, các nhà khoa học cảnh báo.

Ảnh: inazumanews2.com

Các nhà hải dương học phát hiện ra rằng thực đơn của động vật giáp xác trở nên hoàn toàn khác. Chúng thường ăn sinh vật phù du và ấu trùng nhỏ. Nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy rằng ít nhất một phần ba số cá nhân đó hấp thụ vi phân tử nhựa lơ lửng trong nước giống như sinh vật phù du. Đó là hành vi bất thường của động vật giáp xác. Theo quy luật, chúng lọc nước biển và hấp thụ các hạt hữu cơ, nhà hải dương học Pavel Belov tham gia dự án nhận xét. “Đột nhiên xuất hiện loại mực ăn tạp và tôm hùm là sự thay đổi nghiêm trọng của hệ sinh thái đại dương, ông nói. Trước đây người ta cho rằng chỉ rùa, cá và gia cầm mới nuốt phân tử nhựa".

Từ số 385 mẫu tôm cua đánh bắt được có 130 con đã phải nuốt từ 2-5 phân tử nhựa. "Các động vật đã ăn rác thải mà theo phân tích hóa học có chứa độc tố" – ông Belov nói. Có những con mực phàm ăn nhất ngay lập tức nuốt tới 30 vi hạt nhựa."Nếu người ăn phải con mực như vậy thì không thể tránh khỏi ngộ độc" - nhà hải dương học cảnh báo.

Rõ ràng là sự thay đổi này diễn ra trong chế độ ăn uống của động vật giáp xác sẽ ảnh hưởng đến các loài sinh vật biển khác. Chất dẻo thuộc loại nguyên liệu khó tan hủy. Theo chuỗi thức ăn, quá trình này sẽ đi từ mực đến cá lớn và động vật biển khác. Theo nghĩa đen, có ngày hệ động vật Thái Bình Dương sẽ pha trộn với nhựa tổng hợp, đồng tác giả nghiên cứu Miriam Fildshteyn cho biết.

Các nhà động vật học người Anh lần đầu phát hiện được loài giáp xác có nọc độc sống tại các hang động dưới nước.

Chất độc cơ thể có thể giúp loài giáp xác không mắt tìm được con mồi một cách dễ dàng. Ảnh: Natural History Museum

Loài giáp xác remipede có hình dáng giống như những con rết được các nhà khoa học phát hiện sống ở các hang động dưới nước thuộc vùng biển Caribbe, quần đảo Canary và khu vực tây Australia. Chúng có khả năng hóa lỏng con mồi, thường là các loài giáp xác khác, bằng một hợp chất lỏng tương tự như nọc độc rắn chuông.

Chất độc của loài giáp xác là một hợp chất độc gồm enzyme và chất làm tê liệt, có thể phá vỡ các mô của cơ thể và remipede sẽ hút chất lỏng từ bộ xương ngoài của con mồi làm thức ăn. Các nhà khoa học cho biết, thói quen ăn con mồi và sử dụng nọc độc của loài giáp xác tương tự như loài nhện.

Tuy nhiên, sự tiêu hóa con mồi của remipede là độc nhất trong số các loài động vật giáp xác. "Vì không có mắt, nên nọc độc của remipede giúp chúng thích nghi với môi trường sống trong hang động nghèo dinh dưỡng", BBC dẫn lời nhà nghiên cứu Ronald Jenner, thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London, cho biết.

Động vật giáp xác bao gồm tôm, nhuyễn thể, tôm hùm và cua, thuộc ngành động vật chân đốt. Nọc độc đặc biệt phổ biến ở ba trong số 4 nhóm thuộc ngành chân đốt ví dụ như côn trùng. Loài giáp xác mới được phát hiện là một trường hợp ngoại lệ.

© Copyright 2010 - 2024 – Công ty Cổ phần VCCorp

Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội. Email: btv@soha.vn Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015. Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân Điện thoại: 024 7309 5555

Liên hệ quảng cáo: Hotline: Email: giaitrixahoi@admicro.vn Hỗ trợ & CSKH: Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex, số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Tel: [84 24] 7307 7979 Fax: [84 24] 7307 7980 Chính sách bảo mật

Chat với tư vấn viên

Động vật giáp xác là con gì?

Giáp xác là một phân ngành lớn và đa dạng gồm hơn 44.000 loài như cua, tôm hùm, tôm càng, tôm, tôm nước ngọt, lân hà, Oniscidea, ốc mượn hồn và hà biển. Chúng thường sống dưới nước và hô hấp bằng mang. Đa số các loài giáp xác sống ở biển, bên cạnh đó cũng có nhiều loài sống ở nước ngọt.

Cua là loại động vật gì?

Động vật giáp xác bao gồm tôm, nhuyễn thể, tôm hùm và cua, thuộc ngành động vật chân đốt.

Cua lớp gì?

Phân thứ bộ Cua.

Cua là loại gì?

Cua là một loại hải sản cung cấp rất nhiều chất Canxi và chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải con cua nào thịt cũng ngon và nhiều như nhau.

Chủ Đề