Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong cà phê

Trong hoạt động tư vấn và chứng nhận VietGAP ở phạm vi trồng trọt [quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt],các tổ chức sản xuất muốn đạt được chứng nhận VietGAP phải thỏa mãn nhiều yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Trong đó yêu cầu quan trọng là sản phẩm trồng trọt phải đảm bảo mức giới hạn tối đa về thuốc bảo vệ thực vật theo Thông tư số 68/2010/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về "Danh mục chỉ tiêu, mức giới hạn cho phép về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với một số sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu, sản xuất lưu thông trong nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn" và Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ Y tế về "Quy định về giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm".

Ngày 30/12/2016 Bộ Y tế ban hành Thông tư số 50/2016/TT-BYT về Quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm". Thông tư này có hiệu lực ngày 01/7/2017 và thay thế Phần 8 về giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm tại Quyết định 46/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế.

Theo đó, Thông tư này quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm được sản xuất trong nước và xuất khẩu bao gồm: 2,4-D, 2-Phenylphenol, Abamectin, Acephate, Acetamiprid,...và áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Giới hạn tối đa dư lượng hoạt chất 2,4-D trong các loại quả mọng và quả nho khác, gạo đã xát vỏ là 0,1mg/kg; trong sữa nguyên liệu, quả dạng táo, lúa miến, đậu tương [khô] là 0,01 mg/kg; trong quả có múi thuộc họ cam quýt là 1 mg/kg; trong thịt gia cầm, nội tạng ăn được của gia cầm, ngô, các loại quả có hạt, mía và ngô ngọt [nguyên bắp] là 0,05 mg/kg.

Giới hạn tối đa dư lượng 2-Phenylphenol trong quả có múi thuộc họ cam quýt là 10 mg/kg; trong nước cam ép là 0,5 mg/kg và trong lê là 20 mg/kg;

Giới hạn tối đa dư lượng hoạt chất Tolfenpyrad trong trà xanh là 30 mg/kg,…

 Dư lượng tối đa Abamectin trong thịt gia súc, dưa chuột, thịt dê là 0,01 mg/kg, trong sữa gia súc là 0,005 mg/kg, dư lượng tối đa Abamectin trong cà chua, dâu tây, lê là 0,02 mg/kg.

Tồn dư tối đa Acephate trong trứng, thịt gia cầm là 0,01 mg/kg, trong thịt động vật có vú là 0,05 mg/kg, tồn dư tối đa Acephate trong gạo và cà chua là 1 mg/kg.

Cũng theo thông tư số 50/2016/TT-BYT, giới hạn tối đa dư lượng thuốc BVTV là hàm lượng tối đa tồn dư thuốc BVTV trong thực phẩm. Tồn dư thuốc BVTV là các chất tồn dư trong thực phẩm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Và việc tồn dư hóa chất này có thể vì các nguồn chưa biết, từ tự nhiên hay do việc dùng hóa chất của con người. Tồn dư thuốc BVTV còn bao gồm các dẫn xuất của thuốc BVTV.

Thông tư số 50/2016/TT-BYT cũng giải thích chỉ số lượng ăn vào hàng ngày chấp nhận được [ADI] là lượng ăn vào hằng ngày của một hóa chất trong suốt cuộc đời mà không gây hại tới sức khỏe con người [đơn vị tính: mg/kg thể trọng].

Giới hạn chỉ số ADI của hoạt chất Abamectin trong hạnh nhân, táo, mỡ gia súc, thận gia súc, gan gia súc, thịt gia súc, sữa gia súc, hạt cây bông, dưa chuột, thịt dê, sữa dê, nội tạng ăn được của dê, hoa bia khô, lá rau diếp cá, các loại dưa, ớt ta khô, khoai tây, bí mùa hè, các loại quả óc chó, quả có múi thuộc họ cam quýt, táo, lê, dâu tây, cà chua, ớt [gồm cả ớt ngọt Pimento] là 0 - 0,001 mg/kg.

Giới hạn chỉ số ADI hoạt chất 2-Phenylphenol trong nước ép cam, lê, quả múi thuộc họ cam quýt là 0,4 mg/kg,…

KS.Nguyễn Hữu Nhiều

Cập nhật: 24/12/2020 | 08:32

Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật [BVTV] hóa học độc hại trong sản xuất nông nghiệp sẽ để lại rất nhiều hệ lụy khôn lường, nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người.

Theo các chuyên gia, khi sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc hóa học sẽ tiềm ẩn nguy cơ về dư lượng chất bảo vệ thực vật; dư lượng kim loại nặng như asen, cadimi, đồng, chì; dư lượng nitrat; dư lượng kháng sinh, chất kích thích sinh trưởng…

Người dân Krông Nô phun thuốc BVTV cho lúa

Khi các chất này có dư lượng tồn dư trong thực phẩm vượt ngưỡng cho phép sẽ gây tác hại vô cùng lớn đối với sức khỏe con người lẫn nền kinh tế của đất nước.

Mặc dù nguy cơ tiềm ẩn mối đe dọa từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đang hiện hữu trước mắt, nhưng người nông dân vẫn vô tư sử dụng, doanh nghiệp vẫn tìm cách làm sao bán được nhiều hàng, không màng đến những tác hại của nó gây ra.

Đơn cử, năm 2019, Hệ thống Cảnh báo nhanh của EU đối với mặt hàng thức ăn nhanh và thực phẩm nguy cơ rủi ro cho sức khỏe cộng đồng [RASFF] đã “tuýt còi” đối với 17 lô nông, thủy sản của Việt Nam. Trong đó, có 9 lô hàng thủy sản, 8 lô hàng nông sản bị từ chối giám sát khi nhập vào EU.

Nguyên nhân là do những lô hàng này không đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm do chứa các chất vượt quá mức cho phép, hoặc bị cấm sử dụng trong thực phẩm.

Còn tại thị trường Nhật Bản, năm 2018, cũng có đến 48 vụ việc sản phẩm nông sản của Việt Nam sau khi kiểm dịch cũng bị phát hiện chứa tồn dư hoạt chất bị cấm, hoặc các thuốc bảo vệ thực vật có hàm lượng cao hơn cho phép.

Trước tình trạng đó, cơ quan chức năng của Nhật đã phát đi thông báo sẽ áp lệnh kiểm tra 100% sản phẩm của công ty vi phạm và tăng cường kiểm tra chung với các mặt hàng cùng loại của Việt Nam. Hay như sản phẩm hồ tiêu, khi xuất sang thị trường các nước đều bị đưa vào “tầm ngắm”.

Khoảng 5 năm trở lại đây, có hàng chục lô hàng hồ tiêu của Việt Nam bị EU phát hiện chứa dư lượng của 9 loại thuốc BVTV vượt mức quy định. Theo một lãnh đạo thanh tra, Sở Nông nghiệp – PTNT tỉnh Đắk Nông, mặc dù các cấp ngành chuyên môn đã nỗ lực thanh kiểm ra, áp dụng các chế tài cứng rắn trong xử lý, xử phạt nhưng vẫn khó có thể kiểm soát hết được thị trường thuốc BVTV trên địa bàn.

Nhiều đại lý, cửa hàng thuốc BVTV đã lén lút bán các loại thuốc bị cấm sử dụng, thuốc không rõ nguồn gốc, khi có người đến mua mới mang ra trao tận tay. Khó khăn hơn là hiện nay, có nhiều loại thuốc BVTV cực độc, không rõ nguồn gốc được bán qua mạng xã hội như Zalo, Facebook…

Hàng được chia nhỏ, phân tán đi khắp các vùng miền, đến tận địa bàn nông thôn vùng sâu, vùng xa nên khó phát hiện, ngăn chặn, xử lý. Mặt khác, phần lớn nông dân trồng tiêu, cà phê thiếu kiến thức về sử dụng thuốc BVTV, nên tự học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để chăm sóc, phòng bệnh cây trồng.

Do đó, nhiều loại thuốc diệt nấm, diệt côn trùng… không bảo đảm chất lượng được bà con lạm dụng quá mức. Với cách làm manh mún, tự phát như trên đã khiến cho nông sản Việt Nam trả giá đắt khi hội nhập thị trường thế giới.

Việc nông sản Việt Nam đang gặp khó khăn vì vượt mức dư lượng đối với hàng xuất khẩu, một số doanh nghiệp bị các thị trường châu Á, châu Mỹ, EU…chú ý, gắt gao kiểm tra, gây khó khăn trong việc cấp phép khi nhập vào nước họ. Nông sản Việt Nam xuất khẩu rồi bị trả lại đã diễn ra nhiều lần không những gây thiệt hại cho doanh nghiệp, mà còn ảnh hưởng đến uy tín chung của nông sản Việt.

Một khi có vụ việc các sản phẩm nông sản bị thị trường các nước trả về do chứa dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng quy định, mọi phản ứng bắt lỗi đều đổ dồn vào người nông dân. Thế nhưng, mấy ai bình tĩnh xem lại cung cách làm ăn của các doanh nghiệp buôn bán thuốc BVTV, các cơ quan, đơn vị chuyên môn hoạt động như thế nào...

Điều đáng nói là, có không ít cơ quan đoàn thể, trung tâm, viện đã trở thành bức “bình phong” tự nguyện cho các doanh nghiệp lấy danh nghĩa của đơn vị mình để kinh doanh, mở rộng thị trường. Nhiều cuộc hội thảo, hội nghị được các doanh nghiệp phân bón, thuốc BVTV tài trợ tổ chức đến tận vùng sâu, vùng xa, nơi người dân đói thông tin.

Do đó, doanh nghiệp hội thảo thì ít mà tiếp thị, bán sản phẩm thì nhiều. Trong đó, nhiều cuộc hội thảo đã “lập lờ đánh lận con đen”, đưa lẫn cả loại thuốc BVTV đã bị cấm hoặc bắt buộc ngừng sản xuất, nhập khẩu để hướng dẫn người dân sử dụng. Thực trạng này biết đến bao giờ nông sản Việt mới lấy được niềm tin với thị trường quốc tế?

Bài, ảnh: Kim Ngân

  • Đồng hành cùng nhà nông
  • Thông tin nhà nông

Người tiêu thụ ở các thị trường cà phê ngày càng quan tâm đến các điều kiện sản xuất và chế biến để họ có thể tin tưởng rằng bất kỳ sản phẩm cà phê nào họ tiêu dùng đều không có nguy cơ gây hại sức khỏe, kể cả các nguy cơ tiềm ẩn. Liên quan đến an toàn sức khỏe cho người uống, người ta quan tâm nhiều đến tồn dư hóa chất và các loại độc tố nấm mốc có trong cà phê nhân. Năm 1990, Cơ quan quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ [FDA] đã phối hợp với Hiệp hội cà phê Quốc gia Hoa kỳ thiết lập các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm cho cà phê. Để đạt tiêu chuẩn này, cà phê phải đáp ứng được ba tiêu chí sau đây: [1] Không có tồn dư các loại thuốc trừ sâu không được phép sử dụng. [2] Không có hoặc có hạn chế dấu hiệu bị côn trùng hại trên đồng ruộng. [3] Không có tất cả các loại hóa chất và nguồn lây nhiễm, bao gồm cả nấm mốc và côn trùng sống. Khi không đạt được ba tiêu chí cơ bản trên, cà phê sẽ được câu lưu chờ xem xét, và tình trạng này sẽ làm mất lòng tin của người tiêu dùng vào các sản phẩm bị câu lưu. Có 16 loại hóa chất được phép trong cà phê nhân sống nhưng với dư lượng cực kỳ thấp, không được vượt quá giới hạn cho phép [bảng 1]. Các loại hóa chất khác [ngoài danh mục trên] không được phép có dư lượng trong cà phê nhân nhập vào Mỹ, mặc dù chúng có thể được phép sử dụng ở nước trồng cà phê. Cà phê nếu chế biến và bảo quản không đúng cách thì rất dễ phát sinh nấm mốc. Nấm mốc không chỉ làm giảm mùi vị cà phê mà còn có thể sinh ra các loại độc tố gây hại cho người uống. Liên quan đến độc tố nấm mốc, Chương trình nâng cao Chất lượng Cà phê [CQIP] của ICO đã ra Nghị quyết số 407 [hiệu lực thi hành từ 01/10/2002], trong đó các tiêu chuẩn tối thiểu cho cà phê xuất khẩu đã được thiết lập dựa trên độ ẩm hạt và số lỗi. Một trong những lý do là nhằm đảm bảo cho các loại cà phê không chứa độc tố nấm mốc mà thường có trên các loại cà phê có ẩm độ cao. Sau đó Hội đồng cà phê Quốc tế đã ra Nghị quyết số 420 thay thế cho Nghị quyết cho 407 và có hiệu lực thi hành từ 01/06/2004. Nghị quyết số 420 vẫn duy trì mục tiêu của Nghị quyết số 407 nhưng biện pháp và cách thức thực hiện linh động hơn, vì vậy được nhiều quốc gia thành viên ICO chấp nhận hơn. Tới tháng 9 năm 2004 đã có trên 50% khối lượng cà phê xuất khẩu trên thế giới [trong đó có cà phê của Brazil và Colombia] thực hiện các tiêu chuẩn theo Nghị quyết 420. Bảng 1: Giới hạn dư lượng các hóa chất trong cà phê nhân nhập khẩu vào Mỹ

Trong số các loại độc tố nấm mốc, Ochratoxin A [OTA] gần đây được quan tâm nhiều hơn do bị nghi ngờ là tác nhân gây ung thư. OTA phần lớn do hai loài nấm Aspegillus ochraceus và Penicillinum verrucosum sinh ra. Hai loài này phát triển trên nhiều loại thực phẩm có độ ẩm cao, trong đó có cà phê. Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác về Khoa học [SCOOP] tháng Giêng năm 2002, trong số các thực phẩm chứa OTA, các loại ngũ cốc chịu trách nhiệm phần lớn [44-50%], kế đến là các loại rượu vang [10%], cà phê [8-9%] và bia [6-7%]. Ngoài ra, các sản phẩm từ ca cao và nho khô cũng là những thực phẩm thường chứa OTA. Đã có nhiều công trình khoa học chỉ rõ OTA là tác nhân gây ung thư thận cho lợn, chó, cừu và một số loài gặm nhấm như thỏ và chuột. Ủy ban Khoa học về Thực phẩm [SCF] của Liên minh Châu Âu [EU] ngày 17 tháng 9 năm 1999 đã kết luận OTA là một loại độc tố nấm mốc có đặc tính gây ung thư, gây độc cho thận và gây độc cho hệ thần kinh. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế [IARC] từ năm 1999 đã xếp OTA vào danh mục các chất có thể gây ung thư cho người. Năm 2002, EU đã có quy định tại Văn bản PSCB No.36/02 về ngưỡng OTA trong cà phê nhân rang và cà phê bột là 5 phần tỷ [ppb], trong cà phê hòa tan là 10 ppb và chưa có quy định về OTA trong cà phê nhân sống. Năm 2005, nhiều nước châu Âu đã có tiêu chuẩn quốc gia riêng về giới hạn OTA trên cả cà phê nhân sống, cà phê nhân rang và cà phê hòa tan [bảng 2]. Theo kế hoạch, những tiêu chuẩn này bắt đầu có hiệu lực mang tính pháp lý vào năm 2006 và EU đã khuyến cáo các nước sản xuất và tiêu thụ cần tăng cường các biện pháp về giảm OTA trên cà phê nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Khi các tiêu chuẩn trên có hiệu lực thi hành, các lô hàng cà phê có hàm lượng OTA vượt những ngưỡng quy định chúng sẽ bị từ chối nhập vào EU. Số lượng cà phê không nhập vào EU sẽ được trả về cho các nước sản xuất, vì vậy sẽ phát sinh chi phí vận chuyển cà phê ngược đường mà các công ty bán hàng ở các nước sản xuất sẽ phải chịu. Cà phê bị trả lại có thể được tiêu thụ tại các nước sản xuất và nguy cơ mất an toàn thực phẩm tại các nước này sẽ tăng lên. Bảng 2: Giới hạn về hàm lượng [phần tỷ – ppb] của OTA trên các loại cà phê.
Mặc dù hiện nay nhiều người đang nghi ngờ về tính khả dụng của các tiêu chuẩn trên do những quy định về thủ tục lấy mẫu phân tích khá phức tạp và chi phí phân tích OTA trong cà phê khá cao [khoảng 100 euro/mẫu]; nhưng một khi sức khỏe của người tiêu dùng được đặt lên hàng đầu thì những phiền phức trên không còn là vấn đề lớn. Theo Thông tin khoa học kỹ thuật và nông lâm nghiệp [Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên]

Trở về

Gởi bạn bè
Bản in

Kali Belarus [hồng/đỏ] [bột]18.000
Kali Canada [hồng/đỏ] [bột]18.000
DAP Hàn Quốc đen 64%27.000
DAP Đình Vũ xanh 61%22.350
Ure Indo hạt đục17.400
Ure Ninh Bình17.600
Ure Phú Mỹ17.200
Ure Cà Mau17.800
Kali Canada [hồng/đỏ] [bột]18.000

[Xem tiếp]

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi


Video liên quan

Chủ Đề