Em có nhận xét gì về cách sử dụng hình ảnh và từ ngữ trong đoạn văn Cô tô

Em có nhận xét gì về cách sử dụng hình ảnh và từ ngữ trong đoạn văn và tác dụng của cách diễn đạt trong bài văn Cô Tô

=> Những từ ngữ, hình ảnh gợi tả cho thấy màu sắc trong sáng, khung cảnh bao la, vẻ đẹp tươi ngời của đảo Cô Tô để lúc bước vào tác phẩm, ta bắt gặp sự sống trong dạng thể vừa rất quen vừa mới sinh nở, rất lạ.

Câu hỏi hot cùng chủ đề

  • Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất [...] Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

    [Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang]

    1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? [0,5 điểm]

    2. Xác định và chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản? [1 điểm]

    3. Mưa mùa xuân đã đem đến cho muôn loài điều gì? [1 điểm]

    4. Dựa vào nội dung câu in đậm trên, là một người con em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô như thế nào khi đang ngồi trên ghế nhà trường? [1,5 điểm]

    II. LÀM VĂN [6 điểm]

    Giờ ra chơi luôn đầy ắp tiếng cười, tiếng nói, hãy viết bài văn tả quang cảnh ra chơi sân trường em.

     Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020 - 2021

    I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN [4 điểm]

1. Phương thức biểu đạt chính là miêu tả [ 0,5 điểm]

2. Xác định một biện pháp tu từ:

Học sinh xác định và chỉ ra một trong những biên pháp tu từ sau: [1 điểm]

- Nhân hóa:

-> Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất.

-> Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành.

-> Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ.

- So sánh -> Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót.

- Ẩn dụ -> Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

3. Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài:

Có thể trả lời 1 trong 2 ý sau:

Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài sự sống và sức sống mãnh liệt. [1 điểm]Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. [0,5 điểm]Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. [0,5 điểm]

4. Em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô khi đang ngồi trên ghế nhà trường:

Chăn chỉ học tập, đạt thành tích cao trong học tập. [0,75 điểm]Yêu thương, kính trọng, ngoan ngoãn, lễ phép. [0,75 điểm]

II. LÀM VĂN [6 điểm]

*Yêu cầu hình thức:

Trình bày đúng hình thức một bài văn, viết đúng thể loại văn miêu tả.Kết cấu chặc chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.

* Yêu cầu nội dung:

Mở bài:

Giới thiệu quang cảnh giờ ra chơi bổ ích, thú vị. [0,5điểm]
Thân bài: [5 điểm]

* Tả khái quát quang cảnh trước giờ ra chơi

 Sân trường vắng vẻ, có thầy giám thị đi lại, cô lao công quét dọn.Không gian chim chóc, nắng vàng…Tiếng chuông reo vang lên báo hiệu giờ ra chơiThầy cô kết thúc tiết học các bạn ùa ra sân chơi.

* Trong giờ ra chơi:

Học sinh ùa ra sân, thầy cô vào phòng giáo viên nghi ngơi.Sân trường rộn rã tiếng cười, mỗi nhóm học sinh chơi những trò chơi khác nhau: bóng rổ, cầu lông, đá bóng…Ghế đá có vài bạn ngồi trao đổi bài, nói chuyện cười rúc rích…Những chú chim trên cành hót ríu rít….Những con gió….Khôn mặt các bạn đã lấm tấm mồ hôi…

* Sau giờ ra chơi:

Tiếng chuông reo kết thúc giời ra chơiCác bạn học sinh nhanh chân vào lớp học.Sân trường vắng vẻ trở lại…

Kết bài: [0,5điểm]

Suy nghĩ của em về giờ ra chơi.
*Lưu ý: Tùy vào cách diễn đạt của HS để cho điểm phù hợp.

  • Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

    Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

    • Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 6
    • Đề Kiểm Tra Ngữ Văn Lớp 6
    • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1
    • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 2
    • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
    • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
    • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 6
    • Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
    • Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2

    Câu 1 [trang 78 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2]: Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?

    Trả lời:

    Bài văn chia làm 3 đoạn

    – Đoạn 1: Từ đầu đến “theo mùa sóng ở đây”

    Nội dung chính: Cái nhìn toàn cảnh về Cô Tô sau trận bão.

    – Đoạn 2: tiếp theo đến “là là nhịp cánh”

    Nội dung chính: Cảnh mặt trời mọc trên biển ở đảo Cô Tô.

    – Đoạn 3: Đoạn còn lại

    Nội dung chính: Cảnh sinh hoạt của nhân dân lao động ở đảo Cô Tô.

    Câu 2 [trang 78 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2]: Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua đã được miêu tả như thế nào? Em hãy tìm và nhận xét những từ ngữ, hình ảnh diễn tả vẻ đẹp ấy trong đoạn đầu của bài.

    Trả lời:

    Tên nhóm Các tính từ Giá trị miêu tả
    Tính từ chỉ màu sắc xanh mượt, lam biếc, vàng giòn Miêu tả rõ sắc thái của màu sắc, khiến khung cảnh như một bức tranh rực rỡ
    Tính từ chỉ ánh sáng sáng sủa, trong sáng gợi ra sự trong trẻo của không gian
    Tính từ chỉ mức độ đậm đà nhấn mạnh tính chất của sự vật

    – Những tính từ mà tác giả sử dụng mang tính biểu cảm cao và sắc thái rõ nét. Chúng đã giúp vẽ nên một bức tranh Cô Tô vô cùng sống động, rực rỡ, tinh khôi.

    Câu 3 [trang 79 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2]: Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp. Em hãy tìm những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc, những hình ảnh mà tác giả đã dùng để vẽ nên cảnh đẹp rực rỡ ấy. Nhận xét về những hình ảnh so sánh mà tác giả dùng ở đây.

    Trả lời:

    – Những kết cấu so sánh tiêu biểu trong đoạn văn:

    + Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.

    + Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.

    + Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ…

    – Cách so sánh của tác giả trong đoạn văn thể hiện tài năng của tác giả về:

    + Sự liên tưởng, trí tưởng tượng phong phú

    + Khả năng miêu tả sống động, gợi cảm

    + Khả năng sử dụng ngôn ngữ bậc thầy

    Câu 4 [trang 79 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2]: Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo đã được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào trong đoạn cuối bài văn? Em có cảm nghĩ gì về cảnh ấy?

    Trả lời:

    Chi tiết, hình ảnh trong đoạn văn Cảm nghĩ về cách miêu tả

    Cảnh sinh hoạt quanh giếng nước:

    vui như một cái bến, đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền, không biết bao nhiêu là người đến

    – Cách miêu tả có sử dụng so sánh không ngang bằng, cách sử dụng từ ngữ mới mẻ, tạo cảm giác lạ lẫm, thu hút người đọc

    Cảnh chuẩn bị cho thuyền ra khơi:

    bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp đổ nước ngọt vào, mười tám thuyền lớn nhỏ, anh quẩy mười lăm gánh nước cho thuyền anh

    Cách miêu tả thể hiện được sự tấp nập của khung cảnh chuẩn bị, đồng thời khẳng định cuộc sống lao động tươi đẹp của dân chài làng biển

    Câu 5 [trang 80 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2]: Hãy viết cảm tưởng của em sau khi đọc bài văn

    Trả lời:

    – Sau khi đọc bài văn, Cô Tô hiện lên với một vẻ đẹp say đắm lòng người. Vẻ đẹp của Cô Tô là một hòn ngọc quý. Cuộc sống lao động của người dân nơi đây cũng đang yêu, đáng mến. Họ chăm chỉ, thân thiện, khỏe khoắn. Cách sử dụng từ ngữ mới mẻ, độc đáo, gợi cảm của tác giả để lại trong người đọc nhiều cảm xúc lạ lẫm, nhiều ấn tượng thú vị. Thông qua bài văn, ta thấy được tình cảm yêu mến của tác giả đối với Cô Tô, ta cũng thấy yêu mến hòn đảo này hơn.

    Câu 6 [trang 80 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2]: Hãy nhận xét về độ dài của câu, vị trí của tính từ trong quan hệ với danh từ, vế so sánh trong bài văn.

    Trả lời:

    – Câu văn của Nguyễn Tuân thường dài, phức tạp, ít có câu ngắn, thường là câu ghép.

    – Trong bài văn, tác giả sử dụng nhiều vế so sánh đi liền với các tính từ. Vế so sánh dài, gồm nhiều phần.

    Video liên quan

    Chủ Đề