Epc là viết tắt của từ gì

Tổng thầu EPC là đơn vị chịu trách nhiệm từ hạng mục thiết kế kỹ thuật đến thi công xây dựng, cung cấp vật tư, thiết bị công nghệ cho công trình nhà máy, đảm bảo chạy thử nghiệm và bàn giao công trình hoàn thiện cho chủ đầu tư.

  • Định nghĩa tổng thầu EPC
  • Yêu cầu về tổng thầu EPC
  • Hợp đồng tổng thầu EPC là gì? Những trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu EPC

Tổng thầu EPC [tổng thầu xây lắp] là viết tắt của từ Engineering, Procurement and Construction, nghĩa là tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình. Đây là đơn vị chịu trách nhiệm từ hạng mục thiết kế kỹ thuật đến thi công xây dựng, cung cấp vật tư, thiết bị công nghệ cho công trình nhà máy, đảm bảo chạy thử nghiệm và bàn giao công trình hoàn thiện cho chủ đầu tư.

Rất dễ nhầm lẫn hai loại hợp đồng Tổng thầu EPC [tổng thầu xây lắp] và Tổng thầu Design – Build [Tổng thầu thiết kế – thi công], bởi cả hai tổng thầu đều yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, chịu trách nhiệm quá trình thiết kế và thi công chất lượng. Điểm khác biệt lớn nhất là bên cạnh việc thiết kế – thi công nhà máy, hợp đồng EPC quy định tổng thầu tham gia cả giai đoạn cung cấp, lắp đặt dây chuyền máy móc, đảm bảo hoạt động sản xuất cho nhà xưởng.

Yêu cầu về tổng thầu EPC

Thông tư 30/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định về tổng thầu EPC rất cụ thể và chi tiết. Theo đó, tổng thầu EPC phải có đủ năng lực hoạt động đối với toàn bộ phạm vi công việc của hợp đồng EPC, gồm năng lực về thiết kế, cung cấp thiết bị, cung cấp dịch vụ đào tạo, vận hành, chuyển giao công nghệ, thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, bên nhận thầu không được giao thầu phụ quá 60% khối lượng công việc thuộc phạm vi hợp đồng EPC.

Bên cạnh những yêu cầu về chuyên môn thiết kế – thi công đạt chất lượng, tổng thầu EPC phải là đơn vị am hiểu nhất công nghệ và dây chuyền sản xuất của nhà máy, sau khi lắp đặt phải đảm bảo chuyển giao công nghệ cho phía chủ đầu tư, đảm bảo dịch vụ bảo hành – bảo trì các loại máy móc mà mình cung cấp.

Hợp đồng tổng thầu EPC là gì? Những trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu EPC

Những dự án nhà máy sản xuất lắp ráp lớn, có quy mô hàng trăm nghìn lao động với rất nhiều dây chuyền máy móc, thì việc tìm kiếm công ty EPC uy tín để thi công sẽ là sự lựa chọn phù hợp cho nhà đầu tư. Với hợp đồng tổng thầu EPC, chủ đầu tư chỉ cần quản lý một đầu mối chịu trách nhiệm chính, tận dụng trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý của nhà thầu để tiết kiệm nhiều chi phí và nhân lực quản lý hơn.

Tuy nhiên giá trị hợp đồng EPC thường rất lớn, nhiều hạng mục công việc mà chủ đầu tư khó kiểm soát chi tiết. Ngoài ra, mỗi nhà máy sử dụng hệ thống máy móc, dây chuyền kỹ thuật riêng. Sẽ có những rủi ro nhất định khi tổng thầu EPC được giao gần như toàn quyền từ thi công đến lắp đặt thiết bị công nghệ. Do vậy, hợp đồng tổng thầu EPC chỉ nên được áp dụng khi nhà đầu tư có quy định cụ thể về phạm vi hợp đồng. Thông tư 30/2016/TT-BXD quy định về tổng thầu EPC cũng hướng dẫn chi tiết các nội dung cần thỏa thuận, như yêu cầu về quản lý chất lượng công trình xây dựng, thử nghiệm, vận hành chạy thử, bảo hành và bảo trì công trình,…

Nhà đầu tư nên lựa chọn công ty EPC có kinh nghiệm thi công, am hiểu chuyên môn và hệ thống máy móc của nhà máy, để đảm bảo an toàn cũng như chất lượng sản xuất sau này.

Tuy là một tổng thầu Design – Build nhưng DELCO không ngừng nghiên cứu các công nghệ, dây chuyền sản xuất nhà máy, quy trình vận hành của nhà máy thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau… để chủ động hỗ trợ chủ đầu tư tối ưu quá trình thi công hạ tầng, tính toán phương án hệ thống cơ điện [MEP], để đảm bảo lắp đặt dây chuyền hiệu quả nhất, đảm bảo hoạt động sản xuất an toàn của nhà máy.

DELCO là Tổng thầu thiết kế – thi công xây dựng nhà máy và hệ thống cơ điện [MEP] cho nhiều dự án lớn, có nhiều hệ thống dây chuyền sản xuất phức tạp như: nhà máy Power Plus Technology Việt Nam, nhà máy NITTOKU Việt Nam, nhà máy Curious Seiki Việt Nam, nhà máy DORCO VINA Hà Nam.

Nhà máy NITTOKU Việt Nam có dây chuyền sản xuất giấy dài hơn 100m, với yêu cầu khắt khe về hệ thống móng máy để đảm bảo quy chuẩn sản xuất của Chủ đầu tư Nhật Bản. Đội ngũ kỹ sư DELCO đã phối hợp chặt chẽ với các kĩ sư Nhật Bản để hỗ trợ thi công lắp đặt các hệ thống máy móc phức tạp này.

Chủ Đề