F0 05 1 12 eview bằng bao nhiêu

Trong nghiên cứu kinh tế lượng, để phân tích định lượng chắc chắn phải cần đến sự hỗ trợ của các phần mềm phân tích định lượng, xử lý số liệu. Một trong những phần mềm phổ biến và được sử dụng nhiều nhất từ các bạn sinh viên đó là phần mềm Eview. Vậy cách chạy Eview như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây!

Mục lục ẩn

1. Nhập dữ liệu

1.1. Nhập trực tiếp vào Eview

1.2. Nhập từ Excel và Word có sẵn

2. Vẽ đồ thị

2.1. Vẽ biểu đồ phân tán số liệu

2.2. Vẽ đường hồi quy tuyến tính

3. Cách chạy kiểm định phương sai bằng Eview

4. Lưu kết quả trong Eviews

4.1. Lưu file dữ liệu

4.2. Lưu các bảng kết quả

1. Nhập dữ liệu

 1.1. Nhập trực tiếp vào Eview

Ví dụ: Khảo sát mối quan hệ giữa tiêu dùng và thu nhập của 30 hộ gia đình trong 1 tháng

Bước 1: Vì là dữ liệu chéo nên ta chọn Workfile structure typeUnstructured/Undated và nhập số quan sát Observatios là 30. Sau đó nhấn OK

Sau khi nhấn OK cửa sổ hiện lên như sau

Workfile này gồm 2 đối tượng có sẵn

  • Residuals [resid]: Biến này chứa phần dư khi chúng ta thực hiện hồi quy
  • C: Biến này chứa các hệ số hồi quy

Bước 2: Trên thanh công cụ, chọn Quick –> Empty Group [Edit Series]. Một hộp thoại sẽ hiện lên như sau

Bước 3: Kéo thanh trượt ngang sang ngoài cùng bên trái và kéo thanh trượt dọc lên trên cùng. Sau đó nhập tên biến như hình bên dưới

Sau khi nhập tên biến và bấm Enter, một cửa sổ sẽ hiện ra để yêu cầu về định dạng dữ liệu của biến

  • Numeric series: Dạng số
  • Numeric series containing dates: Dạng số có kèm theo ngày
  • Alpha series: dạng chuỗi

Bước 4: Sau khi tạo một biến THUNHAP, ta tạo thêm biến TIEUDUNG và nhập dữ liệu cho 2 biến này bằng bàn phím.

Khi ta tạo biến trong cửa sổ Group thì trong cửa sổ Workfile cũng xuất hiện đồng thời các biến ta vừa tạo.

Ngoài ra ta cũng có thể Copy và Paste dữ liệu từ một file excel hay một file dữ liệu khác thay vì nhập liệu bằng tay.

1.2. Nhập từ Excel và Word có sẵn

Ví dụ: Nhập dữ liệu từ một file Excel có dạng như sau:

File này gồm 55 biến và mỗi biến có 100 quan sát. 

  • Tên biến nằm ở dòng 1 của mỗi cột
  • Dữ liệu bắt đầu từ ô A2.

Lưu ý: Eviews chỉ đọc được dữ liệu từ một file Excel đóng.

Bước 1: Vì là dữ liệu chéo nên ta chọn Workfile structure typeUnstructured/Undated và nhập số quan sát Observatios là 100. Sau đó nhấn OK

Sau khi nhấn OK cửa sổ hiện lên như sau

Workfile này gồm 2 đối tượng có sẵn

  • Residuals [resid]: Biến này chứa phần dư khi chúng ta thực hiện hồi quy
  • C: Biến này chứa các hệ số hồi quy

Bước 2: Trên thanh công cụ, chọn Procs > Import > Import from file

Bước 3: Dẫn đến nơi chứa file Excel và bấm Open, sau đó một hộp thoại hiện lên như sau

Bước 4: Nhấn Next

Ở ô Header lines ta chọn 1, tức là tên biến sẽ chỉ lấy dòng thứ nhất trong file Excel, nếu chọn là 2 thì tên biến lúc này sẽ lấy 2 dòng đầu tiên trong file Excel để đặt tên cho biến ví dụ trong trường hợp này nếu chọn 2 thì tên biến sẽ là T1 7.2 , L1 7.3 , ….

Vì dữ liệu của chúng ta dạng số nên trong ô Data type ta chọn là Number 

Nhập mô tả cho biến ở ô Description

Bước 5: Sau khi nhấn Next để hoàn thành Bước 4, ta được cửa sổ như sau

Nếu muốn lấy toàn bộ dữ liệu trong file Excel ta sẽ nhập vào ô Sample within destination workfile to place data là @all. Còn nếu muốn lấy mẫu từ ô dữ liệu từ 20 đến 30, ta nhập vào ô đó 20 30. Cuối cùng bấm Finish.

2. Vẽ đồ thị

2.1. Vẽ biểu đồ phân tán số liệu

Mục đích của việc vẽ đồ thị này cho phép ta đánh giá sơ bộ về mối quan hệ cũng như hình dung được dạng hàm [mô hình] giữa hai biến với nhau. Để vẽ đồ thị phân tán của hai biến, chẳng hạn như trong ví dụ 3 ta vẽ đồ thị phân tán của Y và X.

Từ cửa sổ Eviews chọn QuickGraph

Một cửa sổ Series List xuất hiện. Ta gõ tên biến độc lập [X] và biến phụ thuộc [Y] giữa hai biến này là khoảng trắng. Khi đó màn hình sẽ như sau [không cần viết hoa]

Nhấp OK, ta được màn hình sau:

Ta chọn Scatter rồi nhấn Ok, ta được đồ thị phân tán dữ liệu như sau:

Làm tương tự như các bước trên ta có thể vẽ các loại đồ thị khác.

2.2. Vẽ đường hồi quy tuyến tính 

Bước 1: Trên thanh công cụ, chọn Quick > Graph và nhập tên hai biến muốn vẽ đồ thị vào. Sau đó nhấn OK

Bước 2: Sau khi nhấn OK, cửa sổ Graph Options hiện lên. Chọn tính năng Graph Type trong phần Option Pages, và chọn kiểu đồ thị muốn vẽ trong phần SpecificScatter.

Để vẽ thêm đường hồi qui tuyến tính lên đồ thị, ở ô Fit line ta chọn Regression line. Kết quả như sau:

Bạn đang gặp khó khăn trong việc chạy mô hình spss? Hãy liên hệ với Best4team, trung tâm chúng tôi nhận chạy mô hình SPSS giá rẻ, nhanh chóng nhất, đạt kết quả cao.

3. Cách chạy kiểm định phương sai bằng Eview

Bước 1: Xác định phương sai phần dư phụ thuộc vào biến độc lập nào [đã thực hiện và kiểm định ở phần trên]

Bước 2: Định lại mẫu với biến giavang để loại các giá trị bằng 0 bằng cách: trên cửa sổ Workfile nhập chọn nút Sample. Sau khi cửa sổ Sample hiện lên, ta nhập vào ô IF condition: giavang 0 rồi nhấn OK

Cửa sổ Workfile sẽ như sau

Bước 3: Trên thanh công cụ, chọn Quick > Estimate Equation 

Khi cửa sổ Equation Estimation hiện lên ta gõ vào hàm hồi quy

Bước 4: Vẫn trong cửa sổ Equation, ta bấm qua thẻ Option và tinh chỉnh thông số như hình bên dưới. Bấm OK để nhận kết quả

Kết quả như sau:

Bước 5: Thực hiện kiểm định White để kiểm tra lại mô hình còn xảy ra hiện tượng  phương sai sai số thay đổi nữa không.

Ta thấy trong kiểm định F:  nên trong mô hình mới đã không còn hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

4. Lưu kết quả trong Eviews

4.1. Lưu file dữ liệu

Bước 1: Trên thanh công cụ, chọn File/Save As… hoặc File/Save

Bước 2: Chọn thư mục chứa workfile tại Save in

Bước 3: Đặt tên cho workfile tại File name

Bước 4: Chọn kiểu cho workfile tại Save as type

Bước 5: Nhấp nút Save để lưu workfile

4.2. Lưu các bảng kết quả 

Trên các cửa sổ như Equation, Graph, Group, …Đều có thanh công cụ chứa hai nút là : Name và Freeze dùng để lưu trữ các đối tượng hoặc các kết quả được tạo ra trong quá trình thao tác. Đối với chức năng Name cho phép ta lưu trữ các kết quả mà ta có thể dùng tiếp cho các thao tác sau. Mặt khác chức năng Freeze chỉ lưu các kết quả dưới dạng một Table [Kết quả đó được đóng băng].  

Chẳng hạn với số liệu trong ví dụ 3 sau khi tìm được mô hình hồi quy xong và ta thực hiện lưu trữ như sau: Từ cửa sổ Equation. Nếu ta chọn chức năng Name

Chọn OK ta được kết quả là: file tên mohinh

Từ cửa sổ Equation. Nếu ta chọn chức năng Freeze thì ta thấy một table mới xuất hiện như sau:

Chọn OK ta được kết quả có biểu tượng là: file tên mohinh1

Như vậy bài viết trên đã hướng dẫn cách chạy eview đầy đủ nhất hiện nay rồi. Chắc hẳn các bạn đã có đủ kiến thức về xử lý số liệu kinh tế định lượng bằng phần mềm eview rồi. Hy vọng các bạn thành công khi áp dụng.

Xem thêm:

  • Hướng Dẫn Cách Chạy Mô Hình ARIMA Trên Eviews Mới Nhất
  • Hướng Dẫn Cách Chạy Stata Toàn Tập Cho Người Mới Bắt Đầu
  • Hướng Dẫn Cách Xử Lý Số Liệu SPSS Toàn Tập

0/5 [0 Reviews]

Nguyễn Phương Nam

Tôi là Nguyễn Phương Nam chức vụ phó phòng nội dung tại Best4Team. Công việc của tôi là nghiên cứu, sản xuất nội dung thông tin cho website Best4Team.com ở lĩnh vực tài liệu và chạy mô hình kinh tế lượng bằng các phần mềm Eview, Stata, Spss,...

Chủ Đề