Gerd a là gì

Gerd hay trào ngược dạ dày, là một tình trạng khá phổ biến, có thể kéo dài thành mạn tính. Vậy bệnh lý này có nguy hiểm hay không, làm sao để phòng và điều trị hiệu quả. Nếu cũng đang quan tâm về vấn đề này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của MEDLATEC.

1. Tìm hiểu về bệnh Gerd

Gerd hay còn gọi với các tên khác như trào ngược dạ dày thực quản, trào ngược axit dạ dày. Đây là tình trạng dịch dạ dày bị trào ngược vào trong thực quản, có thể xảy ra từng lúc hoặc thường xuyên. Khi bị trào ngược sẽ khiến lớp niêm mạc thực quản bị kích thích. Hầu hết mọi người, từ trẻ tới già, phụ nữ mang thai đều đã từng ít nhất 1 lần gặp các triệu chứng của trào ngược dạ dày như khó tiêu, ợ nóng.

Trào ngược axit dạ dày đôi khi có thể chỉ là hiện tượng sinh lý của cơ thể, không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và phát triển thể chất. Tuy nhiên phần lớn nhiều người bị trào ngược dạ dày đều là bệnh lý, có thể khiến cơ thể sút cân, viêm thực quản và thậm chí tử vong.

Gerd có thể xuất hiện ở bất cứ ai, đặc biệt là những người có chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh, thiếu khoa học. Bên cạnh đó nhóm người đang mang thai, béo phì, ăn đồ cay nóng, thức ăn khó tiêu, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia,… cũng có nguy cơ cao mắc bệnh lý này.

Gerd là tình trạng dịch dạ dày bị trào ngược vào trong thực quản

2. Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày

Nguyên nhân gây bệnh Gerd đến từ dạ dày, thực quản và một số cơ quan khác trong cơ thể. Cụ thể:

Do thực quản

  • Suy cơ thắt thực quản: Cơ thắt thực quản là cơ thấp nhất của dạ dày nối với thực quản. Khi cơ thể bình thường cơ thắt thực quản chỉ mở ra khi nuốt và đóng lại sau đó ngăn không cho trào ngược dạ dày. Nhưng khi trương lực cơ bị giảm sẽ khiến trào ngược dạ dày. Khi đó nhu động sẽ đẩy đẩy dịch trào ngược trở xuống dạ dày, gây suy cơ thắt thực quản và dẫn đến bệnh Gerd.

  • Thoát vị hoành: Cơ hoành giúp phân chia khoang bụng và khoang ngực. Dạ dày thực quản sẽ không bị trào ngược khi cơ hoành co lại. Tuy nhiên khi một phần dạ dày chi lên cơ hoành sẽ dễ xảy ra trào ngược dạ dày.

Do dạ dày

  • Dạ dày bị ứ đọng thức ăn: Áp lực trong dạ dày tăng lên khi người bệnh bị ung thư dạ dày, hẹp vị môn, viêm dạ dày.

  • Áp lực ổ bụng tăng đột ngột: Một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày đó là khi cơ thể ho, hắt hơi hoặc gắng sức.

Do nguyên nhân khác

  • Khi bị stress sẽ làm rối loạn nhu động thực quản, khiến thực quản trở nên nhạy cảm hơn, giãn nở cơ thường xuyên và kéo dài làm dịch vị trào ngược lên thực quản.

  • Thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn quá no vào buổi đêm; ăn nhiều các loại hoa quả có tính axit như cam, quýt khi đói; ăn đồ ăn nhanh, chiên rán nhiều dầu mỡ,… gây áp lực cho trương lực của cơ thắt thực quản. Khi đó dẫn đến cơ này bị yếu, giãn nở bất thường, gây chứng trào ngược.

  • Yếu tố bẩm sinh: Người bị bệnh sa dạ dày, thoát vị cơ hoành, cơ thắt thực quản dưới yếu,… cũng là nguyên nhân gây bệnh Gerd.

  • Béo phì: Người bị bệnh béo phì có nguy cơ cao bị bệnh trào ngược thực quản dạ dày.

Dạ dày, thực quản và một số cơ quan khác là nguyên nhân gây nên bệnh này

3. Gerd có nguy hiểm hay không?

Thực tế bản thân dạ dày của con người đã có thể sản sinh ra một loại axit đó là hydrochloric HCl. Đây là một loại axit rất mạnh có thể chống lại các axit và enzym khác làm tổn thương dạ dày. Vì thế Gerd sẽ không ảnh hưởng tới dạ dày mà nó chỉ khiến cho người bệnh ăn không ngon, ngủ không yên,chất lượng cuộc sống bị suy giảm.

Tuy nhiên không phải bộ phận nào cũng có khả năng bảo vệ như dạ dày. Vì thế khi dịch mật trào ngược qua các bộ phận không có chức năng bảo vệ, nhất là thực quản sẽ khiến cho niêm mạc bị tổn thương và gây nên một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Hẹp thực quản khiến việc vận chuyển thức ăn bị tắc nghẽn.

  • Loét thực quản gây chảy máu, xuất huyết dạ dày.

  • Thực quản Barrett khiến các mô vảy ở dưới thực quản bị biến đổi và có nguy cơ trở thành ung thư.

  • Ung thư thực quản là biến chứng nặng nhất khiến cho việc điều trị khó khăn và nguy hiểm hơn sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.

Với những biến chứng kể trên thì trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý không thể coi thường. Vì thế nếu thấy có những dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Nếu không được khám và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm

4. Chế độ ăn cho người bệnh Gerd

Khi đến khám tại các bệnh viện, cơ sở y tế, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản bao gồm điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa, thay đổi lối sống và một vài thủ thuật khác.

  • Nên lựa chọn các loại thực phẩm có tính kiềm để trung hòa axit bánh mì, bột yến mạch, đạm dễ tiêu. Các loại thực phẩm có tính kiềm sẽ giúp tránh sự bào mòn lớp nhầy trong dạ dày của axit.

  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm kích thích cơ thắt dưới thực quản hay tăng axit như nước có ga; thức ăn cay nóng; chocolate; các loại hoa quả hàm lượng axit cao như dứa, cam, chanh,…

  • Kiêng uống rượu, bia, thuốc lá. Không ăn muộn vào buổi tối, không ăn quá no, không nằm trong 2 giờ sau khi ăn, không uống quá nhiều nước trong khi ăn,…

  • Nếu bị béo phì hoặc thừa cân hãy chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao để giảm cân.

Tập luyện thể thao tăng cường sức khỏe

Nếu các cách điều trị bằng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt vẫn không khiến bệnh trào ngược dạ dày thực quản cải thiện thì bạn nên cân nhắc điều trị theo phương pháp nội, ngoại khoa. Lựa chọn phương pháp nào để phù hợp còn dựa vào nguyên nhân và tình trạng bệnh Gerd. Vì vậy nếu muốn điều trị hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa sớm.

Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn biết được bệnh Gerd có nguy hiểm hay không, nguyên nhân và biết cách nhận biết điều trị bệnh sớm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp hãy liên hệ với MEDLATEC theo số tổng đài 1900.56.56.56 để được tư vấn nhanh chóng.

[Thái An Tuấn - Cần Thơ]

GERD là tên viết tắt của cụm tiếng Anh, Gastroesophageal Reflux Disease, theo thuật ngữ y khoa Việt Nam là bệnh trào ngược dạ dày -  thực quản.

Về nguyên nhân, GERD là do trào ngược axít thường xuyên, axít dạ dày hoặc mật vào thực quản, ở đều kiện sinh lý bình thường, khi mỗi người trong chúng ta ăn uống thì nuốt thức ăn hay nước vào bao tử, lúc này các cơ vòng thực quản dưới mở ra, để cho phép thực phẩm và chất lỏng đi xuống dạ dày, sau đó tự động đóng kín lại. Tuy nhiên, vì lý do nào đó khiến van này không đóng kín một cách bất thường hoặc suy yếu, khiến axít từ dạ dày có thể chảy ngược lại vào trong thực quản, gây ra bệnh GERD. Theo các nhà y học, bệnh GERD thường gặp người có thói quen uống rượu - bia, thuốc lá; ăn thức ăn chứa nhiều gia vị, mỡ, cà phê, chocola; người có cơ địa bệnh béo phì, thoát vị hoành, phụ nữ mang thai, bệnh nhân hen suyễn, bệnh nhân đáy tháo đường, người có cơ địa chậm tiêu hóa của dạ dày, người bệnh rối loạn mô liên kết như xơ cứng bì hay hội chứng Zollinger - Ellison... Bệnh này cũng gặp ở trẻ em và kể cả trẻ sơ sinh.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có triệu chứng thường gặp như cảm giác nóng trong lồng ngực còn gọi là ợ nóng, đôi khi lan sang cổ họng, cùng với hương vị chua trong miệng, đau ngực, khó nuốt, ho khan, khan tiếng hay đau họng, nôn thức ăn hoặc dịch chua lỏng, có cảm giác như có khối u trong cổ họng; cảm giác thức ăn đang bị kẹt lại trong thực quản, khó nuốt hoặc hay bị nấc cụt.

Để điều trị hiệu quả, trước mắt cần thay đổi cách sống hàng ngày như chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, hạn chế các thực phẩm mang tính chua và béo. Sau giai đoạn điều chỉnh mà vẫn chưa hiệu quả thì dùng các thuốc có tính chất trung hòa dịch vị như Gaviscon, uống mỗi gói sau mỗi bữa ăn và một gói trước khi đi ngủ. Nếu vẫn chưa hiệu quả thì nhất thiết phải dùng thuốc ức chế tiết axít dạ dày, như  thuốc ức chế thụ thể H2 như Ranitidine hay Famotidine các thuốc này có tác dụng ngăn ngừa hoặc ức chế sự tiết acid dạ dày. Hoặc thuốc ức chế bơn proton - PPIs như Omeprazole, thuốc cũng có tác dụng ức chế dạ dày tiết acid và có tính hiệu quả cao hơn thuốc ức chế thụ thể H2 và một số thuốc kháng axít khác. Nên nhớ rằng các thuốc này nhất thiết phải được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.


BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG

  • Hạn chế cà phê, rượu, chất béo và hút thuốc

  • Thuốc ức chế bơm proton, thuốc chẹn H2

Điều trị GERD không biến chứng bao gồm nâng đầu giường khoảng 15 cm [6 inch] và cần tránh:

  • Ăn trong vòng 2 đến 3 giờ trước khi ngủ

  • Các chất kích thích mạnh bài tiết axit [ví dụ như cà phê, rượu]

  • Một số loại thuốc [ví dụ, thuốc kháng cholinergic]

  • Một số thực phẩm cụ thể [ví dụ như chất béo, sô cô la]

Giảm cân được đề nghị cho những bệnh nhân thừa cân và những bệnh nhân đã tăng cân gần đây.

Điều trị thuốc thường dùng thuốc ức chế bơm proton; các loại này đều đem lại hiệu quả tương đương. Ví dụ, ở người lớn có thể cho omeprazole 20 mg, lansoprazole 30 mg, pantoprazole 40 mg, hoặc esomeprazole 40 mg 30 phút trước bữa sáng. Trong một số trường hợp [ví dụ chỉ đáp ứng một phần với liều một lần/ngày], thuốc ức chế bơm proton có thể dùng liều 2 lần mỗi ngày. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể được cho dùng những loại thuốc trên với liều một lần trên ngày thấp hơn [omeprazole 20 mg ở trẻ em > 3 tuổi, 10 mg ở trẻ em 30 kg]. Những thuốc này có thể được sử dụng lâu dài, nhưng liều nên được điều chỉnh đến mức tối thiểu đủ để ngăn ngừa các triệu chứng, bao gồm dùng liều gián đoạn hoặc theo yêu cầu. Các thuốc chẹn thụ thể H2 [ví dụ ranitidine 150 mg trước khi đi ngủ] hoặc thuốc hỗ trợ nhu động [ví dụ, metoclopramide 10 mg đường uống 30 phút trước bữa ăn và trước khi đi ngủ] ít hiệu quả hơn nhưng có thể dùng bổ sung cho bệnh nhân điều trị thuốc ức chế bơm proton.

Phẫu thuật chống trào ngược [thường thực hiện bằng nội soi] được thực hiện ở những bệnh nhân bị viêm thực quản nặng, khối thoát vị hoành lớn, xuất huyết, hẹp lòng, hoặc loét. Hẹp thực quản được điều trị bằng cách nong thực quản nhiều lần.

Thực quản Barrett có thể đáp ứng hoặc không đáp ứng với thuốc hoặc điều trị ngoại khoa. [Xem thêm hướng dẫn của Hội Tiêu hóa Hoa Kỳ updated guidelines for the diagnosis, surveillance, and therapy of Barrett’s esophagus.] Vì thực quản Barrett là bệnh tiền thân của ung thư biểu mô tuyến, cần phải theo dõi 3-5 năm một lần để phát hiện sớm các biến đổi ác tính đối với bệnh nhân chưa xuất hiện bất thường loạn sản. Theo hướng dẫn năm 2015 của Hội Tiêu hóa Hoa Kỳ phương pháp điều trị loại bỏ tế bào ít xâm lấn cho những bệnh nhân được chẩn đoán loạn sản mức độ thấp và không mắc các bênh lý làm giảm thời gian sống; tuy nhiên, theo dõi bằng nội soi 12 tháng một lần cũng là một phương án thay thế phù hợp. Bệnh nhân thực quản Barrett và loạn sản mức độ cao cần được điều trị bằng phương pháp loại bỏ tế bào ít xâm lấn trừ khi họ có các bệnh lý làm giảm thời gian sống. Các kỹ thuật loại bỏ tế bào ít xâm lấn cho thực quản của Barrett bao gồm cắt bỏ niêm mạc, điều trị bằng liệu pháp quang động, liệu pháp lạnh, và laser.

Video liên quan

Chủ Đề