Giá đất sóc sơn 2023

Những tháng đầu năm 2021, trào lưu sở hữu đất ngoại thành Hà Nội được nhiều nhà đầu tư quan tâm bởi tính thanh khoản nhanh chóng và tiềm năng tăng giá vượt trội hơn so với đất nội thành trong đó Sóc Sơn là vùng đất mới được khá nhiều người đặt vào tầm ngắm. Vậy liệu đây có phải thời điểm vàng để mua đất nền tại Sóc Sơn?

Phát triển Huyện Sóc Sơn thành đô thị vệ tinh Hà Nội

Sóc Sơn là một huyện nằm ở ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km về hướng Đông Bắc. Những năm trước đây đất Sóc Sơn gần như không có biến động gì nhiều tuy nhiên đầu năm 2021 giá đất ở nhiều khu vực đã tăng lên so với năm ngoái ví dụ như giá đất tại khu vực Nam Cương, Bái Thượng: năm ngoái đất trong thôn xóm dốc Nam Cương chỉ khoảng 2 triệu đồng/m2, tuy nhiên đến nay đã tăng lên khoảng 5-6 triệu đồng/m2, đất tại xã Thanh Xuân, Sóc Sơn đang tăng và dao động khoảng 5tr-10tr/m2,…. Đây là tín hiệu khá tốt đối với những nhà đầu tư đang quan tâm đến đất tại Sóc Sơn.

Lý do khiến đất Sóc Sơn thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư

1. Sóc Sơn là một trong 5 đô thị vệ tinh Hà Nội

Theo đồ án quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, thành phố Hà Nội sẽ có 5 đô thị vệ tinh kết nối với trung tâm gồm: Sơn Tây, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Xuân Mai, Hòa Lạc được liên kết với đô thị trung tâm bằng hệ thống giao thông vành đai kết hợp các trục hướng tâm. Trong đó, Sóc Sơn là 1 trong những đô thị vệ tinh của Hà Nội được định hướng phát triển theo hướng cơ bản là thương mại, dịch vụ, công nghiệp du lịch, nông nghiệp sinh thái.

2. Vị trí đắc địa

Sóc Sơn sở hữu vị trí đắc địa cách trung tâm Thành phố hơn 30 km giáp với nhiều tỉnh thành như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang tạo nên liên kết vùng mở rộng.

Ngoài ra, Sóc Sơn là huyện sở hữu nhiều tuyến đường giao thông quan trọng như: Quốc lộ 2; Quốc lộ 3; Quốc lộ 18, đường Bắc Thăng Long Nội Bài, Quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên, đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai… Đặc biệt, Sóc Sơn có Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài và nhiều khu công nghiệp: đó là những điều kiện hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của Sóc Sơn và của Hà Nội trong tương lai.

Cao tốc Nội Bài – Sóc Sơn

3. Nhiều trường đại học được di dời về Sóc Sơn

Theo một số thông tin về quy hoạch, Hà Nội dự kiến di dời 25 trường đại học, 13 Viện nghiên cứu, 12 trường đại học, cao đẳng ra ngoại thành, trong đó Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội đề xuất Trường Đại học Công đoàn, Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật công nghiệp, Viện y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới, … được di chuyển về Sóc Sơn chính vì vậy đất Sóc Sơn đã tăng lên chóng mặt.

4. Huyện Sóc Sơn được chi khoảng 7.200 tỷ vốn đầu tư công

Trong giai đoạn 2021 – 2025, huyện Sóc Sơn chủ trương bố trí tổng nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách khoảng 7.200 tỷ đồng, nhiều gấp 2,3 lần so với giai đoạn 2015 – 2020. Theo đó, 150 dự án thuộc các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, kinh tế – xã hội dự kiến sẽ được huyện lên danh sách ưu tiên triển khai trong 5 năm sắp tới. Tiêu biểu là dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai có chiều dài 245km, rộng 100m đã đi vào hoạt động. Ngoài ra, quy hoạch xây dựng Khu công nghiệp cục hàng không Nội Bài cũng đang được triển khai xây dựng để đưa vào hoạt động sớm nhất. Đó là những thuận lợi đã đẩy giá đất khu vực này tăng nhanh.

5. Ngoài ra, theo thông tin mới nhất Hà Nội sẽ di dời 215.000 người tại 4 quận nội đô ra các huyện ngoại thành để giãn dân trong nội thành do đó việc đất tại Sóc Sơn tăng mạnh là chuyện không tránh khỏi.

Đây được coi là thời điểm vàng để các nhà đầu tư thông minh sở hữu cho mình những cơ hội đầu tư tốt nhất tại Sóc Sơn trước khi giá đất tăng và cơ hội không còn nhiều nhé!

Trong năm vừa qua, giá căn hộ chung cư khá ổn định, chỉ tăng nhẹ trong khi giá nhà đất biến động mạnh bình quân tăng từ 20 - 30%. Đặc biệt một số vùng ở mức giá thấp đã tăng khoảng 50% như Ba Vì, Sơn Tây, Mê Linh, Sóc Sơn.

Theo báo cáo từ phòng Nghiên cứu thị trường, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam [VARS], trong năm 2021, Hà Nội không có dự án bất động sản mới nào về đô thị và nhà ở được phê duyệt. Sản phẩm mới được chào bán chủ yếu là các dự án đã được phê duyệt từ giai đoạn trước. Nguồn cung chính thống khan hiếm do những vướng mắc pháp lý làm chậm quá trình phê duyệt dự án đầu tư. Các dự án đã được phê duyệt cũng khó tham gia thị trường vì vướng đền bù giải phóng mặt bằng do giá đất tăng cao.

Tổng lượng sản phẩm căn hộ được chào bán trên toàn thị trường đạt 16.841 sản phẩm, lượng giao dịch căn hộ đạt 7.477 sản phẩm. Trong đó,phần lớn là hàng tồn từ các năm trước, chiếm hơn 80%. 

Phân khúc căn hộ chủ yếu được chào bán là sản phẩm trung và cao cấp. Phân khúc bình dân hiện chỉ còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ [dưới 5%] và nằm ở các vùng ven của thủ đô.

Lượng cung và giao dịch căn hộ tại TP Hà Nội năm 2021. [Ảnh: VARS].

Về tình hình giao dịch cả năm 2021, sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch bệnh năm 2020, tỷ lệ hấp thụ [bao gồm cả căn hộ và thấp tầng, đất nền] quý I đạt 30,9%, cho thấy những dấu hiệu khởi sắc của thị trường. Sang tới quý II và III tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt 20 - 30% do tiếp tục chịu ảnh hưởng của dịch bệnh và giãn cách xã hội. Quý IV, thị trường khởi sắc trở lại nâng tỷ lệ hấp thụ đạt trên 40%.

Ngoài các dự án được phê duyệt đúng quy định. Thị trường Hà Nội còn xuất hiện nhiều bất động sản đất nền trong dân, ước đạt hàng nghìn sản phẩm. Những địa phương xuất hiện nhiều sản phẩm đất nền của dân đang chào bán gồm Tây Sơn, Ba Vì, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Gia Lâm, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn và Thanh Trì.

Việc nhiều bất động sản tự do tham gia thị trường và hiện tượng đầu tư đổ xô tìm kiếm bất động sản để đầu tư đã làm nóng thị trường bất động sản Hà Nội trong năm 2021. Tại khu vực đất đai tự phân lô bán nền của dân, có thời điểm nóng nhưng giao dịch thực tế ít, chủ yếu là giữa các nhà đầu tư với nhau. Ước lượng giao dịch thực chỉ đạt 10 - 15% lượng chào bán.

Theo VARS, năm 2021, xuất hiện liên tiếp các đợt sốt đất bất chấp Covid-19 diễn biến phức tạp. Điển hình là tháng 2, tháng 3 và tháng 11, tháng 12. Hiện tượng này chủ yếu diễn ra ở các vùng đất đai trong dân cư và ở các vùng ngoại thành, có xu hướng phát triển thành quận.

Giá căn hộ chung cư khá ổn định, tăng nhẹ. Nhưng giá nhà đất biến động mạnh bình quân tăng từ 20 - 30%. Đặc biệt một số vùng trước đó giá thấp, nay tăng khoảng 50% như Ba Vì, Sơn Tây, Mê Linh, Sóc Sơn.

Chủ Đề