Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 tập 2 trang 72

Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ

  • I. Luyện từ và câu lớp 5 tập 2 trang 71 phần Nhận xét
    • Câu 1 [trang 71 sgk Tiếng Việt 5]
    • Câu 2 [trang 71 sgk Tiếng Việt 5]
    • Câu 3 [trang 71 sgk Tiếng Việt 5]
  • II. Ghi nhớ Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ
  • III. Luyện từ và câu lớp 5 tập 2 trang 72 phần Luyện tập
    • Câu 1 [trang 72 sgk Tiếng Việt 5]
    • Câu 2 [trang 72 sgk Tiếng Việt 5]

Luyện từ và câu lớp 5: Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ là lời giải phần Luyện từ và câu sgk Tiếng Vệt 5 tập 2 trang 71, 72 có đáp án đầy đủ, chi tiết cho các em học sinh tham khảo, luyện tập các dạng bài tìm từ ngữ lặp lại để liên kết câu.

>> Bài trước: Chính tả lớp 5: [Nghe - viết]: Ai là thủy tổ loài người?

I. Luyện từ và câu lớp 5 tập 2 trang 71 phần Nhận xét

Câu 1 [trang 71 sgk Tiếng Việt 5]

Trong câu in nghiêng dưới đây, từ nào lặp lại từ đã dùng ở câu trước?

Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.

ĐOÀN MINH TUẤN

Trả lời:

* Nội dung của hai câu có điểm chung là:

- Câu 1: Giới thiệu vị trí của đền Thượng: Trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh.

- Câu 2: Miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi Đền Thượng.

Vì vậy, cả hai đều có điểm chung là: Miêu tả vẻ đẹp của cảnh sắc Đền Thượng.

* Từ ngữ giúp em nhận ra sự liên kết về nội dung giữa hai câu trên: Đền [cũng là từ lặp lại từ dùng ở câu trước].

Câu 2 [trang 71 sgk Tiếng Việt 5]

Nếu ta thay từ được dùng lặp lại bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp thì hai câu trên có còn gắn bó với nhau không?

Trả lời:

Nếu ta thay từ được dùng lặp lại bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp thì hai câu trên không còn gắn bó với nhau nữa. Bởi vì giữa hai câu không còn điểm chung là miêu tả cảnh thiên nhiên nơi Đền Thượng. Các ý văn ở hai câu không còn liên kết chặt chẽ với nhau. Ở câu thứ hai không còn xuất hiện từ lặp đã có ở câu thứ nhất.

Câu 3 [trang 71 sgk Tiếng Việt 5]

Việc lặp lại từ trong trường hợp này có tác dụng gì?

Trả lời:

Hai câu cùng nói về một đối tượng [ngôi đền]. Từ đền giúp ta nhận ra sự liên kết chặt chẽ về nội dung giữa hai câu trên. Nếu không có sự liên kết giữa các câu văn thì sẽ không tạo thành đoạn văn, bài văn.

II. Ghi nhớ Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ

1. Trong bài văn, đoạn văn các câu phải liên kết chặt chẽ với nhau

2. Để liên kết một câu với câu đứng trước nó, ta có thể lặp lại trong câu đấy những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước.

III. Luyện từ và câu lớp 5 tập 2 trang 72 phần Luyện tập

Câu 1 [trang 72 sgk Tiếng Việt 5]

Tìm những từ ngữ được lặp lại để liên kết câu:

a] Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hóa Đông Sơn chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú. Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn.

NGUYỄN VĂN HUYÊN

Trong một sáng đào công sự, lưỡi xẻng của anh chiến sĩ xúc lên một mảnh đồ gốm có nét hoa văn màu nâu và xanh, hình đuôi rồng. Anh chiến sĩ quả quyết rằng những nét hoa văn này y như hoa văn trên hũ rượu thờ ở đình làng anh.

HÀ ĐÌNH CẨN

Trả lời:

a] Từ ngữ được lặp: Đông Sơn, trống đồng.

b] Từ ngữ được lặp: anh chiến sĩ, nét hoa văn.

Câu 2 [trang 72 sgk Tiếng Việt 5]

Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi ô trống để các câu, các đoạn được liên kết với nhau.

Dọc theo bờ vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bến Tàu hay cảng Mới, những đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến, những cánh buồm ướt át như cánh chim trong mưa. ... lưới mui bằng...giã đôi mui cong. ... khu Bốn buồm chữ nhật. ...Vạn Ninh buồm cánh én.... nào cũng tôm cá đầy khoang. Người ta khiêng từng sọt cá nặng tươi roi rói lên chợ.

... Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con .... khoẻ, vót lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm. Những con ... mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì. Những con cá nhụ béo núc, trắng lốp, bóng mượt như được quét một lớp mỡ ngoài vậy. Những con ... tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của trẻ lên ba, da xanh ánh, hàng chân choi choi như muốn bơi.

Theo THI SẢNH

[cá song, tôm, thuyền, cá chim, chợ]

Trả lời:

Dọc theo bờ vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bến Tàu hay cảng Mới, những đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến, những cánh buồm ướt át như cánh chim trong mưa. Thuyền lưới mui bằng. Thuyền giã đôi mui cong. Thuyền khu Bốn buồm chữ nhật. Thuyền Vạn Ninh buồm cánh én. Thuyền nào cũng tôm cá đầy khoang. Người ta khiêng từng sọt cá nặng tươi roi rói lên chợ.

Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song khỏe, vớt lên hàng giờ vẫn còn giẫy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm. Những con cá chim mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì. Những con cá nhụ béo núc, trắng lốp bóng mượt như được quét một lớp mỡ ngoài vảy. Những con tôm tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của trẻ lên ba, da xanh ánh, hàng chân choi choi như muốn bơi.

Theo THI SẢNH

>> Bài tiếp theo: Kể chuyện lớp 5: Vì muôn dân

Ngoài ra nhằm đáp ứng cho các thầy cô, các em học sinh luyện tập và ôn tập chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 2 lớp 5, và các dạng đề thi học kì 2 lớp 5, các bạn cùng các thầy cô có thể theo dõi ôn tập và làm các dạng bài tập Toán, Tiếng Việt 5 cùng VnDoc.

Mai Anh Ngày: 18-05-2022 Lớp 5

430

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Luyện từ và câu trang 72, 73 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 5 Tập 2 Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 72, 73 Luyện từ và câu - Ôn tập về dấu câu

Câu 1 trang 72 VBT Tiếng Việt lớp 5: Điền dấu câu thích hợp vào mỗi □ trong đoạn đối thoại dưới đây:

Tùng bảo Vinh :

-   Chơi cờ ca-rô đi □

-   Để tớ thua à □ Cậu cao thủ lắm □

-   A □ Tớ cho cậu xem cái này □ Hay lắm □

Vừa nói, Tùng vừa mở tủ lấy quyển ảnh lưu niệm gia đình đưa cho Vinh xem □

-   Ảnh chụp cậu lúc lên mấy mà nom ngộ thế □

-   Cậu nhầm to rồi □ Tớ đâu mà tớ □ ông tớ đấy □

-   Ông cậu □

-   Ừ □ Ông tớ ngày còn bé mà □ Ai cũng bảo tớ giống ông nhất nhà □

Phương pháp giải:

Em xét xem những câu có chỗ trống đó là kiểu câu gì [câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm, câu kể] rồi điền dấu câu thích hợp tương ứng.

Trả lời:

Tùng bảo Vinh:

-  Chơi cờ ca rô đi !

-  Để tớ thua à? Cậu cao thủ lắm !

-  A! Tớ cho cậu xem cái này. Hay lắm !

Vừa nói, Tùng vừa mở tủ lấy ra quyển ảnh lưu niệm gia đình đưa cho Vinh xem.

-  Ảnh chụp cậu lúc lên mấy mà nom ngộ thế ?

-  Cậu nhầm to rồi! Tớ đâu mà tớ! Ông tớ đấy !

-  Ông cậu?

-  Ừ ! Ông tớ ngày còn bé mà. Ai cũng bảo tớ giống ông nhất nhà.

Soạn bài tiếng Việt 5 tập 2, Giải bài Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu trang 72 sbt. Tất cả những câu hỏi, bài tập trong bài chính tả này đều được tech12h hướng dẫn giải chi tiết, dễ hiểu

Câu 1: Trang 72 sbt Tiếng Việt 5 tập 2

 Điền dấu câu thích hợp vào mỗi [] trong đoạn đối thoại dưới đây :

=> Hướng dẫn làm bài:

Tùng bảo Vĩnh:

- Chơi cờ ca-rô đi [!]

- Để tớ thua à [?] Cậu cao thủ lắm [!]

- A [!] tớ cho cậu xem cái này [.] Hay lắm [!]

Vừa nói, Tùng vừa mở tủ lấy quyển ảnh lưu niệm gia đình đưa cho Vĩnh xem [.]

- Ảnh cậu chụp lúc lên mấy mà nom ngộ thế [?]

- Cậu nhầm to rồi [!] Tớ đâu mà tớ [!] Ông tớ đấy [!]

- Ông cậu [?]

- Ừ [!] Ông tớ ngày còn bé mà [.] Ai cũng bảo tớ giống ông tớ nhất nhà [.]

Câu 2: Trang 72 sbt Tiếng Việt 5 tập 2

 Gạch dưới những câu bị dùng sai trong mẩu chuyện vui Lười dưới đây, sửa lại cho đúng. Giải thích vì sao em lại sửa như vậy ?

=> Hướng dẫn làm bài:

Các câu văn

Nam: -[1] Tớ vừa bị mẹ mắng vì toàn để chị phải giặt giúp quần áo.

Hùng: -[2] Thế à ? Tớ thì chẳng bao giờ nhờ chị giặt quần áo.

Nam: -[1] Chà. [5] Cậu tự giặt lấy cơ à ! [6] Giỏi thật đấy ?

Hùng: -[7] Không ? [8] Tớ không có chị, đành nhờ…anh tớ giặt giúp !

Nam: !!!

=> Hướng dẫn làm bài:

  • Câu [4] là một câu cảm, dấu chấm phải sửa thành dấu chấm than.
  • Câu [5] là một câu hỏi do đó phải sửa dấu chấm than thành dấu chấm hỏi.
  • Câu [6] là một câu cảm do vậy phải sửa dấu chấm hỏi thành dấu chấm than.
  • Câu [7] là một câu cảm do vậy phải sửa từ dấu chấm hỏi thành dấu chấm than.
  •  Câu [8] là câu kể do đó phải sửa dấu chấm than thành dấu chấm.

Câu 3: Trang 73 sbt Tiếng Việt 5 tập 2

 Với mỗi nội dung sau đây, em hãy đặt một câu và dùng những dấu câu thích hợp:

a] Nhờ em [hoặc anh, chị] mở hộ cửa sổ.

b] Hỏi bố xem mấy giờ hai bố con đi thăm ông bà.

c] Thể hiện sự thán phục trước thành tích của bạn.

d] Thể hiện sự ngạc nhiên , vui mừng khi được mẹ tặng cho món quà mà em ao ước từ lâu.

=> Hướng dẫn làm bài:

a]  Anh mở giúp em cánh của sổ với !

b] Bố ơi, mấy giờ thì bố con mình đi thăm ông bà ạ?

c] Kì này cậu đạt điểm cao thật đấy !

d] Ôi, con thích món quà này lắm! Cảm ơn mẹ!

Video liên quan

Chủ Đề